Tác giả: Xinhuanet
Gần đây báo chí nói rất nhiều và bằng rất nhiều cách liên quan đến khả năng "Việt Nam và Mỹ liên minh với nhau đối phó với Trung Quốc". Những dư luận như vậy tuy không dựa vào sự thật căn bản nhưng không phải hoàn toàn không có căn cứ. - Tân Hoa Xã viết.
LTS: Ngày 24/8, mạng Xinhuanet của Trung Quốc đăng bài viết của tác giả Lăng Đức Quyền - nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa Xã tại Hà Nội, hiện là Nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế của THX, trực tiếp nghiên cứu vấn đề Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, trong đó phân tích về quan hệ Việt - Mĩ.
Trong bài viết, tác giả đã "ưu ái" dành một đoạn viết về báo VietNamNet. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam, báo VietNamNet đăng lại bản dịch tiếng Việt của Thông tấn xã Việt Nam trên Tư liệu tham khảo đặc biệt ngày 07/9 của bài viết này.
Rước sói vào nhà?*
Những thế hệ già trẻ lưu vong trung thành với chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũ vẫn còn nuôi giấc mộng "khôi phục chế độ", "về lại quê hương". Những người này không chỉ cực đoan căm thù Đảng Cộng sản Việt Nam, căm thù Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam, những người đó đã đánh đổ chúng, mà còn ghi xương khắc cốt thù hận Trung Quốc là người bạn đã ủng hộ Việt Nam giành thắng lợi trong chiến tranh chống Mỹ. Trước sau những người này vẫn nghĩ ông chủ cũ sẽ giúp họ trở lại nắm chính quyền, "giành lại những gì đã mất trong chiến tranh". Nếu liên minh dựa vào Mỹ mà từ bỏ những thứ nói trên, liệu họ có còn hướng đi nào khác? Tuy nhiên, đám xác chết với những âm hồn tản mạn có được người Mỹ nhìn nhận trở lại như là "đồng minh" nữa hay không? Có lẽ nhiều lắm cũng chỉ được coi là những tên lính hầu tiểu tốt mà thôi.
Còn có một số người Việt Nam phản bội, bỏ chạy khỏi hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam như Bùi Tín, Phó tổng biên tập cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, điên cuồng chống Cộng, mấy hôm trước còn ra sức kêu gào Việt Nam và "tất cả các quốc gia dân chủ" như Mỹ liên minh với nhau cùng chống lại "mối đe dọa từ Trung Quốc".
Ở trong nước, Việt Nam cũng không phải không có người hoặc công khai hoặc ngấm ngầm chủ trương rước sói vào nhà. VietNamNet, một tờ báo mạng không thuộc dòng chính thống có thế mạnh ở Hà Nội từ đầu năm tới nay đã thông qua phương thức liên lạc, đối thoại với Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, đến phỏng vấn một số cựu quan chức ngoại giao cao cấp, tuyên truyền khuyến khích nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ, xây dựng "quan hệ đối tác chiến lược", thậm chí thảo luận thăm dò khả năng liên kết thành "đồng minh" với Mỹ.
Tuy nhiên, những quan chức tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn quan tâm tới chính trị nói trên vừa không đại diện cho Chính phủ của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa không phản ánh được ý nguyện của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam là những người đã chịu nhiều hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nhưng tại sao những người này lại ra sức cổ vũ, và lịch sử cũng như bối cảnh cá nhân của họ cũng là vấn đề rất đáng phải tìm hiểu.
Liệu Việt Nam có liên minh với Mỹ?
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam liệu có "liên minh" với Mỹ? Về lâu dài xin tạm gác lại, hãy nghe nhà lãnh đạo Việt Nam gần đây trịnh trọng tuyên bố và cam kết với thế giới:
- Trong bài phát biểu tại Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 6 tổ chức ở Xinhgapo ngày 31/5/2009, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng (Ủy viên Bộ Chính trị TW ĐCSVN), tuyên bố nguyên tắc và lập trường của Việt Nam trong ngoại giao quốc phòng như sau: "Không liên minh quân sự, không liên kết với nước này chống lại nước khác, không cho phép nước ngoài xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, không chạy đua vũ trang, chỉ từng bước hiện đại hóa quân đội và tăng cường tiềm lực quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ quốc gia".
- Ngày 14/8 năm này trong khi bày tỏ thái độ về những "vấn đề nóng" như sự kiện tàu chiến Mỹ tới thăm Việt Nam và quan hệ quân sự Việt - Mỹ, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chính thức làm sáng tỏ và trình bày rõ như sau: "Một số đài báo phương Tây bình luận ầm ĩ, cho rằng Việt Nam đang tăng cường quan hệ hải quân với Mỹ nhằm 'cân bằng sức mạnh' ở Biển Đông. Lối bình luận như trên không có căn cứ, thiếu hiểu biết về chính sách quốc phòng của Việt Nam. Chúng tôi trước sau luôn thực hiện chính sách quốc phòng bảo vệ tổ quốc bằng cách dựa vào sức mình là chính. Chúng tôi luôn giữ quan điểm độc lập tự chủ, không tham gia liên minh quân sự, không dựa vào nước này chống lại nước kia".
Ở Việt Nam không phải không có sự khác biệt và tranh cãi trong rất nhiều vấn đề lớn, cũng không cần phải ngạc nhiên trước những hiện tượng khác biệt và tranh cãi nói trên. Nhưng các nhà nghiên cứu và những nhà quan sát có trách nhiệm tuyệt đối không thể phóng đại vô hạn độ những thông tin mà một số người cố ý tạo ra với thái độ thiếu khách quan và không nghiêm túc, mà cần nhìn nhận những thông tin chuẩn xác và có độ tin cậy cao. Nếu nhào nặn tô vẽ, dùng tin đồn chuyển tải tin đồn, dẫn dụng phóng đại sẽ chỉ khiến công chúng hiểu sai vấn đề, gây hậu quả xấu cho toàn bộ công tác đối nội đối ngoại, mức độ tai hại sẽ rất khó lường!
Từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986 đến nay, Việt Nam đã từng bước thay đổi đường lối đối ngoại liên minh với Liên Xô, "nghiêng hẳn" về Liên Xô mà các nhà lãnh đạo trước đó một thời thực hiện, chuyển sang đường lối ngoại giao "độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế", "làm bạn với các nước trên thế giới", "tranh thủ môi trường quốc tế hòa bình ổn định".
Năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ giữa hai đảng hai nước, năm 1955 Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập khối ASEAN, tích cực phát triển quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế trên thế giới.
Gần đây, trong bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam cùng các bài viết đăng trên các báo lớn có uy tín ở Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh chính sách đối ngoại của Việt Nam: "Thi hành nguyên tắc độc lập, tự chủ, hòa bình và hợp tác, phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, tích cực chủ động hội nhập quốc tế; vừa là bạn đáng tin cậy vừa là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; phấn đấu cho một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh".
Trên thế giới, bất cứ quốc gia có chủ quyền nào cũng đều có quyền lựa chọn chế độ xã hội và chính sách đối nội đối ngoại của mình. Các nhà quan sát và nhà bình luận về các vấn đề quốc tế cần quan sát chính sách đối ngoại của một quốc gia một cách nghiêm túc và khách quan, nhận thức rõ đầu đuôi ngọn nguồn, phải trái trắng đen, phân biệt rõ đâu là mạch chính, đâu là mạch nhỏ, đâu là tiếng nói chủ yếu, đâu là tạp âm từ những tiếng nói khác nhau trong nội bộ một quốc gia. Đối với Việt Nam đương nhiên cũng không thể ngoại lệ.
Chính quyền và chế độ xã hội ở Việt Nam hiện nay là do Đảng Cộng sản Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đã lãnh đạo toàn thể nhân dân Việt Nam trải qua mấy chục năm phấn đấu gian khổ bằng xương máu mới giành lại được. "Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội" là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam. Mọi nước trên thế giới đều phải tôn trọng sự lựa chọn đó của nhân dân Việt Nam.
Mỹ và Việt Nam từng là "kẻ thù không đội trời chung" đánh nhau suốt mười mấy năm. Dòng thác lớn của thế giới ngày nay là hòa bình, hợp tác, phát triển. Việc "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" của hai "kẻ thù cũ" nói trên không những có lợi cho nhân dân hai nước, mà còn có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực. Trên thực tế, quan hệ Trung - Mỹ từ khi Tổng thống Nixon sang thăm Trung Quốc năm 1972 đến nay về đại thể cũng chẳng giống như vậy đó sao?
Không thể nhìn phiến diện
Là hai láng giềng núi sông liền một dải, việc người Trung Quốc quan tâm những thay đổi trong quan hệ Việt - Mỹ, và người Việt Nam quan tâm những thay đổi trong quan hệ Trung - Mỹ đều rất đỗi tự nhiên như vậy. Mọi người chúng ta không nên nhìn nhận một số biểu tượng trong quan hệ Việt - Mỹ một cách phiến diện và đơn giản hóa.
Nhắm mắt làm ngơ trước sự thay đổi trong quan hệ Việt - Mỹ là điều ngốc nghếch, đánh giá quá mức mức độ quan hệ Việt - Mỹ cũng sẽ gây phức tạp cho chính mình.
Về mặt xử lý quan hệ song phương, Việt Nam và Mỹ có lợi ích chung nhưng mục tiêu và xuất phát điểm không giống nhau. Mọi người gần đây đã thấy một số biểu hiện nổi bật về sự "ấm lên" trong quan hệ Việt - Mỹ, nhưng thử hỏi mọi người có thấy Chính phủ Mỹ, chính khách Mỹ và các báo lớn ở Mỹ có ngừng lợi dụng "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo" và "tự do báo chí" để ngang ngược công kích Đảng Cộng sản Việt Nam hay Chính phủ Việt Nam hay không? Một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ gần đây còn lên tiếng ầm ĩ đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách đen với các "quốc gia đi ngược lại tự do tôn giáo" do Chính phủ Mỹ tự đặt ra!
Có một chủ đề vẫn luôn được các nhà lãnh đạo và dòng báo chí chủ lưu của Đảng, của quân đội Việt Nam tuyên truyền từ rất nhiều năm nay là đề phòng và chống lại âm mưu gây "cách mạng màu sắc", "diễn biến hòa bình và tự diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ" của các thế lực thù địch. Những vụ án cũng như sự thực về việc can thiệp thô bạo vào các công việc nội bộ của Việt Nam được báo chí chủ lưu công khai đưa tin cũng đủ khiến người ta phải giật mình, hơn nữa đó cũng chỉ là một phần chứ hoàn toàn không phải toàn bộ.
Lôi kéo và gây sức ép luôn là phương châm cơ bản của Chính phủ Mỹ đối với Việt Nam từ 15 năm qua. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gần đây đã tổ chức hội nghị liên tịch, triển khai công tác bảo vệ chính trị nội bộ và an ninh xã hội.
Không nên chỉ chú ý đến những lời đường mật của Ngoại trưởng Mỹ phát biểu tại Hà Nội hồi cuối tháng 7 vừa qua, mà còn phải thấy nước Mỹ và thế lực chính trị do Mỹ nuôi dưỡng đang ngấm ngầm muốn làm gì tại Việt Nam.
Trở lại chủ đề bài viết qua dòng tựa đề nói trên - Việt Nam liệu có liên minh với Mỹ? Người nhiều tư cách nhất có thể trả lời câu hỏi này là người lãnh đạo và nhân dân hai nước Việt - Mỹ, mà các vị độc giả cũng không khó để đưa ra được những nhận định và kết luận của riêng mình./.
Gần đây báo chí nói rất nhiều và bằng rất nhiều cách liên quan đến khả năng "Việt Nam và Mỹ liên minh với nhau đối phó với Trung Quốc". Những dư luận như vậy tuy không dựa vào sự thật căn bản nhưng không phải hoàn toàn không có căn cứ. - Tân Hoa Xã viết.
LTS: Ngày 24/8, mạng Xinhuanet của Trung Quốc đăng bài viết của tác giả Lăng Đức Quyền - nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa Xã tại Hà Nội, hiện là Nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế của THX, trực tiếp nghiên cứu vấn đề Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, trong đó phân tích về quan hệ Việt - Mĩ.
Trong bài viết, tác giả đã "ưu ái" dành một đoạn viết về báo VietNamNet. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam, báo VietNamNet đăng lại bản dịch tiếng Việt của Thông tấn xã Việt Nam trên Tư liệu tham khảo đặc biệt ngày 07/9 của bài viết này.
Rước sói vào nhà?*
Những thế hệ già trẻ lưu vong trung thành với chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũ vẫn còn nuôi giấc mộng "khôi phục chế độ", "về lại quê hương". Những người này không chỉ cực đoan căm thù Đảng Cộng sản Việt Nam, căm thù Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam, những người đó đã đánh đổ chúng, mà còn ghi xương khắc cốt thù hận Trung Quốc là người bạn đã ủng hộ Việt Nam giành thắng lợi trong chiến tranh chống Mỹ. Trước sau những người này vẫn nghĩ ông chủ cũ sẽ giúp họ trở lại nắm chính quyền, "giành lại những gì đã mất trong chiến tranh". Nếu liên minh dựa vào Mỹ mà từ bỏ những thứ nói trên, liệu họ có còn hướng đi nào khác? Tuy nhiên, đám xác chết với những âm hồn tản mạn có được người Mỹ nhìn nhận trở lại như là "đồng minh" nữa hay không? Có lẽ nhiều lắm cũng chỉ được coi là những tên lính hầu tiểu tốt mà thôi.
Còn có một số người Việt Nam phản bội, bỏ chạy khỏi hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam như Bùi Tín, Phó tổng biên tập cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, điên cuồng chống Cộng, mấy hôm trước còn ra sức kêu gào Việt Nam và "tất cả các quốc gia dân chủ" như Mỹ liên minh với nhau cùng chống lại "mối đe dọa từ Trung Quốc".
Ở trong nước, Việt Nam cũng không phải không có người hoặc công khai hoặc ngấm ngầm chủ trương rước sói vào nhà. VietNamNet, một tờ báo mạng không thuộc dòng chính thống có thế mạnh ở Hà Nội từ đầu năm tới nay đã thông qua phương thức liên lạc, đối thoại với Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, đến phỏng vấn một số cựu quan chức ngoại giao cao cấp, tuyên truyền khuyến khích nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ, xây dựng "quan hệ đối tác chiến lược", thậm chí thảo luận thăm dò khả năng liên kết thành "đồng minh" với Mỹ.
Tuy nhiên, những quan chức tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn quan tâm tới chính trị nói trên vừa không đại diện cho Chính phủ của Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa không phản ánh được ý nguyện của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam là những người đã chịu nhiều hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nhưng tại sao những người này lại ra sức cổ vũ, và lịch sử cũng như bối cảnh cá nhân của họ cũng là vấn đề rất đáng phải tìm hiểu.
Liệu Việt Nam có liên minh với Mỹ?
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam liệu có "liên minh" với Mỹ? Về lâu dài xin tạm gác lại, hãy nghe nhà lãnh đạo Việt Nam gần đây trịnh trọng tuyên bố và cam kết với thế giới:
- Trong bài phát biểu tại Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 6 tổ chức ở Xinhgapo ngày 31/5/2009, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng (Ủy viên Bộ Chính trị TW ĐCSVN), tuyên bố nguyên tắc và lập trường của Việt Nam trong ngoại giao quốc phòng như sau: "Không liên minh quân sự, không liên kết với nước này chống lại nước khác, không cho phép nước ngoài xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, không chạy đua vũ trang, chỉ từng bước hiện đại hóa quân đội và tăng cường tiềm lực quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ quốc gia".
- Ngày 14/8 năm này trong khi bày tỏ thái độ về những "vấn đề nóng" như sự kiện tàu chiến Mỹ tới thăm Việt Nam và quan hệ quân sự Việt - Mỹ, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chính thức làm sáng tỏ và trình bày rõ như sau: "Một số đài báo phương Tây bình luận ầm ĩ, cho rằng Việt Nam đang tăng cường quan hệ hải quân với Mỹ nhằm 'cân bằng sức mạnh' ở Biển Đông. Lối bình luận như trên không có căn cứ, thiếu hiểu biết về chính sách quốc phòng của Việt Nam. Chúng tôi trước sau luôn thực hiện chính sách quốc phòng bảo vệ tổ quốc bằng cách dựa vào sức mình là chính. Chúng tôi luôn giữ quan điểm độc lập tự chủ, không tham gia liên minh quân sự, không dựa vào nước này chống lại nước kia".
Ở Việt Nam không phải không có sự khác biệt và tranh cãi trong rất nhiều vấn đề lớn, cũng không cần phải ngạc nhiên trước những hiện tượng khác biệt và tranh cãi nói trên. Nhưng các nhà nghiên cứu và những nhà quan sát có trách nhiệm tuyệt đối không thể phóng đại vô hạn độ những thông tin mà một số người cố ý tạo ra với thái độ thiếu khách quan và không nghiêm túc, mà cần nhìn nhận những thông tin chuẩn xác và có độ tin cậy cao. Nếu nhào nặn tô vẽ, dùng tin đồn chuyển tải tin đồn, dẫn dụng phóng đại sẽ chỉ khiến công chúng hiểu sai vấn đề, gây hậu quả xấu cho toàn bộ công tác đối nội đối ngoại, mức độ tai hại sẽ rất khó lường!
Từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986 đến nay, Việt Nam đã từng bước thay đổi đường lối đối ngoại liên minh với Liên Xô, "nghiêng hẳn" về Liên Xô mà các nhà lãnh đạo trước đó một thời thực hiện, chuyển sang đường lối ngoại giao "độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế", "làm bạn với các nước trên thế giới", "tranh thủ môi trường quốc tế hòa bình ổn định".
Năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ giữa hai đảng hai nước, năm 1955 Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập khối ASEAN, tích cực phát triển quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế trên thế giới.
Gần đây, trong bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam cùng các bài viết đăng trên các báo lớn có uy tín ở Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh chính sách đối ngoại của Việt Nam: "Thi hành nguyên tắc độc lập, tự chủ, hòa bình và hợp tác, phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, tích cực chủ động hội nhập quốc tế; vừa là bạn đáng tin cậy vừa là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; phấn đấu cho một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh".
Trên thế giới, bất cứ quốc gia có chủ quyền nào cũng đều có quyền lựa chọn chế độ xã hội và chính sách đối nội đối ngoại của mình. Các nhà quan sát và nhà bình luận về các vấn đề quốc tế cần quan sát chính sách đối ngoại của một quốc gia một cách nghiêm túc và khách quan, nhận thức rõ đầu đuôi ngọn nguồn, phải trái trắng đen, phân biệt rõ đâu là mạch chính, đâu là mạch nhỏ, đâu là tiếng nói chủ yếu, đâu là tạp âm từ những tiếng nói khác nhau trong nội bộ một quốc gia. Đối với Việt Nam đương nhiên cũng không thể ngoại lệ.
Chính quyền và chế độ xã hội ở Việt Nam hiện nay là do Đảng Cộng sản Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, đã lãnh đạo toàn thể nhân dân Việt Nam trải qua mấy chục năm phấn đấu gian khổ bằng xương máu mới giành lại được. "Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội" là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam. Mọi nước trên thế giới đều phải tôn trọng sự lựa chọn đó của nhân dân Việt Nam.
Mỹ và Việt Nam từng là "kẻ thù không đội trời chung" đánh nhau suốt mười mấy năm. Dòng thác lớn của thế giới ngày nay là hòa bình, hợp tác, phát triển. Việc "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" của hai "kẻ thù cũ" nói trên không những có lợi cho nhân dân hai nước, mà còn có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực. Trên thực tế, quan hệ Trung - Mỹ từ khi Tổng thống Nixon sang thăm Trung Quốc năm 1972 đến nay về đại thể cũng chẳng giống như vậy đó sao?
Không thể nhìn phiến diện
Là hai láng giềng núi sông liền một dải, việc người Trung Quốc quan tâm những thay đổi trong quan hệ Việt - Mỹ, và người Việt Nam quan tâm những thay đổi trong quan hệ Trung - Mỹ đều rất đỗi tự nhiên như vậy. Mọi người chúng ta không nên nhìn nhận một số biểu tượng trong quan hệ Việt - Mỹ một cách phiến diện và đơn giản hóa.
Nhắm mắt làm ngơ trước sự thay đổi trong quan hệ Việt - Mỹ là điều ngốc nghếch, đánh giá quá mức mức độ quan hệ Việt - Mỹ cũng sẽ gây phức tạp cho chính mình.
Về mặt xử lý quan hệ song phương, Việt Nam và Mỹ có lợi ích chung nhưng mục tiêu và xuất phát điểm không giống nhau. Mọi người gần đây đã thấy một số biểu hiện nổi bật về sự "ấm lên" trong quan hệ Việt - Mỹ, nhưng thử hỏi mọi người có thấy Chính phủ Mỹ, chính khách Mỹ và các báo lớn ở Mỹ có ngừng lợi dụng "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo" và "tự do báo chí" để ngang ngược công kích Đảng Cộng sản Việt Nam hay Chính phủ Việt Nam hay không? Một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ gần đây còn lên tiếng ầm ĩ đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách đen với các "quốc gia đi ngược lại tự do tôn giáo" do Chính phủ Mỹ tự đặt ra!
Có một chủ đề vẫn luôn được các nhà lãnh đạo và dòng báo chí chủ lưu của Đảng, của quân đội Việt Nam tuyên truyền từ rất nhiều năm nay là đề phòng và chống lại âm mưu gây "cách mạng màu sắc", "diễn biến hòa bình và tự diễn biến hòa bình", "bạo loạn lật đổ" của các thế lực thù địch. Những vụ án cũng như sự thực về việc can thiệp thô bạo vào các công việc nội bộ của Việt Nam được báo chí chủ lưu công khai đưa tin cũng đủ khiến người ta phải giật mình, hơn nữa đó cũng chỉ là một phần chứ hoàn toàn không phải toàn bộ.
Lôi kéo và gây sức ép luôn là phương châm cơ bản của Chính phủ Mỹ đối với Việt Nam từ 15 năm qua. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gần đây đã tổ chức hội nghị liên tịch, triển khai công tác bảo vệ chính trị nội bộ và an ninh xã hội.
Không nên chỉ chú ý đến những lời đường mật của Ngoại trưởng Mỹ phát biểu tại Hà Nội hồi cuối tháng 7 vừa qua, mà còn phải thấy nước Mỹ và thế lực chính trị do Mỹ nuôi dưỡng đang ngấm ngầm muốn làm gì tại Việt Nam.
Trở lại chủ đề bài viết qua dòng tựa đề nói trên - Việt Nam liệu có liên minh với Mỹ? Người nhiều tư cách nhất có thể trả lời câu hỏi này là người lãnh đạo và nhân dân hai nước Việt - Mỹ, mà các vị độc giả cũng không khó để đưa ra được những nhận định và kết luận của riêng mình./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét