Bài đăng trên vntime.vn
Tại sao Việt Nam lại hợp tác với Nga sản xuất loại tên lửa này? Điều gì sẽ xảy ra khi loại tên lửa này ra lò hàng loạt mang tên Made in Viet Nam?
Trong chiến tranh, sử dụng loại vũ khí trang bị nào không quan trọng. Quan trọng là sử dụng vũ khí trang bị đó như thế nào.
Thế giới hiện đại bước vào toàn cầu hóa thì ngay cả vũ khí trang bị (VKTB) cho quốc phòng cũng toàn cầu hóa. Chỉ trừ các loại vũ khí trang bị mà ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, các nước sản xuất ra không thể bán, còn lại là đều có thể.
Chẳng ai chẳng ngạc nhiên khi trong khu vực có rất nhiều quốc gia có vũ khí trang bị giống nhau. Chẳng hạn tàu ngầm KILO; máy bay SU-30 của Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia vv…hoặc một số loại khác tên nhưng tính năng kỹ chiến thuật thì giống nhau về cơ bản.
Tuy thế, điều này không quan trọng, vì mỗi quốc gia có thế địa lý khác nhau, có học thuyết quân sự khác nhau, có lối đánh, nghệ thuật quân sự khác nhau và do vậy họ sẽ có cách sử dụng vũ khí trang bị khác nhau.
Chẳng hạn như Việt Nam, quân đội hoạt động với mục tiêu duy nhất là bảo vệ Tổ quốc và do vậy tất cả các vũ khí trang bị đều phục vụ cho phòng thủ đất nước. Tàu ngầm KILO hay SU-30 sử dụng cho mục đích phòng thủ sẽ rất khác về nội dung, tư tưởng chiến thuật so với sử dụng nó để tấn công xâm lược.
Tuy nhiên, sản xuất chế tạo ra một loại VKTB nào đó phải hoàn toàn phục vụ cho học thuyết quân sự của mình, thậm chí cho nhu cầu về chiến thuật. Do đó khi xuất khẩu ra nước ngoài thì vũ khí trang bị này có thể là sở trường đối với quốc gia này nhưng lại là sở đoản với quốc gia kia và ngược lại và ngay trong bản thân của một loại VKTB vẫn tồn tại điều này.
Cũng với tàu ngầm KILO: Nếu đi săn đối phương (tìm diệt) thì muốn hay không vẫn xuất hiện tiếng ồn-nguy cơ bị ăn đòn giáng trả. Nhưng nếu KILO chỉ phục kích thì vấn đề lại hoàn toàn khác. Đây chính là sở trường của KILO mà hệ thống phòng thủ bờ biển nào cũng muốn khai thác và sử dụng để chống xâm lược.
Khai thác sử dụng vũ khí trang bị sáng tạo, độc đáo, cải tiến phát triển cao hơn để đáp ứng với yêu cầu của chiến trường, kết hợp với lối đánh táo bạo luôn là yếu tố bất ngờ cho địch trong chiến tranh.
Năm 1965, đối đầu với không quân Mỹ, MIG-17 của Việt Nam so với F-4 “Con ma” của Mỹ thì “một trời một vực”.
Nhưng với tư tưởng tiến công: “những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể” ; với tinh thần táo bạo, sáng tạo trong cách đánh, khai thác sử dụng tối đa trang bị hiện có, kết hợp có hiệu quả giữa bộ phận dẫn đường và phi công, MiG-17 vẫn hạ gục F-4.
Năm 1972, Mỹ không nghĩ là tên lửa Liên Xô (bản gốc) viện trợ cho Việt Nam với tới B52 nhưng kết quả cuối cùng ai cũng biết.
Năm 1973, từ ngày 28/1 – 18/7, Quân đội Mỹ thực hiện “chiến dịch nhát quét cuối cùng”, đưa đơn vị tàu hùng hậu Tank Force 78 gồm: 10 tàu quét mìn, 6 tàu kéo, 9 tàu đổ bộ, 3 tàu trục vớt cứu hộ, 19 khu trục hạm và thêm đơn vị trực thăng rà phá ngư lôi CH – 53 tiến vào miền Bắc.
Nhưng kết quả thu được gần như không có gì, điều này làm cho họ ngạc nhiên và tự hỏi tại sao thả thủy lôi với mật độ dày đặc như vậy, khi vào rà phá lại không nổ, trong khi Hải quân Việt Nam lại khiến Mỹ bất ngờ. Ngay cả Trung Quốc và Liên Xô cũng không tin vào sự thật hiển nhiên đó.
Trung Quốc nghi do Liên Xô giúp Việt Nam và Liên Xô ngược lại nghi do Trung Quốc giúp nên Việt Nam mới làm được điều mà chính Mỹ cũng bó tay.
Một nhà bình luận quân sự ở nước ngoài đã nhận thấy, rằng: “Khi một vũ khí hiện đại vào tay quân đội Việt Nam thì không ai có thể lường được hiệu quả của nó và nó không chỉ dừng ở đó”. Có vẻ như điều này không sai.
X-35: Hải quân Việt Nam như hổ mọc thêm cánh
Tên lửa diệt hạm 3M24 hay X-35 (biến thể xuất khẩu là 3M24E hay X-35E) là tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển do KTRV phát triển và sản xuất với các biến thể trang bị cho máy bay, trực thăng, tàu nổi (hệ thống Uran/Uran-E) và hệ thống tên lửa bờ biển Bal/Bal-E.
Tên lửa diệt hạm X-35 trong tổ hợp Uran-E - Nhu cầu tất yếu của chiến thuật. |
Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật X-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu vận tải biển. Nga đã phát triển biến thể cải tiến X35-UE có tính năng cao gấp 2-2,5 lần so với X-35E và tầm bắn 260 km, gấp đôi X-35E.
Trước hết, loại tên lửa này - X-35E hiện là loại vũ khí chống hạm chủ lực trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam, kể cả các chiến hạm hiện đại nhất là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ lớp Gepard 3.9 mới được Nga chuyển giao.
Do đó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, khi tác chiến xảy ra thì không thể thiếu loại tên lửa này.
Thứ hai là loại tên lửa này giá rẻ, nhỏ, nhẹ, nên bố trí nhiều quả trên một phương tiện (dạng tàu hộ vệ tên lửa Monliya lắp 16 quả) và không cần nhiều phương tiện cùng một lúc, rất phù hợp với chiến thuật lấy số lượng áp đảo, lấy nhỏ (nhưng nhiều) đánh lớn (nhưng ít) trong Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Thứ ba là, do hệ thống điều khiển gọn nhẹ, tổ hợp phóng đạn có kích thước nhỏ, do đó, tên lửa X-35 trên thực tế trở thành vũ khí phi đối xứng, phi tiêu chuẩn do có thể lắp được trong các container nhỏ 20’ trên các loại tàu, thuyền chở hàng cũng như du lịch, hoặc trên các căn cứ nhỏ ven biển, hải đảo nhỏ, nhà dàn.
Điều này có nghĩa là trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ của Việt Nam và trên một bờ biển dài hơn 3000 km đều có thể tồn tại tên lửa X-35. Tên lửa diệt hạm X-35 tha hồ tung hoành, có mặt bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thần thánh.
Nếu như chiến tranh du kích hiện đại trên biển mà Hải quân Việt Nam sẽ tiến hành với sự có mặt của tên lửa X-35…thì chẳng khác nào hổ thêm cánh.
Việt Nam có nhiều loại tên lửa trong trang bị quân đội nhưng tên lửa X-35 là đặc biệt nhất. Nó không phải ở tính hiện đại, bay xa, hay công phá lớn mà đặc biệt ở chỗ nó phù hợp với những lối đánh sở trường, độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Hình ảnh tên lửa đạn đạo VN sắp phối hợp sản xuất:
Việt Nam đang hợp tác với Nga để sản xuất tên lửa chống tàu Uran X-35
Tên lửa X35 có tầm xa phạm vi 300 km. Nó có thể mang đầu đạn nặng tới 300 kg.
Tên lửa được thiết kế để áp dụng cho hoạt động quân sự tại bất kỳ thời điểm nào, trong bất kỳ thời tiết nào, có thể chống lại độ nhiễu và hỏa lực cường độ mạnh nhất của đối phương.
Thông số kĩ thuật tên lửa chống tàu X-35 (Uran 3M24): Tốc độ bay: 1100km/h; Tầm bắn xa nhất: 300km; Tầm bắn gần nhất: 5km; Trần bay trên mực nước biển: 5-10m; Trần bay tiếp cận mục tiêu (giai đoạn cuối): 3-5m; Chiều dài tên lửa:3,75m; Đường kính của tên lửa: 0,4m; Sải cánh tên lửa: 0,9m; Khối lượng đầu đạn:145 - 300kg; Tải trọng phóng: 630kg
Đầu dẫn trên tên lửa X-35 được chưng bày tại triển lãm vũ khí Max 2005.
Tên lửa Brahmos là sản phẩm hợp tác giữa công nghiệp quốc phòng của Nga và Ấn Độ, được phát triển dựa trên tên lửa chống hạm Yakhont của Nga. Hiện nay, Việt Nam cũng đang sở hữu một số tên lửa Yakhont phóng đi từ hệ thống Bastion.
Nếu lực lượng vũ trang Việt Nam được trang bị siêu tên lửa Brahmos, thì sức mạnh quân đội sẽ mạnh hơn, khả năng phòng thủ đuợc bảo đảm và linh hoạt hơn.
Tên lửa BrahMos có tầm bắn đến 290 km, có thể mang đầu đạn nặng 300 kg.
BrahMos có khối lượng toàn bộ nặng 3 tấn, bay nhanh hơn nhiều so với các loại tên lửa Cruiser phổ biến hiện nay của các nước.
Mặc dù là tên lửa không đối không nhưng BrahMos có thể bắn lên từ mặt đất, trên biển, dưới tàu ngầm, và trên máy bay.
Tên lửa Brahmos có nhiều ưu điểm như tầm bắn xa với tốc độ bay siêu âm gấp 2.8 lần tốc độ âm thanh trên toàn quỹ đạo (gấp 3 lần tốc độ của tên lửa Tomahawk của Mỹ), hiện Brahmos là loại tên lửa hành trình có tốc độ cao nhất thế giới.
Loại tên lửa X-35 này được trang bị cho tàu chiến lớp Molniya 1241.8 của Việt Nam
Hải quân Việt Nam đang sở hữu 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Molniya (Project 1241.8).
Hộ vệ Molniya có lượng giãn nước 550 tấn, kích thước 56,1x10,2x2,65m. Tàu lắp động cơ tuốc bin khí cho phép đạt vận tốc 38 hải lý/h.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét