Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Báo Pháp: SIGMA Việt Nam sẽ trang bị tên lửa Tây Âu

Nguồn: baodatviet.vn

(Quốc phòng Việt Nam) - Tờ La Tribune của Pháp ngày 3/11 đã trích dẫn lời Antoine Buver, người đứng đầu tập đoàn tên lửa châu Âu (MBDA) phát biểu trong buổi điều trần tại Uỷ ban Quốc phòng của Quốc hội Pháp cho biết, hãng MBDA sẽ sớm ký ba hợp đồng xuất khẩu quan trọng với các khách hàng nước ngoài. 

Theo đó, khách hàng mới nhất, lần đầu tiên mua hệ thống tên lửa phòng không của MBDA đó là Việt Nam. Theo ông Antoine Buver, MBDA cung cấp cho Việt Nam hệ thống tên lửa chống tàu Exocet MM40 Blok 3 và hệ thống tên lửa phòng không trên tàu VL MICA. 
 
Hai khách hàng còn lại là Saudi Arabia và Malaysia. MBDA sẽ cung cấp cho Saudi Arabia tổ hợp phòng không VL MICA phiên bản trên mặt đất dành cho lực lượng Vệ binh quốc gia có trị giá vào khoảng 150 triệu euro, ngoài ra có thể gia tăng hợp đồng lên 500 triệu euro. Trong khi đó hợp đồng cung cấp hệ thống vũ khí trên tàu hộ tống lớp Gowind cho Malaysia với với tổng giá trị khoảng 100 triệu euro. 
 
Tàu Sigma 9814
Tàu Sigma 9814
 

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Hồng phúc của một dân tộc



Một cái chết đẹp là truyền cảm hứng cho những người còn sống. Hiểu theo nghĩa ấy, chúng ta đang được sống trong một diễm phúc đặc biệt khi sự ra đi của một vĩ nhân đã truyền cảm hứng mãnh liệt cho mấy chục triệu người dân Việt Nam. Đại tướng, ngay cả khi nằm xuống, cũng giúp chúng ta hiểu hơn về lòng dân và sức dân. Việc cả dân tộc già trẻ gái trai đều bày tỏ nỗi xúc động trước tin Đại tướng từ trần, việc mỗi ngày hàng chục ngàn người dân lặng lẽ xếp hàng trong trật tự vào ngôi nhà 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, tưởng nhớ vị tướng của mình đang khẳng định niềm tin của nhân dân chưa bao giờ mất. Nhân dân luôn sáng suốt và công bằng.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Một số hình ảnh chân dung của đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

The Diplomat - Tạp chí chuyên về chính trị châu Á - đánh giá trận Điện Biên Phủ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy là "một chiến thắng thay đổi lịch sử", "cổ vũ cho các cuộc đấu tranh chống thực dân trên khắp hành tinh".
Sau khi điểm lại những sự kiện quân sự quan trọng gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, The Diplomat cho biết, nhiều năm sau này, các nhà lãnh đạo khắp thế giới, khi thăm Việt Nam, vẫn xếp hàng để gặp ông, trong đó có Tổng thống Brazil Lula da Silva, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, nhà lãnh đạo Nam Phi Thabo Mbeki.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

TQ dùng chiến thuật 'cây gậy nhỏ' độc chiếm Biển Đông


Bài đăng trên tienphong.vn
TPO - Hải quân Trung Quốc đang áp dụng “chiến thuật cây gậy nhỏ” đặc biệt nhằm chiếm lấy không gian hoạt động của các nước trong khu vực Đông Nam Á…thực hiện ý đồ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.
Theo thông tin trên trang Strategy page, The National Interest của Mỹ và tờ Kuala Lumpur Security Review của Malaysia, sau khi cung cấp hàng loạt tàu chiến second hand cho các cơ quan hải giám, cơ quan đánh bắt cá…Trung Quốc tiếp tục đưa hàng loạt tàu chiến và trang bị đặc chủng phù hợp với hoạt động tuần tra trên vùng biển gần và tác chiến chống tấn công bất ngờ.

Nhiều chiếc xuống máy chở binh lính Trung Quốc trong đợt tập trận diễn ra hôm 28/3
Xuồng máy chở binh lính Trung Quốc trong đợt tập trận diễn ra hôm 28/3 .

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

SMX-26 - sự bổ sung hoàn hảo cho tàu ngầm Kilo Việt Nam



NTĐ - Hiện các cường quốc hải quân thế giới không ngừng sử dụng các công nghệ có tính đột phá để chế tạo các loại tàu ngầm có tính năng hiện đại. Phát triển lực lượng tàu ngầm đủ sức bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam là xu thế tất yếu, vậy phải lựa chọn những loại tàu ngầm nào cho phù hợp với điều kiện kinh phí và đáp ứng yêu cầu tác chiến biển của hải quân Việt Nam?

Tại triển lãm trang bị hải quân quốc tế châu Âu cuối tháng 10 năm nay, công ty DCNS đã giới thiệu mẫu thiết kế tàu ngầm tương lai SMX-26, thu hút sự chú ý của đông đảo các chuyên gia quân sự. Đây là loại tàu ngầm cỡ nhỏ, có chiều dài 40m, chiều rộng và chiều cao đều là 15m, lượng giãn nước 1000 tấn.

2 cửa phóng ngư lôi hạng nặng và 8 cửa phóng hạng nhẹ được bố trí phần đầu tàu.

Tàu Kilo tác chiến thế nào trên Biển Đông


Theo báo chí Nga, hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được chuyển cho Việt Nam trong năm 2013, trong đó một chiếc đang thử nghiệm trên biển Baltic. 


Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng 2 tỷ USD được dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc và được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" nhờ độ ồn rất nhỏ. Các chuyên gia Nga đánh giá đây là những tầu ngầm ưu việt, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Đặc biệt, có tổ hợp tên lửa Club vô cùng lợi hại.

Cũng theo các nguồn tin quân sự Nga, khả năng 2 tàu ngầm cuối cùng trong số 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam đặt mua có thể không phải là loại Kilo 636 mà rất có thể là Amur. Đó là một thế hệ tàu ngầm diesel/điện tân tiến hơn nhiều, được trang bị hệ thống sonar và thiết bị tác chiến điện tử đời mới nhất của Nga. Amur cũng được trang bị hệ thống VLS mang các ống phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng...

Cùng với các loại vũ khí phòng thủ hiện đại khác, tàu ngầm lớp Kilo sẽ Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả hơn lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga KHQS V.Valkov về những nhiệm vụ cơ bản của tàu ngầm trong chiến tranh và xung đột khu vực, trong thời bình và thời chiến có tính chất là những hoạt động bí mật dưới lòng biển, có khả năng tấn công bất cứ lúc nào vào những mục tiêu quan trọng, có tính quyết định hoặc tiêu diệt sinh lực đối phương.

Đòn phản công vào "tử huyệt" của hải quân địch


 Tấn công vào một mục tiêu nào mà sự chiến thắng sẽ làm rúng động toàn bộ chiến dịch hay ảnh hưởng sống còn đến kết quả chiến dịch… thì mục tiêu đó được coi là “tử huyệt”.



Thực tế trong chiến tranh, có những “tử huyệt” của địch, để phát hiện ra nó không phải dễ dàng, đơn giản, mà cần có những bộ óc sáng suốt của những vị tướng tài, của một bộ tham mưu tài giỏi đầy kinh nghiệm chiến trận mới “nhìn thấy” cái mà ngay địch cũng không thể “nhìn thấy”.

Vì loại “tử huyệt” này nó tồn tại lịch sử và khách quan, có khi ngay trước mắt nhưng chẳng ai “nhìn thấy” và cũng có khi chỉ chịu lộ ra trước những tác động, hoạt động quân sự của đôi bên như bày mưu, cài thế… mà thôi.

“Buôn Ma Thuột” trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 là “tử huyệt” thuộc kiểu loại đó.

Nhưng thực tế cũng có những “tử huyệt” thì dù có che giấu kiểu gì cũng không thể được vì nó tồn tại mang tính bắt buộc, tính nguyên tắc và tính khoa học, cho nên chẳng cần kinh nghiệm và nhãn quan quân sự vẫn rất dễ nhận biết và ai cũng “nhìn thấy”.

Tử huyệt loại này gọi là “bất khả kháng”.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

VN-Australia: Từ cây cầu thép đến cây cầu tri thức

- Để đi đến quyết định cho phép RMIT vào Việt Nam, chính phủ lúc đó đã phải có quyết tâm chính trị rất lớn trước những dè dặt, lo ngại của một đất nước mới bắt đầu mở cửa. 
Một ngày đầu tháng 10/2008 tại TP.HCM, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có lịch tiếp đón ông Michael Maan, Tổng giám đốc ĐH RMIT - tổ chức đại học công lập lớn nhất của Australia. Ông Nguyễn Minh Triết đã nhắc tới những "công trình mang tính biểu tượng" trong mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, đó là cầu Mỹ Thuận và ĐH RMIT Viêt Nam. Cả hai "biểu tượng" đó, ông Michael Maan, từng là Đại sứ Australia tại Việt Nam, biết rất rõ.

Cao Lãnh nối tiếp Mỹ Thuận

Với cầu Mỹ Thuận, có thể coi đây là dự án đánh dấu bắt đầu giai đoạn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cấp chính phủ được thiết lập giữa Australia và Việt Nam, một thước đo về bước phát triển quan hệ thực chất với Việt Nam diễn ra những năm đầu thập niên 1990.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Bản lĩnh Việt Nam trước thử thách an ninh chủ quyền


(ĐVO) - “Kim tự tháp Ai Cập không xây được trong một đêm”, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam không phải trong một ngày mà có.


Trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, dân tộc ta phải đối đầu với những kẻ thù hùng mạnh, đông gấp bội. Không muốn làm nô lệ thì chỉ còn cách dám đánh, biết đánh, biết thắng. Đây có lẽ là nguyên nhân chính hình thành nên bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam.

Chiến tranh du kích, lối đánh du kích gần như là lối đánh sở trường của Việt Nam, nhưng, không có nghĩa trong lịch sử chiến thắng oai hùng của Việt Nam chỉ có những trận chiến mang tính nhỏ lẻ của lối đánh du kích mà luôn luôn có những trận quyết chiến chiến lược để kết thúc chiến tranh.
Ảnh: Hải Quân Việt Nam uy vũ làm chủ trang bị mới