Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

KỸ NĂNG TRÌNH BÀY CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRƯỚC CỬ TRI

Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử- Ban công tác Đại biểu Quốc hội

1. Tầm quan trọng của việc trình bày chương trình hành động trước cử tri
- Việc trình bày chương trình hành động là cơ hội duy nhất để anh/chị thể hiện mình trực tiếp trước cử tri, anh/chị sẽ không có cơ hội thứ hai.
- Việc chuẩn bị chương trình hành động là công việc trình bày những kế hoạch của anh/chị trên giấy, còn việc trình bày trước cử tri là thể hiện bằng miệng những kế hoạch đó. Khi anh/chị đã xác định các nội dung trên giấy, anh/chị cần phải nói ra các nội dung đó cho cử tri hiểu và chấp nhận. Vì thế, toàn bộ chương trình hành động có thành công hay không là phụ thuộc nhiều vào cái cách mà anh/chị nói trước cử tri.
- Trình bày miệng là một cách vận động bầu cử tốt: anh/chị được trực tiếp nhìn thấy, nói chuyện với cử tri, cử tri cũng trực tiếp nhìn thấy anh/chị, nghe anh/chị nói, đặt câu hỏi và nghe anh/chị trả lời. Nếu anh/chị nói tốt, biết lắng nghe và trả lời đúng vào câu hỏi, điều này sẽ thu hút sự quan tâm của cử tri, làm cho họ hài long với ý kiến hoặc giải pháp của anh/chị.
- Khi trình bày miệng, anh/chị được sử dụng giọng nói, ngữ điệu, âm thanh, ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ…để làm cho bài trình bày hay hơn, được cử tri đón nhận tốt hơn.
2. Làm sao để trình bày cho tốt?
Nội dung bản chương trình hành động là yếu tố quyết định sự thành công của buổi trình bày chương trình hành động trước cử tri. Nội dung đó đã được giới thiệu thành chủ đề riêng. Bên cạnh đó, anh/chị cần chú ý đến những yếu tố sau.
a. Chuẩn bị cho buổi trình bày:
Tìm hiểu về người nghe:
Họ gồm những ai? Thành phần nào? Số lượng bao nhiêu? Từ đó anh/chị nên chọn cách nói phù hợp với đối tượng cử tri chiếm số đông ở buổi gặp mặt.
Các anh/chị chủ yếu đến từ vùng các dân tộc thiểu số, còn nhiều khó khăn hơn các cùng khác về kinh tế-xã hội, cho nên cử tri của các anh/chị cũng sẽ có những đặc điểm của những vùng này và có những mối quan tâm mà chỉ có những vùng đó mới có.
Làm đề cương:
Làm đề cương tóm tắt chương trình hành động để dễ theo dõi khi nói. Anh/chị chỉ cần tập trung vào những vấn đề gì mà cử tri ở khu vực bầu cử của anh/chị cần biết.
Đọc lại bài trình bày, nhìn vào mỗi ý trong bài và tự hỏi: Trình bày như thế này cử tri có muốn nghe không? Trình bày điều này có giúp mình giành được phiếu bầu không? Nếu anh/chị thấy không phù hợp thì hãy thay đổi, nhưng không nên thay đổi những nội dung chính mà chỉ chủ yếu thay đổi cách trình bày.
Tìm hiểu về lịch trình buổi tiếp xúc:
+ Cuộc tiếp xúc diễn ra ngày nào, trong bao lâu?
+ Có bao nhiêu ứng cử viên khác cùng tíêp xúc?
+ Anh/chị được sắp xếp trình bày thứ mấy?
+ Anh/chị có bao nhiêu thời gian để trình bày?
+ Thời gian dành cho phần trả lời các câu hỏi của cử tri?
Tìm hiểu địa điểm, các dụng cụ hỗ trợ cho trình bày:
+ Phòng họp rộng hay nhỏ? Có micro không?
+ Anh/chị được đứng trên bục cao hay ở sàn phòng họp? Có thể đứng hay ngồi để trình bày?
+ Nơi tiếp xúc cách nhà bao nhiêu? Anh/chị sẽ đến đó bằng cách nào?
+ Thời tiết hôm tiếp xúc sẽ ra sao? Ví dụ, nếu mưa to hoặc nắng quá cũng sẽ ảnh hưởng đến không khí và tâm lý của người nghe.
+ Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết cho buổi trình bày
Đoán trước những câu hỏi của cử tri:
Dựa trên bản chương trình hành động mà anh/chị đã soạn, hãy suy nghĩ và đoán trước những câu hỏi cử tri có thể hỏi anh/chị
+ Cử tri sẽ hỏi những câu liên quan chặt chẽ đến lợi ích của họ.
+ Có thể cử tri sẽ chưa tin rằng anh/chị sẽ làm được những điều đã hứa trong bản chương trình hành động, và họ sẽ hỏi kỹ anh/chị làm thế nào để đạt được kết quả.
+ Có khi cử tri hỏi để thử thách tính cách, bản lĩnh anh/chị trả lời như thế nào về những chuyện nóng bỏng hiện nay.
Ví dụ:Nếu biết ông chủ tịch xã nơi anh/chị sinh sống ăn chặn tiền cứu trợ của đồng bào, anh/chị có dám tố giác không? Nếu người khác đứng ra tố giác, anh/chị có dám bảo vệ họ không?
+ Ngoài ra cử tri còn có thể đặt nhiều câu hỏi khác về gia đình và bản thân anh/chị. Nên chuẩn bị trước để trả lời.
Tập trình bày trước để tăng tự tin
+ Nói thử một mình, nói trước bạn bè và gia đình, nhờ họ góp ý và làm theo những góp ý đó nếu thấy hợp lý.
+ Có thể nói trước gương để tự sửa về phong cách, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt giao lưu với cử tri; xem lại cách trang phục, trang điểm của mình đã phù hợp chưa.
+ Nếu có máy ghi âm, có thể ghi âm và nghe lại để điều chỉnh tốc độ nói, âm lượng giọng nói, ngữ điệu lời nói; điều chỉnh độ dài của từng phần và toàn bộ bài phát biểu cho phù hợp với lượng thời gian cho phép.
Đến trước buổi trình bày khoảng 15-20 phút để gặp gỡ ban tổ chức, làm quen với cử tri để trấn tĩnh.
b. Trình bày chương trình hành động
Gây ấn tượng ban đầu
- Anh/chị sẽ xuất hiện trước cử tri với hình ảnh như thế nào đề họ có thiện cảm với anh/chị? Ấn tượng ban đầu đến rất nhanh. Chỉ thoáng nhìn, cử tri có thể đoán nhận về khả năng, trình độ văn hóa, tính cách, đạo đức của anh/chị. Hãy cố gắng tạo thiện cảm ban đầu. Vì vậy, những giây phút xuất hiện ban đầu vô cùng quan trọng.
- Vượt qua sự hồi hộp
Nếu thấy lo lắng, hồi hộp thì đó là điều bình thường, hãy thở sâu hoặc uống ngụm nước để trấn tĩnh và nhanh chóng bỏ qua giây phút căng thẳng ban đầu
- Hãy chú ý đến vẻ bề ngoài:
+ Quần áo: Khi lựa chọn quần áo, hãy đặt bản thân vào vị trí người nghe: họ sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy vẻ bề ngoài ăn mặc của anh/chị; tốt nhất hãy mặc tương tự như các cử tri nơi anh/chị đi tiếp xúc. Nên mặc lịch sự, phù hợp, không nên mặc cầu kỳ, không nên mặc quần áo quá chật, quá rộng hoặc mặc khác lạ so với ngày thường.
+ Giầy dép: Không đi giầy dép quá cao; không đi guốc hoặc dép lê; chọn đôi nào mình thấy thoải mái.
+ Kiểu tóc: Nên giữ kiểu tóc bình thường như mọi ngày.
- Phong thái tự nhiên, nhanh nhẹn, thoải mái, tự tin.
- Nét mặt tươi, ánh mắt nhìn thẳng và bao quát một cách chân tình, tin tưởng.
