Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

SMX-26 - sự bổ sung hoàn hảo cho tàu ngầm Kilo Việt Nam



NTĐ - Hiện các cường quốc hải quân thế giới không ngừng sử dụng các công nghệ có tính đột phá để chế tạo các loại tàu ngầm có tính năng hiện đại. Phát triển lực lượng tàu ngầm đủ sức bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam là xu thế tất yếu, vậy phải lựa chọn những loại tàu ngầm nào cho phù hợp với điều kiện kinh phí và đáp ứng yêu cầu tác chiến biển của hải quân Việt Nam?

Tại triển lãm trang bị hải quân quốc tế châu Âu cuối tháng 10 năm nay, công ty DCNS đã giới thiệu mẫu thiết kế tàu ngầm tương lai SMX-26, thu hút sự chú ý của đông đảo các chuyên gia quân sự. Đây là loại tàu ngầm cỡ nhỏ, có chiều dài 40m, chiều rộng và chiều cao đều là 15m, lượng giãn nước 1000 tấn.

2 cửa phóng ngư lôi hạng nặng và 8 cửa phóng hạng nhẹ được bố trí phần đầu tàu.

Tàu Kilo tác chiến thế nào trên Biển Đông


Theo báo chí Nga, hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được chuyển cho Việt Nam trong năm 2013, trong đó một chiếc đang thử nghiệm trên biển Baltic. 


Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng 2 tỷ USD được dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc và được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" nhờ độ ồn rất nhỏ. Các chuyên gia Nga đánh giá đây là những tầu ngầm ưu việt, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Đặc biệt, có tổ hợp tên lửa Club vô cùng lợi hại.

Cũng theo các nguồn tin quân sự Nga, khả năng 2 tàu ngầm cuối cùng trong số 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam đặt mua có thể không phải là loại Kilo 636 mà rất có thể là Amur. Đó là một thế hệ tàu ngầm diesel/điện tân tiến hơn nhiều, được trang bị hệ thống sonar và thiết bị tác chiến điện tử đời mới nhất của Nga. Amur cũng được trang bị hệ thống VLS mang các ống phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng...

Cùng với các loại vũ khí phòng thủ hiện đại khác, tàu ngầm lớp Kilo sẽ Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả hơn lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga KHQS V.Valkov về những nhiệm vụ cơ bản của tàu ngầm trong chiến tranh và xung đột khu vực, trong thời bình và thời chiến có tính chất là những hoạt động bí mật dưới lòng biển, có khả năng tấn công bất cứ lúc nào vào những mục tiêu quan trọng, có tính quyết định hoặc tiêu diệt sinh lực đối phương.

Đòn phản công vào "tử huyệt" của hải quân địch


 Tấn công vào một mục tiêu nào mà sự chiến thắng sẽ làm rúng động toàn bộ chiến dịch hay ảnh hưởng sống còn đến kết quả chiến dịch… thì mục tiêu đó được coi là “tử huyệt”.



Thực tế trong chiến tranh, có những “tử huyệt” của địch, để phát hiện ra nó không phải dễ dàng, đơn giản, mà cần có những bộ óc sáng suốt của những vị tướng tài, của một bộ tham mưu tài giỏi đầy kinh nghiệm chiến trận mới “nhìn thấy” cái mà ngay địch cũng không thể “nhìn thấy”.

Vì loại “tử huyệt” này nó tồn tại lịch sử và khách quan, có khi ngay trước mắt nhưng chẳng ai “nhìn thấy” và cũng có khi chỉ chịu lộ ra trước những tác động, hoạt động quân sự của đôi bên như bày mưu, cài thế… mà thôi.

“Buôn Ma Thuột” trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 là “tử huyệt” thuộc kiểu loại đó.

Nhưng thực tế cũng có những “tử huyệt” thì dù có che giấu kiểu gì cũng không thể được vì nó tồn tại mang tính bắt buộc, tính nguyên tắc và tính khoa học, cho nên chẳng cần kinh nghiệm và nhãn quan quân sự vẫn rất dễ nhận biết và ai cũng “nhìn thấy”.

Tử huyệt loại này gọi là “bất khả kháng”.