- Dáng đứng tự nhiên, thoải mái, không gò bó, không khép nép; nếu được ngồi phát biểu thì tay nên để một cách tự nhiên trên mặt bàn.
- Đầu giữ tư thế tự nhiên: Không nhìn quá cao lên trần nhà; không nhìn ra ngoài; không nhìn xuống quá thấp.
Cần lưu ý rằng, khi một người đàn ông phát biểu trước đám đông thì mọi người thường lắng nghe ngay, sau đó mới quan sát. Ngược lại, khi một phụ nữ phát biểu thì mọi người thường quan sát trước, lắng nghe sau.
Trình bày miệng trước cử tri:
- Nói theo đề cương đã chuẩn bị sẵn
+ Phần mở đầu: nói ngắn gọn, nhiệt tình nhằm thu hút người nghe
+ Phần chính: Nói kỹ các điểm quan trọng. Nói thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. Anh/chị định giải quyết như thế nào các vấn đề mà cử tri quan tâm để họ sẽ bỏ phiếu cho mình.
+ Phần kết luận: Diễn đạt rõ dự định của mình khi sẽ trở thành đại biểu Quốc hội. Cám ơn mọi người đã lắng nghe.
- Bố trí thời gian trình bày hợp lý: thời gian nhiều nhất cho phần nội dung chính; trong đó, thời gian nhiều hơn cho nội dung nào mà cử tri quan tâm nhiều hơn.
- Dành thời gian để trả lời câu hỏi cử tri.
- Chú ý: Không nên xin nói thêm khi đã hết thời gian cho phép.
Kỹ thuật trình bày:
Nên nhớ: Anh/chị trình bày nói chứ không phải đọc bài viết sẵn. Nếu chỉ đọc bài viết sẵn, cử tri sẽ chán, làm mất tính hấp dẫn của buổi trình bày, khiến cho các dự định của anh/chị không được cử tri tiếp nhận đầy đủ. Vì vậy:
- Học thuộc những câu mở đầu để khi bắt đầu không phải nhìn vào đề cương. Nhưng sau đó, có thể thình thoảng liếc nhìn vào đề cương để trình bày, khi quên ý, hãy bình tĩnh lướt nhìn vào đề cương.
- Chú ý giao tiếp bằng ánh mặt, cử chỉ với người nghe.
Sử dụng ngôn ngữ nói:
+ Âm lượng lời nói: Hãy nói đủ to để gây ấn tượng về quyền lực và sự nhiệt tình. Nhưng không nên nói quá to, không nói quá nhỏ, nói vừa đủ để tất cả mọi người trong phòng nghe được và hiểu mình.
+ Giọng nói từ tốn, điềm đạm.
+ Tốc độ nói: Nhiều người nói quá nhanh, vì họ muốn trình bày hết bài phát biểu càng nhanh càng tốt. Đối với những người này, hãy nói chậm hơn so với hàng ngày, điều này sẽ giúp người nghe có thời gian tiếp nhận và suy nghĩ về những gì anh/chị nói. Nói chậm đi cũng giúp anh/chị có chút thời gian để suy nghĩ và để thở, thấy tự tin hơn. Tuy nhiên, nên nhớ rằng thời gian có hạn, nếu nói chậm quá anh/chị sẽ không đủ thời gian trình bày hết nội dung của bài. Bởi vậy, nên giữ tốc độ nói không nhanh quá, không chậm quá. Như đã trình bày ở phần trên, tập nói trước sẽ giúp anh chị làm quen với tốc độ nói thích hợp.
+ Ngữ điệu nói: Không nên nói đều đều làm cử tri thấy chán. Hãy thay đổi ngữ điệu nói để làm cho bài trình bày của anh/chị thêm sinh động. Ví dụ, để cử tri chú ý đến những nội dung quan trọng, hãy nói to hơn, ngừng lại một chút hoặc nhắc lại từ của nội dung đó. Khi sắp kết thúc bài trình bày vẫn phải giữ giọng nói nhiệt tình, sôi nổi. Nói những câu cuối cùng chậm lại, thật rõ ràng.
+ Dùng từ: Dùng từ cẩn thận, tránh gây hiểu lầm, gây tổn thương. Chú ý cả tình cảm chứ không chỉ lý trí. Nên dùng “chúng ta” và “của chúng ta” chứ không nên dùng “tôi” và “các quý vị” (trừ lúc giới thiệu bản thân). Chú ý cách xưng hô, dùng từ phù hợp với cử tri nơi có những sắc thái văn hóa, đặc điểm dân tộc khác nhau. Nếu được, dùng tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số đúng lúc, đúng chỗ cũng có thể gây thiện cảm của cử tri.
Sử dụng điệu bộ, cử chỉ:
+ Chú ý ánh mắt: mắt nhìn thẳng vào cử tri. Nếu anh/chị chỉ nhìn vào một nhóm người nghe thì gây cảm giác rằng anh/chị chỉ chú ý đến nhóm đó mà bỏ quên nhóm khác. Vì vậy, khi nó, hãy đưa ánh mắt bao quát toàn bộ phòng họp, không bỏ sót một góc nào.
+ Nét mặt luôn giữ tươi tắn; có thể nghiêng đầu, gật đầu lúc thích hợp.
+ Không để đôi tay một chỗ gò bó, mà hãy sử dụng tay một cách tự nhiên để nhấn mạnh ý hoặc chuyển ý.
+ Tránh những động tác, cử chỉ buồn cười: che miệng, gãi đầu…Không chống tay vào hông hoặc bỏ tay vào túi áo, không mân mê bút mực, bút chì hoặc micro trên tay. Trong lúc trình bày không cúi xuống để ghi chép hoặc sửa văn bản, không sửa tóc hoặc sửa quần áo.
Tiếp thu và trả lời câu hỏi của cử tri:
- Phần tiếp thu và trả lời câu hỏi cử tri có cái khó là anh/chị sẽ bị động, không biết cử tri sẽ hỏi cái gì. Như đã nói ở phần trên, khi chuẩn bị ở nhà, anh/chị nên dựa trên nội dung của bản chương trình hành động để đóan trước cử tri có thể sẽ hỏi về cái gì, từ đó vạch sẵn câu trả lời. Nếu câu hỏi hoàn toàn mới, không được đoán ra ở nhà, anh/chị hãy giữ bình tĩnh, nhớ lại tất cả những gì mình biết để trả lời.
- Hãy chú ý lắng nghe: tập trung suy nghĩ để nghe cử tri hỏi. Chăm chú nhìn vào người nói thể hiện sự tôn trọng và thấu hiểu. Có thể đôi lúc sử dụng từ đệm khi nghe câu hỏi: vâng, vâng ạ, dạ; hoặc cử chỉ: gật đầu tỏ ý hiểu, cười thông cảm…
- Thái độ tiếp thu vui vẻ, khiêm tốn, luôn giữ nét mặt tươi tắn, không tỏ ra bối rối, không lo sợ, không giận dữ trước những câu hỏi gai góc.
- Nếu không nhớ được, hãy ghi chép nhanh, đầy đủ các câu hỏi, không bỏ sót chi tiết.
- Phân loại trước các nhóm vấn đề để xếp các câu hỏi cùng một nhóm vào với nhau để lúc trả lời đỡ tốn thời gian. Ví dụ, các nhóm vấn đề: pháp luật, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, bản thân… Những câu hỏi nào cùng một nhóm thì trả lời chung một lần.
- Trước khi trả lời nên nói lời cảm ơn cử tri đã nêu ý kiến.
- Trả lời đúng vào câu hỏi, ngắn gọn, rõ rang.
- Chọn những vấn đề đã nắm vững để trả lời trước.
- Những vấn đề không thuộc chức năng, phạm vi giải quyết của mình; những vấn đề khó trả lời ngay thì xin tiếp thu, đề nghị cử tri được để lại nghiên cứu kỹ hơn trả lời sau, hoặc chuyển cho các cơ quan có trách nhiệm trả lời.
- Không nên từ chối trả lời câu hỏi. Nếu không trả lời được, hãy nói rằng: đây là một câu hỏi thiết thực, tôi cũng quan tâm và muốn biết thêm, nhưng hiện nay tôi chưa có đầy đủ thông tin, vì vậy tôi xin được tiếp thu và sẽ cố gắng tìm hiểu thêm vấn đề này.
- Không nên hứa bất cứ điều gì mà mình không thể làm được.
- Khi không còn thời gian trả lời, phải xin lỗi cử tri.
- Cuối cùng, hãy cám ơn cử tri và Ban tổ chức.

SOẠN THẢO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA ỨNG VIÊN

Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử- Ban công tác Đại biểu Quốc hội

1. Chương trình hành động là gì?
Chương trình hành động của ứng cử viên là những công việc mà ứng viên hứa sẽ làm cho cử tri nếu được cử tri bầu làm đại biểu Quốc hội. Mỗi ứng cử viên sẽ viết ra giấy chương trình hành động thành bản báo cáo, sau đó trình bày chương trình hành động của mình tại cuộc tiếp xúc cử tri ở khu vực bầu cử của mình.
2. Tại sao cần có chương trình hành động?
- Chương trình hành động giới thiệu cho cử tri biết anh/chị là ai, tại sao anh/chị muốn làm đại biểu Quốc hội, tại sao anh/chị có thể làm đại biểu Quốc hội
- Chương trình hành động giúp các cử tri biết rõ hơn anh/chị có thể làm đại biểu được không. Vì vậy, anh/chị cần có chương trình hành động tốt để cử tri bỏ phiếu bầu cho anh/chị.
3. Thu thập thông tin xây dựng chương trình hành động
a. Những thông tin cần thu thập
- Thông tin chung về tình hình và phương hướng phát triển của đất nước: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường…Cần liên hệ tình hình chung đó có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình riêng ở khu vực bầu cử của anh/chị.
- Tình hình tế-xã hội của địa phương (tỉnh, huyện nơi anh/chị ứng cử). Các vấn đề mà người dân đang gặp phải liên quan đến cuộc sống (việc làm, giáo dục, sức khỏe, môi trường, định canh định cư, đường sá, nước sạch, mùa vụ…)
- Thông tin về cử tri trong khu vực bầu cử của anh/chị: Nhóm cử tri nào chiếm số đông có ảnh hưởng đến số phiếu bầu cho anh/chị; những nhu cầu, mong muốn, đề xuất của các nhóm cử tri khác nhau.
- Tìm hiểu sâu những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, chuyên môn họat động của mỗi ứng cử viên.
b. Tìm thông tin ở đâu?
- Nguồn tài liệu có sẵn:
Văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật, báo cáo Quốc hội, của chính phủ, của các bộ ngành từ trung ương đến địa phương; những thông tin liên quan đến chuyên môn của anh/chị.
Các báo cáo của HĐND, UBND, cấp ủy, các đoàn thể địa phương nơi anh/chị ứng cử. Các loại báo chí. Các tài liệu của các hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn.
- Gặp gỡ trực tiếp các cơ quan, ban ngành, đoàn thể
- Gặp gỡ các đối tượng cử tri:
c. Cách thu thập thông tin
- Chú ý khai thác những thông tin về các vấn đề của đồng bào dân tộc thiểu số (số l iệu, những khó khăn của đồng bào, nhu cầu của đồng bào…)
- Cần ghi chép, sắp xếp những thông tin thu thập được một cách khoa học: theo nhiệm vụ của từng cấp- trung ương, địa phương; theo nội dung từng lĩnh vực- kinh tế, xã hội, giáo dục…để tìm ra nội dung quan trọng.
- Khi tiếp xúc trực tiếp, không nên nói nhiều về bản thân.
- Khi tìm hiểu về cử tri, những câu hỏi đối với cử tri nên đơn giản, dễ hiểu.
d. Khoanh vùng các vấn đề quan trọng
Sau khi đã thu thập đủ thông tin, bước tiếp theo là xác định các vấn đề quan trọng của chương trình hành động.
- Vấn đề quan trọng là gì?
Đó là những nhu cầu, mong muốn của các cử tri; những vấn đề mà cử tri mong đợi các anh/chị có thể đề xuất giải pháp và giải quyết khi đã trở thành đại biểu Quốc hội.
- Tại sao phải xác định vấn đề quan trọng?
Xác định vấn đề quan trọng giúp anh/chị những điểm sau đây:
+ Tập trung chú ý hơn vào những việc gì, những việc nào có thể chú ý ít hơn, những việc nào có thể tạm thời để lại.
+ Làm rõ được nhưng mong muốn điển hình, chung nhất của các nhóm cử tri, chứ không phải là của một cử tri riêng lẻ.
+ Giúp anh/chị nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, trong mối liên kết với nhau.
- Những vấn đề quan trọng là những vấn đề gì?
+ Đó là những vấn đề được phần lớn cử tri trong khu vực bầu cử của anh/chị quan tâm (ví dụ, các vấn đề của đồng bào dân tộc thiểu số như nước sạch, đường sá vào thôn bản…)
+ Đó là những vấn đề mà Quốc hội khóa tới phải giải quyết.
+ Đó là các vấn đề mà bản thân anh/chị hiểu rõ nhất, thuộc lĩnh vực chuyên môn của anh/chị, anh/chị thấy mình đủ khả năng tham gia đề xuất ý kiến, tác động làm cho vấn đề đó tốt lên.
Nên đặt câu hỏi, anh/chị làm được gì đối với những vấn đề đang đặt ra. Có khi một vấn đề rất quan trọng đối với đất nước, đối với cử tri trong khu vực bầu cử, nhưng nếu anh/chị biết mình không thể làm được gì thì đó không phải là vấn đề quan trọng.
4. Bố cục và nội dung bản chương trình hành động
Chương trình hành động gồm 3 phần, mỗi phần có những nội dung sau:
Phần mở đầu:
- Giới thiệu ngắn gọn về bản thân và gia đình (anh/chị đã làm ở đâu, làm gì, đã làm được những gì; anh/chị quan tâm đến những chuyện gì).
- Nói ngắn gọn về Quốc hội, về nhiệm vụ của người đại biểu Quốc hội, tại sao anh/chị muốn trở thành đại biểu Quốc hội.
- Thu hút sự chú ý của người nghe bằng cách nói đến những chuyện mà cử tri ở vùng đó hay quan tâm, hay nhắc đến.
Phần nội dung chính:
- Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về tình hình kinh tế, chính trị xã hội nói chung trong một vài năm gần đây. Tình hình chung đã giúp tình hình ở khu vực cử tri sinh sống tốt lên như thế nào? Tình hình chung có gây khó khăn gì cho khu vực cử tri sinh sống không?
- Trình bày những gì anh/chị biết được về những chuyện mà cử tri quan tâm và mong muốn được giải quyết tốt hơn.
- Tập trung vào vài lĩnh vực mà anh/chị thấy mình có thể làm được và trình bay với cử tri anh/chị có thể làm gì, bằng cách nào để giải đáp các thắc mắc, đề xuất của cử tri? Làm gì, bằng cách nào để tham gia và góp phần giải quyết các vấn đề?
- Nói chung, phần này cần thể hiện được những mặt mạnh của anh/chị với tư cách ứng cử viên, ví dụ: kinh nghiệm, kiến thức, tính độc lập, tính trung thực, nhiệt thành, đáng tin cậy…
Phần kết luận:
- Nhắc lại ngắn gọn các ý chính quan trọng trong bài.
- Hứa sẽ làm những điều đã trình bày ở phần chính.
- Cám ơn sự chú ý theo dõi của cử tri và khéo léo kêu gọi cử tri ủng hộ, bỏ phiếu cho anh/chị trong kỳ bầu cử tới để anh/chị có thể thực hiện các mong muốn của cử tri.
5. Những điều cần nhớ:
Tìm hiểu cử tri khu vực anh/chị ra ứng cử:
- Cử tri trong khu vực bầu cử của anh/chị gồm những ai: bao nhiêu phụ nữ, nam giới, người cao tuổi, trẻ tuổi; nông dân, làm nương, làm rẫy, buôn bán, doanh nhân, công nhân, cán bộ thôn bản; cử tri học lớp mấy.
- Ai là nhóm cử tri chiếm số đông có ảnh hướng đến số phiếu bầu cho anh/chị? Nhóm cử tri nào có nhu cầu, lợi ích, mong muốn gần với khả năng đáp ứng của anh/chị?
- Tìm hiểu xem nhóm cử tri nào ủng hộ mạnh anh/chị, nhóm nào ủng hộ yếu, nhóm nào chưa quyết định, nhóm nào phản đối ít, nhóm nào phản đối mạnh nhất. Trong 5 nhóm này, anh/chị nên chú ý thuyết phục nhiều hơn 3 nhóm giữa là: nhóm ủng hộ yếu, nhóm chưa quyết định, nhóm phản đối ít.
- Điều mong muốn cuối cùng của anh/chị là làm sao để cử tri bỏ phiếu bầu anh/chị.
- Cử tri mong đợi gì ở anh/chị?
Cử tri muốn anh/chị đúng là người thay mặt họ nói lên những chuyện của họ ở Quốc hội.
- Đoán trước cử tri có thể sẽ có những suy nghĩ gì về anh/chị? (cả những suy nghĩ tích cực và tiêu cực).
- Cử tri muốn nghe điều gì?
Cử tri muốn nghe anh/chị nói anh/chị sẽ làm gì để giúp học giải quyết những chuyện mà họ quan tâm. Qua việc nghe anh chị nói, cử tri đánh giá anh/chị có làm được những điều đã hứa?
Tìm hiểu những ứng cử viên cùng khu vực bầu cử:
- Những ai sẽ cùng ứng cử cùng anh/chị?
Các ứng cử viên cùng khu vực bầu cử là ai, họ giỏi về cái gì? Chương trình hành động của họ nói về những chuyện gì?
- Anh/chị thử so sánh bản thân mình với các ứng cử viên khác. Nếu anh/chị chưa biết sẽ ứng cử cùng với những ai, hãy so sánh với ứng viên hoặc đại biểu Quốc hội nói chung và các khóa trước. Từ đó, anh/chị lựa chọn những đặc điểm nào mà anh/chị cho là cần phải có của một đại biểu Quốc hội. (lớp tập huấn này sẽ giúp các anh/chị tiếp xúc với một số đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm).
- Nói lên điểm mạnh của anh/chị với tư cách là một đại biểu Quốc hội tương lai.
Nên ghi nhớ rằng: Cuộc bầu cử là một cuộc thi, để có thể trúng cử, anh/chị phải chứng tỏ được mình hơn các ứng viên khác. Vì vậy nếu có thể được anh/chị cũng cần tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của các ứng cử viên khác, và cử tri nghĩ gì về các ứng viên đó.
Tóm lại, bản chương trình hành động phải:
- Cho cử tri biết về năng lực và kinh nghiệm, các thế mạnh của anh/chị
- Thuyết phục cử tri rằng anh/chị sẽ là một đại biểu Quốc hội tốt (nói ra những hiểu biết của anh/chị về những gì mà cử tri muốn, anh/chị sẽ làm được những điều mà cử tri mong muốn).
- Nói cho cử tri biết anh/chị sẽ tập trung vào những việc gì, chuyện gì khi trở thành đại biểu Quốc hội. Điều này giúp anh/chị chỉ rõ cho cử tri thấy cái đích mà anh/chị sẽ đưa cử tri đến trong 5 năm tới; giúp anh/chị nhận ra những việc có thể làm, và tạo ra điểm khởi đầu để tiến tới.
- Khéo léo kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho anh/chị.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Tranh cãi Biển Đông: Bài học từ sai lầm của Philipines

Tác giả: DƯƠNG DANH HUY

Những tin tức xuất hiện trong tháng này về việc Philippines phải ngừng công tác nghiên cứu thăm dò tại khu vực Reed Bank (Bãi cỏ rong) thuộc đảo Palawan sau khi bị hai tàu tuần tra Trung Quốc quấy nhiễu, đã làm rõ hơn khả năng xung đột tại Biển Đông.

Khi sự quả quyết ngày một lớn của Trung Quốc trong việc theo đuổi chủ quyền ở hầu như toàn bộ Biển Đông là điều rõ ràng, thì thực tế những quốc gia nhỏ hơn trong cuộc tranh chấp gồm Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam - lại chưa tìm được tiếng nói chung hay sức mạnh tập thể, lại càng làm trầm trọng thêm chuyện tìm ra một giải pháp cho vấn đề.

Đặc biệt là Philippines, đã phạm một số sai lầm chiến lược mà tất cả các bên liên quan có thể rút ra bài học từ đó.

Lỗi đầu tiên là vào năm 2004, khi Philippines "phá vỡ hàng ngũ" với các quốc gia khác có liên quan và trở thành nước đầu tiên ký một thỏa thuận với Trung Quốc để cùng khảo sát địa chấn tại khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Thỏa thuận này khiến Việt Nam không còn lựa chọn nào khác mà phải miễn cưỡng tham gia, kết quả là Thỏa thuận ba bên về Hợp tác Nghiên cứu Hải dương (JMSU) ra đời năm 2005.

Nhưng JMSU bị chỉ trích rộng rãi ở chính Philippines và trong năm 2008 - giữa lúc xảy ra các cuộc tranh cãi gay gắt trong nước - Philippines trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố, thỏa thuận JMSU sẽ không được gia hạn sau khi hết hiệu lực. Tuy vậy, do "phá vỡ hàng ngũ" năm 2004, Philippines đã làm xói mòn quan điểm thống nhất của các nước nhỏ hơn trong cuộc tranh chấp Biển Đông.

Sai lầm thứ hai xảy ra vào năm 2009, khi Philippines không đệ trình lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa LHQ (CLCS) hồ sơ liên quan tới thềm lục địa ở Biển Đông. Việt Nam đã đệ trình báo cáo của riêng mình liên quan tới khu vực ở đông nam quần đảo Hoàng sa và một báo cáo chung với Malaysia về khu vực ở tây nam quần đảo Trường Sa. Việt Nam và Malaysia đã mời Philippines tham gia một báo cáo chung, nhưng phía Philippines từ chối.

Do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông bằng cách đưa ra bản đồ hình chữ U (còn gọi là đường lưỡi bò) và sự vượt trội về cả sức mạnh cứng cũng như mềm của họ, các quốc gia nhỏ hơn có liên quan trong cuộc tranh chấp này cần biết sử dụng luật pháp quốc tế một cách thích hợp.

Trong nội dung tranh chấp hàng hải, có hai đạo luật đặc biệt quan trọng với các bên tuyên bố chủ quyền.

Thứ nhất là Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), trong đó quy định rằng, tuyên bố chủ quyền với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa chỉ bắt nguồn từ các đặc điểm đất liền (chứ không phải từ kiểu lập luận như "chủ quyền lịch sử"). Là một thành viên của UNCLOS, Trung Quốc phải tuân thủ nguyên tắc này.

Điều thứ hai cần xem xét là tập hợp những quy định trong quá khứ của Tòa án Công lý Quốc tế. Theo đó, các EEZ và thềm lục địa của các quần đảo nhỏ như Hoàng Sa và Trường Sa thường bị coi là không đáng kể so với các khu vực tương tự bắt nguồn từ những đặc điểm đất liền với đường bờ biển dài hơn nhiều. Chắc chắn là, không tòa án quốc tế nào công nhận các EEZ và thềm lục địa của Hoàng Sa và Trường Sa mở rộng vượt quá đường trung tuyến giữa các quần đảo này với những bờ biển xung quanh thuộc Biển Đông.

Hai đạo luật quốc tế có nghĩa là, các bên tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa phải hạn chế tuyên bố chủ quyền hàng hải liên quan tới hai quần đảo này ở khu vực không vượt quá đường trung tuyến giữa các quần đảo với bờ biển xung quanh thuộc Biển Đông, và không vượt quá 12 hải lý tính từ Hoàng Sa và Trường Sa. Như thế có thể hiểu rằng, bản đồ hình chữ U của Trung Quốc - với tuyên bố chủ quyền hàng hải vượt quá đường trung tuyến - là không hợp lý. Thêm vào đó, thực tế là Hoàng Sa và Trường Sa là những khu vực tranh chấp, và vì thế không nhất thiết thuộc về Trung Quốc. Điều này vì thế sẽ có lợi không chỉ với các quốc gia nhỏ hơn trong cuộc tranh chấp, mà còn với cả các bên thứ ba có quyền lợi ở Biển Đông khi bản đồ hình chữ U của Trung Quốc bị bác bỏ.

Nếu Philippines hoặc tham gia một báo cáo chung với Việt Nam và Malaysia, hoặc có riêng báo cáo của mình về các khu vực liên quan tới Biển Đông, thì đã góp phần khẳng định nguyên tắc của UNCLOS đối với vùng biển này. Điều này đổi lại đã giúp cho nỗ lực khẳng định sự bất hợp lý về đường bản đồ hình chữ U của Trung Quốc, ví dụ như tăng cường các quyền của Philippines ở khu vực Reed Bank. Đáng tiếc là Philippines không làm cả hai điều này.

Sai lầm thứ ba là quyết định của Philippines khi đệ trình thư phản đối lên CLCS chống lại báo cáo của Việt Nam cũng như báo cáo chung của cả Việt Nam và Malaysia. Trong thư phản đối, Philippines trích dẫn việc tranh chấp với các đặc điểm đất liền, nhưng lại bỏ qua thực tế là các khu vực hàng hải được tạo ra bởi quần đảo Trường Sa - cấu thành nên vùng biển tranh chấp, lại không đáng kể.

Điều này có lợi cho phía Trung Quốc theo hai cách.

Đầu tiên, Trung Quốc không còn là nước duy nhất phản đối báo cáo chung của Việt Nam và Malaysia - Trung Quốc đã có thể bị cô lập trong sự phản đối một báo cáo chung của Việt Nam, Malaysia và Philippines. Nhưng thay vào đó là Trung Quốc và Philippines phản đối Việt Nam và Malaysia.

Thứ hai, hành động của Philippines có nghĩa là, Trung Quốc không còn là nước duy nhất bỏ qua thực tế rằng, EEZ và thềm lục địa được tạo ra bởi quần đảo Trường Sa không cho phép bất cứ quốc gia nào tuyên bố chủ quyền vùng biển với những giới hạn "tùy hứng".

Thú vị là, Indonesia sau đó đã đệ trình thư phản đối lên CLCS, chỉ trích sự phản đối của Trung Quốc. Bức thư nhấn mạnh "những đặc điểm hoặc rất xa, hoặc rất nhỏ ở Biển Đông không cấu thành nên vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa riêng", và vì thế, bản đồ đường chữ U của Trung Quốc "rõ ràng là thiếu cơ sở luật pháp quốc tế và tương đương với việc phá vỡ UNCLOS 1982".

Điều thú vị hơn là thực tế rằng, nếu Trường Sa không có riêng các EEZ và thềm lục địa, hoặc có rất ít các khu vực hàng hải này, Philippines sẽ đứng ở vị trí có lợi nhất so với các nước khác vì sự chồng chéo giữa các khu vực hàng hải do Trường Sa tạo ra hay do đường cơ sở của Philippines tạo ra sẽ được thu hẹp ở mức lớn nhất. Ở đây cũng sẽ không có cơ sở pháp lý cho bất kỳ bên tuyên bố chủ quyền nào với Trường Sa có thể tranh chấp với các quyền của Philippines với khu vực Reed Bank.

Vậy, cách nào là tốt nhất với các nước nhỏ? Thứ nhất, Philippines nên tham gia cùng Việt Nam, Malaysia và Indonesia trong việc khẳng định Trường Sa không có các EEZ hay thềm lục địa riêng, hoặc ít nhất là có rất ít các khu vực hàng hải này. Mặc dù quan điểm này sẽ không giải quyết được tranh chấp với Trường Sa, nhưng nó có nghĩa là phần lớn không gian hàng hải ở Biển Đông sẽ không phải là "đối tượng" tranh chấp, và sau đó sẽ thuộc về các nước này khi EEZ và thềm lục địa được tạo ra bởi các đường bờ biển và đường cơ sở quần đảo quanh Biển Đông.

Thứ hai, các nước nhỏ hơn trong cuộc tranh chấp nên bắt đầu tận dụng lợi thế nhóm của mình. Cụ thể là, họ nên ủng hộ việc mỗi bên có quyền có EEZ và thềm lục địa 200 hải lý được tạo ra bởi các đường bờ biển và đường cơ sở quần đảo quanh Biển Đông.

Một bước đi cụ thể nữa họ có thể thực hiện là đồng thuận với các quyền của Philippines tại khu vực Reed Bank, quyền của Malaysia ở khu vực James Shoal, của Indonesia ở Natuna Sea, và các quyền của Việt Nam ở Vanguard Bank và Nam Côn Sơn. Ở mỗi trường hợp, tiếng nói của năm quốc gia sẽ chống lại tuyên bố đơn độc của Trung Quốc, để dễ dàng thuyết phục quan điểm quốc tế về trường hợp của riêng mình, và góp phần ngăn chặn sự lấn át của Trung Quốc.

Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam không bao giờ được quên rằng, đoàn kết sẽ đứng vững, bất đồng sẽ sụp đổ.

Thụy Phương Theo The Diplomat

Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt lại. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, không đại diện cho quan điểm của tòa soạn.

Trận quyết chiến chiến lược mẫu mực trên sông Bạch Đằng

QĐND - Thứ Bẩy, 23/04/2011, 22:20 (GMT+7)

QĐND- Trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng diễn ra đã trên 700 năm (9-4-1288). Nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị và là một hình mẫu chuẩn mực về nghệ thuật lập, chuyển hóa thế trận, nắm bắt thời cơ, chỉ đạo và thực hành trận quyết chiến chiến lược trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng
Nghệ thuật lập và chuyển hóa thế trận

Trước khi quân Nguyên - Mông vào xâm lược nước ta lần thứ ba, Trần Quốc Tuấn khẳng định với các Vua Trần: Năm nay đánh giặc nhàn! Thực tế lịch sử đã diễn ra đúng vậy. Để có được nhận định đó, vị tướng đã 2 lần cầm quân chiến thắng giặc Nguyên - Mông hiểu rõ về thế mạnh của ta và có quá trình theo dõi sát sao, phân tích, đánh giá chính xác tình hình địch. Về phía ta, sau khi giành chiến thắng trong 2 cuộc chiến tranh trước (1258 và 1285), nội bộ vua tôi nhà Trần trở thành một khối đoàn kết, thống nhất, uy thế của Đại Việt ngày một lớn mạnh trong khu vực khiến nước láng giềng Chiêm Thành phía Nam buộc phải giảng hòa, tướng sĩ một lòng hừng hực khí thế và đúc rút được nhiều bài học, kinh nghiệm đánh địch. Thêm vào đó, quân ta nắm lợi thế phòng thủ chủ động, trong khi địch từ xa đến sức cùng lực kiệt, tâm lý lo sợ khi quay trở lại chiến trường đã 2 lần thất bại. Trong lần thứ 3 tiến đánh Đại Việt, đế chế Mông Cổ cũng không còn mạnh như trước do những mâu thuẫn nội bộ và hệ thống cai trị của đế chế này tại các dân tộc khác cũng đang bị lung lay bởi làn sóng nổi dậy khắp nơi.
Nhưng với tham vọng “rửa hận”, đánh nhanh, thắng nhanh, Hốt Tất Liệt vẫn huy động một đội quân hùng hậu với nhiều binh tài tướng giỏi thắng tiến Đại Việt. Biết được ý định của địch, quân ta dưới sự chỉ huy tài tình của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn không tung lực lượng chủ lực đối đầu, thay vào đó phát động chiến tranh nhân dân với các cuộc tập kích nhanh, quy mô nhỏ vào các đơn vị địch. Xét về mặt chiến lược, ngay từ đầu địch đã thất bại. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của địch bị phá sản hoàn toàn. Thêm vào đó, lực lượng của chúng bị hao tổn nặng nề do đi đến đâu cũng bị đột kích.
Không thể thắng nhanh, địch buộc phải chuyển sang tổ chức chiếm đóng một số khu vực, với đại bản doanh ban đầu ở Thăng Long, sau lui về Vạn Kiếp. Một khi buộc phải kéo dài cuộc chiến thì lương thực trở thành vấn đề cốt tử với địch. Tuyến đường biển vận chuyển quân lương đã bị ta khống chế hoàn toàn. Trước đó, đoàn thuyền lương do tướng giặc Trương Văn Hổ chỉ huy bị quân ta đốt sạch ở vùng biển Đông Kênh. Do quân ta đã thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” từ trước, nên địch phải vơ vét lương thực của dân. Nhưng ngay cả việc cướp bóc của dân cũng không dễ dàng, chúng gặp phải sự phản kháng mãnh liệt và thường phải trả giá rất đắt. Lương thảo thiếu, thời tiết bắt đầu chuyển mùa, liên tục bị quấy đảo, trong khi hầu như chưa thấy bóng quân chủ lực của nhà Trần, quân địch số thì ốm yếu, thương vong, còn phần lớn mệt mỏi, nhụt chí.
Vậy là, sau 4 tháng trời thế trận và so sánh lực lượng trên chiến trường đã có những thay đổi căn bản. Địch từ chủ động lúc ban đầu, nay bị lâm vào thế bị động. Quân ta bằng những trận đánh nhỏ, vừa ở chính diện, vào 2 bên sườn và phía sau lưng địch cùng sự cơ động, né tránh, biến hóa tài tình vừa khiến địch tổn thất không nhỏ, vừa tăng khí thế quyết tâm diệt giặc. Nhận thấy đây là thời cơ có tính bước ngoặt của cuộc chiến, Trần Quốc Tuấn cùng các tướng lĩnh đã quyết định chuyển sang phản công chiến lược để kết thúc chiến tranh.
Nghệ thuật chỉ đạo, điều hành trận quyết chiến chiến lược
Trước tình thế có thể bị tiêu diệt hoàn toàn, Chủ tướng Thoát Hoan cùng với bộ chỉ huy của y quyết định rút quân. Để tránh bị tiêu diệt chúng tổ chức thành 2 đạo quân và rút theo 2 hướng. Đạo thứ nhất theo đường bộ, do Thoát Hoan cầm đầu. Đạo thứ hai rút theo đường thủy gồm có quân kị binh và bộ binh đi hộ tống, do Ô Mã Nhi chỉ huy.
Phán đoán đúng ý đồ của địch, Trần Quốc Tuấn đã tổ chức quân ta thành 2 mặt trận đón lõng đánh địch. Trên bộ, quân ta tổ chức các trận đánh phục kích, truy kích đạo quân do Thoát Hoan chỉ huy bằng nhiều trận đánh trên suốt dọc đường chúng rút qua, gây cho địch nhiều tổn thất và khiếp đảm, buộc chúng phải rút nhanh về nước. Mặt khác, ta thực hiện chiến thuật chia cắt triệt để giữa 2 đạo quân, làm cho chúng không có sự liên lạc và cơ hội chi viện lẫn nhau. Trong khi đó trên đường thủy, Trần Quốc Tuấn cùng bộ chỉ huy của mình nghiên cứu kỹ lưỡng, bí mật chuẩn bị trận địa mai phục tại cửa sông Bạch Đằng để thực hiện trận quyết chiến chiến lược. Như vậy ông quyết định chọn thủy binh địch là đối tượng tác chiến chủ yếu với địa bàn là vùng sông nước ở phía Đông Bắc của Tổ quốc.
Để cô lập địch, buộc địch phải triển khai rút quân theo kế hoạch của ta, ông cho phá cầu đường, chia cắt giao thông và phục kích dọc 2 bờ sông, khiến 2 cánh quân kị binh của Trình Bằng Phi và Đạt Truật đi hộ tống Ô Mã Nhi phải quay lại hội quân với đạo quân của Thoát Hoan. Quân ta liên tục đánh để vừa kìm giữ địch, vừa buộc đạo thủy quân của Ô Mã Nhi phải rút lui đúng vào nơi ta đã lựa chọn, chuẩn bị và đúng vào thời điểm có lợi nhất cho ta. Lợi dụng sự thiên hiểm của địa hình và do nắm được qui luật của thủy triều vùng Bạch Đằng, Trần Quốc Tuấn cho chặt và cắm cọc nhọn xuống các cửa sông Chanh, sông Kênh và sông Rút, đồng thời bố trí các toán thủy binh và bộ binh của ta đầy đủ khí giới trên những chiến thuyền nhỏ, trên thuyền chứa sẵn chất gây cháy, bí mật mai phục 2 bên bờ sông. Dùng một bộ phận thủy binh và tận dụng sự nhô ra của ghềnh Thác để tổ chức thành một chốt “chặn đầu”.
Đúng như tính toán tài tình của Trần Quốc Tuấn, sáng 9-4-1288, các chiến thuyền của giặc “tiến” vào sông Bạch Đằng. Các chiến thuyền của ta ra khiêu khích và giả thua, bỏ chạy, địch hăng hái đuổi theo. Khi các chiến thuyền của địch rơi vào trận địa mai phục, quân ta bất ngờ tiến công từ 4 phía: chặn đầu, khóa đuôi, từ 2 sườn áp sát và xé lẻ đội hình địch ra thành nhiều mảnh để tiêu diệt. Bị đánh bất ngờ và mãnh liệt, biết không cầm cự được, chúng hốt hoảng lao thuyền ra các cửa các sông Chanh, Rút và Kênh để tháo chạy. Nhưng lúc này thủy triều đã xuống, các bãi cọc nhô lên. Thuyền địch chiếc thì bị cọc đâm thủng, số khác lao xô vào nhau vỡ, gây ra cảnh hoảng loạn chưa từng có. Các thuyền bè của quân ta chứa chất đầy chất cháy và chất nổ, xuôi theo dòng nước liên tiếp lao vào đội hình tàu thuyền địch đang bị ùn tắc. Trận phục kích đường thủy và trận hỏa công đại tài của quân ta đã khiến 400 chiến thuyền lớn bị đánh đắm hoặc đốt cháy, gần 5 vạn binh sĩ của địch bị tiêu diệt hoàn toàn, Phàn Tiếp và Ô Mã Nhi cùng nhiều tướng giặc bị bắt sống. Trận quyết chiến chiến lược được kết thúc hoàn hảo, chấm dứt mộng xâm lăng của đế chế Mông Cổ đối với Đại Việt.
Chiến thắng Bạch Đằng là chiến công bất hủ của quân và dân Đại Việt. Chiến thắng này gắn liền với tên tuổi của Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Chiến thắng này để lại cho chúng ta một số bài học sau:
Thứ nhất, để kết thúc chiến tranh thường phải tổ chức và tiến hành thắng lợi trận quyết chiến chiến lược.
Thứ hai, muốn tiến hành thắng lợi trận quyết chiến chiến lược cần phải trải qua các giai đoạn của cuộc chiến tranh để tạo thế, lực và thời cơ. Phải chọn đúng đối tượng tác chiến chủ yếu. Chọn khu vực quyết chiến điểm hợp lý và tạo, lập thế trận hiểm hóc, biết tận dụng và cải tạo thiên nhiên phục vụ cho ý đồ của trận đánh, tức là phải căn cứ vào thế hình để lập thế quân. Phải có công tác chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, tính đến mọi khả năng để có phương án khắc phục.
Thứ ba, trận quyết chiến chiến lược là trận đánh lớn, là một trận tổng hội chiến. Để có được thắng lợi cuối cùng, phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn 2 loại hình chiến tranh: chiến tranh du kích và chiến tranh chính qui. Trận đánh lớn luôn đòi hỏi có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các hướng, các lực lượng, các bộ phận theo một kế hoạch chung vì vậy bộ đội cần được huấn luyện chu đáo đầy đủ theo hướng đó, ngay từ thời bình.
Thứ tư, sông nước (biển) là một trong những yếu tố của môi trường tác chiến cả trong lịch sử và trong tương lai. Vì vậy nghiên cứu những kinh nghiệm tác chiến trên sông, biển không chỉ để tự hào với truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, mà còn để vận dụng trong bảo vệ biển đảo của Tổ quốc ta trong những điều kiện mới.
TS Tống Văn Bính

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ


VIT - Giới thiệu một mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ, rút ra từ chiến dịch quân sự chống Libya gần đây và từ các cuộc chiến tranh chống lại Nam Tư, Iraq trước đây. Mô hình hiện đại hóa trang bị vũ khí quân đội các nước nhỏ


Lực lượng vũ trang của các nước nhỏ cần phải rút ra bài học từ chiến dịch quân sự chống Libya gần đây và từ các cuộc chiến tranh chống lại Nam Tư, Iraq trước đây. Bài học đó là: lực lượng vũ trang của các nước nhỏ cần phải hiện đại hóa để có đủ khả năng đáp ứng với các mối đe dọa trong điều kiện "thế giới đa cực" hiện nay. Trọng tâm của việc hiện đại hóa này là phải nâng cao sức mạnh chiến đấu của hai lực lượng - Phòng không và Không quân.

Hai lực lượng đặc biệt quan trọng trên đây cần phải được trang bị các loại vũ khí hiện đại dựa trên công nghệ cao. Lực lượng Phòng không và lực lượng Không quân phải là một Lực lượng thống nhất (là một Quân chủng giống như tổ chức quân đội của Nga). Lực lượng Phòng không cần phải có các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PS và S-300 PMU-1 (4 đến 6 tiểu đoàn); và để bảo vệ các hệ thống này cần có thêm hệ thống tên lửa phòng không tầm gần “Tor-M1V” và hệ thống pháo-tên lửa phòng không “Pantsir-S1”. Để bảo vệ các khu vực quân sự và công nghiệp quan trọng Lực lượng Không quân cần phải có các loại máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 4 ++ (theo tỷ lệ: 20 máy bay MIG-35, 30 máy bay MIG-29SMT và 50 máy bay SU-27SM). Ngoài ra, để nâng cao khả năng tác chiến thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt cần có khoảng (20-30) máy bay trực thăng hiện đại Ka-52 hoặc MI-28N.


Để tối ưu hóa hoạt động tác chiến của hai lực lượng Phòng không và Không quân cần phải có ít nhất 2 máy bay AWACS A-50U và Binh chủng rađar phải được trang bị (3-4) đài radar AWACS “Protivnhik-G”. Máy bay AWACS A-50U và đài radar AWACS “Protivnhik-G” thực hiện nhiệm vụ cảnh báo các cuộc tấn công tên lửa của đối phương, phát hiện mục tiêu ở cự ly 340 km và ở độ cao 120 km. Trong trường hợp quốc gia có ngân sách quân sự không đủ lớn thì có thể trang bị cho Lực lượng Không quân như sau: 50 máy bay MIG-29K thế hệ 4 ++ và 70 máy bay MIG-23-98-2 đã được cải tiến nâng cấp lên mức thế hệ 4+. Bằng cách này cho phép giảm đáng kể ngân sách trang bị cho Lực lượng Không quân. Máy bay MIG-23-98-2 - phiên bản được cải tiến hoàn thiện nhất của loại máy bay đa chức năng MIG-23ML - về tính năng kỹ thuật tương đương với máy bay thế hệ 4+. Máy bay MIG-23-98-2 được trang bị các loại tên lửa hiện đại R-27ER, RVV-AE, và vũ khí chính xác cao để tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền và trên biển ngay cả trong trường hợp có nhiễu điện tử.

Không cần thiết phải trang bị hàng trăm xe tăng hiện đại đắt tiền cho Lực lượng lục quân. Phương án tốt hơn là cải tiến nâng cấp vũ khí hiện có, và trang bị thêm khoảng (20-30) Hệ thống tên lửa chống tăng “Hermes” (với số lượng 720 tên lửa chống tăng có các cự ly sát thương 15, 40 và 100 km). Đối với lực lượng bộ binh cơ giới cần trang bị 200 xe bọc thép BMP-3, 100 xe bọc thép hạng nặng BTR-4, 1000 tên lửa chống tăng “Kornet-E”, và (10-15) máy bay không người lái loại rẻ Tu-300 “Korsun” và “Inspektor-301”.

Lực lượng Hải quân của nước nhỏ có thể trang bị 4 tàu ngầm diesel thiết kế 677 “Lada”, 10 tàu tên lửa cao tốc “Molnhia” có hệ thống pháo-tên lửa phòng không “Kortik” (thay cho hệ thống pháo phòng không AK-630M cũ trước đây), và hai tàu khu trục “Shichzyachzhuan” thiết kế 051S của Trung quốc. Với thành phần tinh gọn này Lực lượng Hải quân có khả năng làm nguội lạnh tham vọng của cả một đối phương mạnh. Để bảo vệ bờ biển cần trang bị thêm cho Lực lượng Hải quân Hệ thống tên lửa Bastion “Bờ đối Biển” và Pháo bờ biển “Bereg” (số lượng tùy thuộc vào độ dài bờ biển).

Hiện nay, Algeria là nước có quan điểm xây dựng lực lượng vũ trang gần giống nhất với quan điểm trình bày trên đây. Cùng với nhận thức quy luật của các cuộc xung đột quân sự mới diễn ra gần đây, Lãnh đạo các nước nhỏ cần phải suy nghĩ về việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, để một ngày nào đó không bị hàng trăm quả tên lửa “Tomogav” bắn vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự của đất nước.

Tri Tam (theo http://topwar.ru)Tin dịch

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Công nghệ tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam "đỉnh" hơn Kilo 636 của Trung Quốc?

Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa số tháng 4 dẫn nguồn tin là một chuyên gia công nghệ quân sự uy tín ở Mátxcơva (Nga) cho biết theo hiệp định song phương đã kí kết giữa Nga và Việt Nam, năm 2013, Việt Nam sẽ nhận được chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên, một năm sau là chiếc thứ hai và chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào năm 2017. So với tàu ngầm Kilo 636 MK mà hải quân Trung Quốc sử dụng, tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, trong đó lớn nhất là về vũ khí trang bị.

Trước tiên, tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được lắp đặt tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E loại mới nhất, có tầm bắn 290 km. Loại tên lửa này không được Bộ Quốc phòng Nga phê chuẩn xuất khẩu cho Trung Quốc. Ngoài Việt Nam, hai nước khác được Nga xuất khẩu tên lửa 3M-14E là Ấn Độ và Angiêria.
Bên cạnh đó, tàu ngầm Kilo 636 MV còn được trang bị ra đa dẫn đường phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất. Loại ra đa này không được xuất khẩu cho Trung Quốc, có ưu điểm lớn nhất là giảm tối đa tạp âm trong môi trường nước và giúp đa dạng hóa biện pháp dẫn đường.
Về hệ thống sonar, tàu ngầm Kilo 636 MK của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống sonar MGK 400E loại cơ bản. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.
Về kính tiềm vọng, tuy tàu ngầm Kilo 636 MK và tàu ngầm Kilo 636 MV đều được trang bị hệ thống thám trắc quang học, nhưng kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm Kilo 636 MV được lắp đạt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia la de và hệ thống quan trắc TV, IR. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MK chủ yếu sử dụng quang học ngắm bắn và không có thiết bị đo cự ly bằng tia la de. Điều đó có nghĩa năng lực tác chiến ban đêm và độ chính xác của đòn đánh của tàu ngầm Kilo 636 MV sẽ cao hơn tàu ngầm Kilo 636 MK.
Điểm khác biệt cuối cùng là hệ thống điều hòa mà tàu ngầm Kilo 636 MV sử dụng thích hợp hơn với khí hậu, địa hình nhiệt đới.
Bên cạnh những điểm khác biệt, tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Trung Quốc và tàu ngầm Kilo mà Nga xuất khẩu cho Việt Nam có một số điểm giống nhau như cùng được trang bị tên lửa chống hạm 3M-54E, cùng sử dụng ắc quy 476 E loại cải tiến, tuổi thọ dài, đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ nước ở Thái Bình Dương.
Nguồn tin cho rằng thời gian sản xuất của hai loại tàu ngầm trên cách nhau hơn 5 năm, nên công nghệ trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 MV tiên tiến hơn tàu ngầm Kilo 636 MK là điều đương nhiên. Xem xét những khác biệt nêu trên, theo tờ tạp chí, dù đều là tàu ngầm Kilo 636 M, nhưng khoảng cách về công nghệ giữa tàu ngầm Kilo 636 MV và tàu ngầm Kilo 636 MK chí ít là trên 10 năm.
Về 6 chiếc tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Việt Nam, từ lâu có thông tin cho rằng Việt Nam có thể sử dụng chúng để xây dựng hai hạm đội. Tuy nhiên, theo nguồn tin, 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636 MV của Việt Nam sẽ được bố trí thống nhất, tạo thành một hạm đội và phía Nga sẽ phụ trách việc xây dựng tất cả các kho cất trữ tên lửa ở cảng biển và trạm cung cấp dưỡng khí như một phần trong nội dung hiệp định song phương đã kí kết với Việt Nam.
Liên quan đến giá mua tàu ngầm Kilo 636 MV, trước đây có thông tin cho rằng có thể hải quân Việt Nam đã phải mua tàu ngầm Kilo 636 MV với giá cao. Tuy nhiên theo nguồn tin, giá tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam hoàn toàn là giá thật và hiện nay phía Nga đã bắt tay vào chế tạo chiếc tàu ngầm Kilo 636 MV đầu tiên cho Việt Nam./.

Theo Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa

Đừng hoang tưởng về một thế giới phẳng

Tác giả: TS. ALAN PHAN (CHỦ TỊCH QUỸ ĐẦU TƯ VIASA)
Bài đã được xuất bản trên VietnamNet: 05/04/2011 05:00 GMT+7

Thế giới cũng sẽ KHÔNG phẳng sau sự lan tỏa toàn cầu của mạng lưới Internet. Thế giới sẽ vẫn là thế giới ta đã quen biết suốt 5,000 năm lịch sử: rất nhiều cách biệt giữa các tầng lớp xã hội: giàu và nghèo, học thức và vô học, đạo đức và bất lương, thôn quê và thành thị, quốc gia phát triển và quốc gia nghèo đói. Nhưng công nghệ thông tin lại có khả năng làm gia tăng sự cách biệt này:...

Các chính trị gia và các chuyên gia thường thích dùng các danh từ thời thượng để phô trương tri thức về thế giới và tạo ấn tượng trong cộng đồng. Gần đây, họ hay nói đến các ngôn từ như kinh tế sáng tạo, mạng xã hội, hội nhập toàn cầu, công nghệ xanh, kỹ thuật số, chỉ số hạnh phúc... Nhưng một chữ bị lạm dụng nhiều nhất có lẽ là "thế giới phẳng".

Danh từ này được Thomas Friedman dùng làm đề tài cho một tựa sách vào 2005 để diễn tả một hiện tượng mới về xã hội và kinh tế do cuộc cách mạng Internet và công nghệ thông tin (IT) mang lại. Giả thuyết của ông là sự lan tỏa cùng khắp những thông tin và kiến thức nhanh chóng qua Internet đã san bằng mọi cách biệt về lợi thế kinh tế giữa các quốc gia, giữa các thể chế chính trị, và giữa các tầng lớp nhân dân. Kết quả là một thế giới phẵng lì, không còn rào cản vả bất cứ ai cũng có thể nắm bắt những cơ hội mới do công nghệ mới tạo dựng.

Tôi đã theo dõi nhiều bài viết của Friedman trên New York Times, tờ báo của giới mệnh danh là "tiến bộ" (liberal) của các trí thức khoa bảng Mỹ. Ông này có tật xấu là đơn giản hóa mọi vấn đề, rồi dựa trên một vài sự kiện đặc thù mà đặt ra các giả thuyết khá phi lý, phù hợp với quan điểm cá nhân của mình. Ông luôn quên đi sự phức tạp của mọi vấn đề bàn luận, dù là xã hội, kinh tế hay chính trị, dù là địa phương hay toàn cầu. Thế giới phẳng và một xã hội đại đồng bình đẳng là một hoang tưởng rất thời thượng của ông.

Ảnh minh họa: saga
Vào khoảng 1885, Karl Benz sáng chế ra chiếc xe hơi hiện đại thay thế cho cỗ xe ngựa và cùng thời điểm, James Maxwell đưa ra lý thuyết để thế giới có được máy phát thanh (radio). Nếu ông sinh ra ở thời này, Friedman cũng sẽ dễ dàng đưa ra lập luận về một "thế giới phẳng" vì hai phát minh này cũng đã đem nhân loại đến gần nhau hơn. Thế nhưng, sau đó, ai cũng biết thế giới đã KHÔNG phẳng với những sáng chế diệu kỳ về xe hơi, về radio, về TV, về máy in... Tôi cũng xin báo cho các bạn trẻ là thế giới cũng sẽ KHÔNG phẳng sau sự lan tỏa toàn cầu của mạng lưới Internet.

Máy tính, Internet, điện thoại di động và các dụng cụ công nghệ thông tin quả đã tạo nên một cách mạng vĩ đại về kiến thức và thông tin với tốc độ, tầm cỡ và chức năng. Nhưng thế giới sẽ vẫn là thế giới ta đã quen biết suốt 5,000 năm lịch sử: rất nhiều cách biệt giữa các tầng lớp xã hội: giàu và nghèo, học thức và vô học, đạo đức và bất lương, thôn quê và thành thị, quốc gia phát triển và quốc gia nghèo đói. Thực sự, công nghệ thông tin lại có khả năng làm gia tăng sự cách biệt này: người biết sử dụng IT sẽ khôn khéo dùng lợi thế cạnh tranh này của mình để kiếm tiền, kiếm quyền và đặc lợi nhiều hơn so với đám đông còn bỡ ngỡ.

Sự yêu thích hình tượng và viễn ảnh của một thế giới phẳng có lẽ bắt nguồn từ sự ao ước của rất nhiều nhà trí thức trẻ (trong đó có người viết bài này) với một con tim tha thiết về một xã hội công bằng, không có khác biệt giữa giàu nghèo, giai cấp hay phân khúc. Một thế giới đại đồng của những người bình đẳng về mọi khả năng và quyền lợi. Cuộc thí nghiệm vĩ đại nhất lịch sử đã diễn ra ở Liên xô và Trung Quốc hơn 70 năm. Ngày nay, tại hai xã hội này, sự cách biệt về giàu nghèo (theo chỉ số Gini) thuộc loại cao nhất trong 10 hạng đầu của thế giới (Top Ten).

Rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức và các bậc khoa bảng luôn luôn ta thán về hiện tượng bất công của xã hội, thường kết luận trong vội vã "đời không công bằng chút nào" khi so sánh sự thua kém của mình với những nhân vật mà họ nghĩ là không xứng đáng. Chính tôi cũng hay rơi vào trường hợp tự ti này khi không để lý trí suy xét.

Vào thời điểm 1968 sau khi tốt nghiệp Đại học ở Mỹ, tôi và một người bạn người Mã Lai tên là Michael cùng quay trở về nước. Trong khi tôi chật vật với lương giảng viên ở Đại Học Bách Khoa Phú Thọ, Michael được ông bố, vốn là một đại gia tăm tiếng ở Mã Lai, mua cho một ngân hàng rồi bổ nhiệm hắn làm Chủ Tịch TGĐ một ngân hàng đứng hàng thứ 8 ở Mã Lai vào thời đó. Ngay cả suốt cuộc đời 2 đứa trong 42 năm qua, trong khi tôi phải lên voi xuống ngựa, đi từ đỉnh cao của thịnh vượng đến vực thẳm của nghèo khó, Michael vẫn ung dung tự tại sống đời thượng lưu, thành công từ việc làm ngân hàng đến tạo dựng một đế quốc về địa ốc. Sau này, mỗi lần qua chơi, tôi vẫn rất ghen tỵ, chép miệng, "đời thật bất công".

Một người bạn khác ở VN cùng tôi mài ghế suốt 4 năm trung học. Anh ta tên Duy và là thần tượng của tôi hồi đó. Học giỏi, đẹp trai, con nhà giàu, nhưng trên hết, có một hạnh kiểm hoàn toàn, luôn luôn được bầu là trưởng lớp bởi các học trò và thầy cô. Ai cũng ngưỡng mộ. Anh thường ái ngại nhìn tôi bỏ lớp trốn học, đi tán gái, chọc phá làng xóm, và nói nếu không thay đổi tính nết, tương lai của tôi sẽ chìm sâu trong đống bùn. Tôi luôn luôn đồng ý, nhưng đã không bỏ được những thói quen xấu. Xong Tú Tài, anh thi đậu vào Đại Học Sư Phạm dễ dàng và trở thành một bậc thầy khả kính sau những năm học hành. Còn tôi, may mắn được học bổng Mỹ, bay đi tận nữa vòng trái đất, loay hoay làm lại đời mình. Một lần về thăm nhà năm 1992, Viện Đại học Cần Thơ mời tôi giảng dạy một buổi về Kinh Tế Mở Cửa của TQ cho các học sinh cũng như nhiều vị giáo chức tu nghiệp. Tôi ngỡ ngàng gặp lại Duy, thay đổi thứ bậc trong liên hệ thầy-trò. Anh ngượng ngùng, bỏ ngang lớp học sau tiết đầu và không trả lời điện thoại khi tôi kêu. Bạn bè cho biết hôn nhân của anh trắc trở, anh buồn đời làm một con sâu rượu giải sầu, và bị cấp trên "đầy đọa" vì nhiều lần say rượu trong lớp học. Tôi chắc Duy cũng đang nghĩ thầm, "đời thật bất công".

Cách nay ba tháng, một đại gia trẻ tuyên bố trong một buổi hội thảo là tương lai IT của VN sáng ngời, vì chỉ sau 10 năm, dân số VN có điện thoại di động bây giờ đã lên đến hơn 53 triệu người. Anh ta đồng hóa việc sỡ hữu một cái phone với trình độ kiến thức và hiệu năng của nền kinh tế sáng tạo, biểu hiện qua một công cụ IT phổ thông. Tôi có 2 người giúp việc nhà. Họ đều sở hữu điện thoại riêng cho cá nhân và nhờ những chương trình khuyến mãi, nói chuyện qua phone đến 4, 5 giờ mỗi ngày. Họ trao đổi liên tục với bạn bè, láng giềng, gia đình dưới quê về mọi chuyện lặt vặt, còn hơn Twitter của các siêu sao ở Hollywood. Thậm chí họ còn dùng điện thoại để chửi nhau, để khuyến nghị về số đề, về mua hụi, về chương trình kịch trên TV. Thậm chí, một bà đã gần 50 tuổi, có chồng và 4 đứa con ở quê, vẫn trả lời tất cả những cú phone từ người lạ, đóng vai trò một cô gái mới 20, đóng góp và giải tỏa các lời yêu thương ảo (như một loại phone sex rẻ tiền) cho rất nhiều bạn trai Việt.

Những bất công hay hố cách biệt vừa kể cũng có thể là do sự lựa chọn và sở thích của cá nhân. Năm trăm năm trước, ngài Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ca tụng chữ "nhàn" và lối sống điền viên, "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn người đến chốn lao xao". Nếu ta bắt ông phải sống trong một Net café, cạnh Ngã Sáu Chợ Lớn, nhìn khói bụi, dòng xe và biển người qua lại, chắc ông phải khóc tủi thân mỗi ngày. Còn nếu ai buộc tôi phải xa rời các trung tâm tài chính thế giới như New York, Luân Đôn hay Hồng Kông... để về sống ở xứ Cà Mau với những cánh đồng bất tận của chị Nguyễn Ngọc Tư chắc tôi cũng hóa điên. Dù tôi biết chỗ đậu xe ở Cà Mau không thể tốn 40 dollars mỗi ngày như New York.

Trong chuỗi hội thảo về đầu tư cho các doanh nhân và sinh viên Việt Nam vào tháng 3 vừa qua, tôi nói nhiều về Zuckerberg của Facebook. Anh chàng sinh viên 24 tuổi này đã bắt đầu với một ý tưởng và 1 ngàn dollars của bạn cùng phòng; và chỉ trong 4 năm tạo nên một tài sản mà Goldman Sachs đánh giá là 60 tỷ dollars; tương đương với 60% GDP của Việt Nam. Trong số 80 triệu dân hiện tại, có người Việt nào sẽ đứng lên đáp lời sông núi để chứng minh là thế giới đã phẳng như Friedman nói; hay chúng ta sẽ lại có thêm vài khẩu hiệu rẻ tiền về sáng tạo?