Dương Danh Huy
Gửi tới BBC từ Oxford, Anh Quốc
Trước thái độ ngày càng cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á, Mỹ, Nga, Ấn Độ và Úc đã bày tỏ quan tâm về chủ đề này.
Sự quan tâm của thế giới và hướng đi đa phương hoá giải quyết tranh chấp là phù hợp với luật pháp quốc tế, với tính chất đa phương của tranh chấp, và có lợi cho các nước nhỏ trong tranh chấp.
Vì khó có thể giải quyết được tranh chấp đảo trong tương lai gần, việc tập trung vào tranh chấp biển là cần thiết cho việc tạo sự đồng thuận giữa các nước nhỏ trong tranh chấp và sự ủng hộ của các cường quốc ngoài tranh chấp.
Tuy nhiên, ngay cả trong việc tập trung vào tranh chấp biển, để thiết lập một thực tế chính trị có thể bảo đảm được an ninh và sự công bằng cho khu vực và thế giới, còn một quãng đường dài và khó khăn.
Chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm cách cản trở và làm loãng đi thực tế chính trị đó. Bài viết sẽ phân tích một số những thử thách này.
Mỹ và bên thứ ba
Chỉ có Mỹ là có thể có đủ cả sức mạnh và ý chí để đối trọng Trung Quốc ở Biển Đông - sự quan tâm của EU, Nhật, Nga, Ấn Độ về Biển Đông có hạn chế.
Mỹ vượt trội Trung Quốc về sức mạnh, nhưng sức mạnh mà một nước có thể áp dụng cho một vấn đề là tích số của sức mạnh và ý chí. Trên diện ý chí về Biển Đông, nhất là về lâu về dài, Trung Quốc có thể vượt trội Mỹ.
Trung Quốc đã chứng minh rằng quyết tâm của họ về đảo có thể tồn tại và phát triển trong hơn 100 năm. Mặc dù chúng ta không biết rõ Trung Quốc đã có tham vọng về 75% Biển Đông từ lúc nào, không thể coi thường quyết tâm của họ về biển.
Trong khi đó, quan tâm của Mỹ ở Biển Đông chủ yếu là sự tự do hàng hải cho Mỹ, cho đồng minh của họ, và cho giao thương quốc tế.
Trung Quốc đã từng gây áp lực để BP và ExxonMobil phải rút lui khỏi một số dự án với Việt Nam
Dương Danh Huy
Tự do hàng hải trong một vùng biển nằm phía bên kia Thái Bình Dương, dù quan trọng, khó có nhiều trọng lượng trong tâm lý dân tộc Mỹ bằng trọng lượng của vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong tâm lý dân tộc Trung Quốc.
Không những thế, Trung Quốc sẽ tìm cách làm giảm ý chí và sự quan tâm của Mỹ.
Mỹ là nước lớn và có nhiều quyền lợi có thể quan trọng hơn quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc cũng là nước lớn và có nhiều “mặt hàng” kinh tế, chính trị có thể dùng để làm cho Mỹ bỏ rơi Biển Đông, nhất là nếu Trung Quốc thuyết phục được Mỹ rằng Trung Quốc sẽ không làm giảm quyền tự do hàng hải ở Biển Đông nói riêng, hay Trung Quốc sẽ hành xử như một siêu cường có trách nhiệm nói chung.
Vì vậy, các nước nhỏ trong tranh chấp phải vừa xây dựng sức mạnh tập thể, vừa tranh thủ Mỹ về Biển Đông. Không thể cho rằng Mỹ sẽ mặc nhiên vui lòng bỏ tiền ra giữ gìn an ninh hàng hải ở Biển Đông mãi trong khi bản thân các nước Đông Nam Á thì đặt vấn đề an ninh ở Biển Đông và đặt Mỹ dưới việc làm giàu với Trung Quốc.
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có mâu thuẫn với nhau và nếu các nước này muốn củng cố và duy trì sự quan tâm của Mỹ về Biển Đông thì không thể thân Trung Quốc hơn thân Mỹ.
ASEAN cần làm gì?
Ngay cả nếu các nước ASEAN đoàn kết, Trung Quốc cũng vẫn mạnh hơn. Không những thế, Trung Quốc sẽ tìm cách làm giảm sự hỗ trợ của ASEAN cho các nước Đông Nam Á trong tranh chấp.
Miến Điện nằm ngoài Biển Đông, sẽ không bị thiệt hại nhiều nếu Biển Đông trở thành ao nhà của Trung Quốc. Trung Quốc có nhiều khả năng để thuyết phục Miến Điện.
Campuchia và Thái Lan nằm trong Vịnh Thái Lan, tương đối cách biệt với những vùng yêu sách của Trung Quốc, và cũng là đối tượng khả thi để Trung Quốc thuyết phục. Campuchia đã tuyên bố “chống quốc tế hoá” tranh chấp Biển Đông.
Singapore không có tranh chấp lãnh thổ hay biển với Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ tranh thủ những nước trên nhằm làm loãng đi sự đồng thuận mà ASEAN có thể đạt được. Vì vậy, các nước Đông Nam Á trong tranh chấp sẽ vừa phải đạt được một sự đồng thuận mạnh mẽ nhất có thể cho ASEAN, vừa phải xây dựng một sự đồng thuận mạnh mẽ hơn riêng cho các nước này.
Đối với các nước Đông Nam Á trong tranh chấp, Trung Quốc sẽ tìm cách tách lẻ từng nước này ra để xử lý.
Indonesia không có tranh chấp đảo với Trung Quốc, và chỉ có tranh chấp biển. Vì vùng chồng lấn nằm ở tận cùng của vùng biển chữ U, và vì Indonesia là một trong những nước Đông Nam Á trong tranh chấp mạnh nhất, Trung Quốc có thể tạm thời mềm mỏng với Indonesia để đối phó với những nước khác trước.
Malaysia và Brunei chỉ tranh chấp một số ít đảo với Trung Quốc, và vùng biển mà các nước này tranh chấp với Trung Quốc cũng nằm ở tận cùng của vùng biển chữ U. Mã Lai và Brunei cũng là những nước Đông Nam Á trong tranh chấp có hải quân và không quân được trang bị tốt nhất. Vì vậy, Trung Quốc có thể tạm gác lại Malaysia và Brunei để xử lý sau.
Trung Quốc sẽ tập trung vào Philippines và Việt Nam trước nhất. Chủ quyền của Việt Nam và Philippines tại Biển Đông nằm trên đường để tiến xuống phương Nam của Trung.
Vùng biển chữ U nằm chồng lấn lên các vùng biển của Việt Nam và Philippines nhiều nhất. Philippines có nhiều tranh chấp đảo thứ nhì với Trung Quốc. Việt Nam có nhiều tranh chấp đảo nhất với Trung Quốc.
Mặc dù hiệp ước quốc phòng giữa Philippines và Mỹ không bao gồm Trường Sa, dù sao đi nữa thì Philippines cũng có hiệp ước quốc phòng với Mỹ, còn Việt Nam thì không có hiệp ước quốc phòng với bất cứ nước nào trên thế giới - vì vậy Việt Nam bị hở sườn nhiều hơn Philippines.
Có dấu hiệu là Trung Quốc đã tập trung vào Việt Nam trước nhất. Phạm vi vùng biển cấm đánh cá hàng năm của Trung Quốc được thiết kế để áp lực Việt Nam một cách tối đa, trong khi không đụng chạm đến các nước khác. Chỉ có tin tức về các tàu ngư chính Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam nhưng không có tin tức về bắt ngư dân các nước khác.
Trung Quốc đã từng gây áp lực để BP và ExxonMobil phải rút lui khỏi một số dự án với Việt Nam, nhưng chưa bao giờ làm như thế với các nước khác. Trung Quốc đơn phương ký hợp đồng khảo sát trong vùng Tư Chính , nhưng chưa bao giờ làm như thế với các nước khác.
Đáng lẽ Philippines phải kề vai sát cánh với Việt Nam.
Nhưng việc Philippines ký hợp đồng khảo sát với Trung Quốc tại khu vực Trường Sa vào năm 2004 và phản đối các báo cáo thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia vào năm 2009 cho thấy Manila chưa phải là đồng minh đáng tin cậy với Hà Nội.
Quốc tế hóa
Từ khoảng đầu năm 2009, tranh chấp Biển Đông thu hút được nhiều quan tâm của thế giới và của Mỹ hơn. Đó là chiều hướng có lợi cho các nước nhỏ trong tranh chấp.
Trong thời gian đó, Trung Quốc cũng phạm một số lỗi lầm. Tuy nhiên, cuộc chơi quốc tế về Biển Đông mới chỉ bắt đầu, Trung Quốc còn nhiều thời gian, cơ hội và sức mạnh cứng và mềm để khắc phục.
Trung Quốc sẽ tăng cường những biện pháp nhằm làm giảm ý chí và sự quan tâm của Mỹ, làm giảm sự hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á trong tranh chấp, và tách lẻ các nước này ra để đối phó với từng nước.
Trong những nước Đông Nam Á trong tranh chấp thì có lẽ Việt Nam hở sườn nhất. Không những thế, có lẽ chiến lược của Trung Quốc là mềm mỏng với ASEAN, cứng rắn với Việt Nam.
Mặc dù con đường đa phương hoá và quốc tế hoá là con đường đúng đắn và cần thiết, các nước nhỏ trong tranh chấp còn phải vượt qua nhiều khó khăn trước khi đi đến thành công.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu về Biển Đông hiện sống tại Oxford, Anh Quốc
Gửi tới BBC từ Oxford, Anh Quốc
Trước thái độ ngày càng cứng rắn của Trung Quốc ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á, Mỹ, Nga, Ấn Độ và Úc đã bày tỏ quan tâm về chủ đề này.
Sự quan tâm của thế giới và hướng đi đa phương hoá giải quyết tranh chấp là phù hợp với luật pháp quốc tế, với tính chất đa phương của tranh chấp, và có lợi cho các nước nhỏ trong tranh chấp.
Vì khó có thể giải quyết được tranh chấp đảo trong tương lai gần, việc tập trung vào tranh chấp biển là cần thiết cho việc tạo sự đồng thuận giữa các nước nhỏ trong tranh chấp và sự ủng hộ của các cường quốc ngoài tranh chấp.
Tuy nhiên, ngay cả trong việc tập trung vào tranh chấp biển, để thiết lập một thực tế chính trị có thể bảo đảm được an ninh và sự công bằng cho khu vực và thế giới, còn một quãng đường dài và khó khăn.
Chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm cách cản trở và làm loãng đi thực tế chính trị đó. Bài viết sẽ phân tích một số những thử thách này.
Mỹ và bên thứ ba
Chỉ có Mỹ là có thể có đủ cả sức mạnh và ý chí để đối trọng Trung Quốc ở Biển Đông - sự quan tâm của EU, Nhật, Nga, Ấn Độ về Biển Đông có hạn chế.
Mỹ vượt trội Trung Quốc về sức mạnh, nhưng sức mạnh mà một nước có thể áp dụng cho một vấn đề là tích số của sức mạnh và ý chí. Trên diện ý chí về Biển Đông, nhất là về lâu về dài, Trung Quốc có thể vượt trội Mỹ.
Trung Quốc đã chứng minh rằng quyết tâm của họ về đảo có thể tồn tại và phát triển trong hơn 100 năm. Mặc dù chúng ta không biết rõ Trung Quốc đã có tham vọng về 75% Biển Đông từ lúc nào, không thể coi thường quyết tâm của họ về biển.
Trong khi đó, quan tâm của Mỹ ở Biển Đông chủ yếu là sự tự do hàng hải cho Mỹ, cho đồng minh của họ, và cho giao thương quốc tế.
Trung Quốc đã từng gây áp lực để BP và ExxonMobil phải rút lui khỏi một số dự án với Việt Nam
Dương Danh Huy
Tự do hàng hải trong một vùng biển nằm phía bên kia Thái Bình Dương, dù quan trọng, khó có nhiều trọng lượng trong tâm lý dân tộc Mỹ bằng trọng lượng của vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong tâm lý dân tộc Trung Quốc.
Không những thế, Trung Quốc sẽ tìm cách làm giảm ý chí và sự quan tâm của Mỹ.
Mỹ là nước lớn và có nhiều quyền lợi có thể quan trọng hơn quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Trung Quốc cũng là nước lớn và có nhiều “mặt hàng” kinh tế, chính trị có thể dùng để làm cho Mỹ bỏ rơi Biển Đông, nhất là nếu Trung Quốc thuyết phục được Mỹ rằng Trung Quốc sẽ không làm giảm quyền tự do hàng hải ở Biển Đông nói riêng, hay Trung Quốc sẽ hành xử như một siêu cường có trách nhiệm nói chung.
Vì vậy, các nước nhỏ trong tranh chấp phải vừa xây dựng sức mạnh tập thể, vừa tranh thủ Mỹ về Biển Đông. Không thể cho rằng Mỹ sẽ mặc nhiên vui lòng bỏ tiền ra giữ gìn an ninh hàng hải ở Biển Đông mãi trong khi bản thân các nước Đông Nam Á thì đặt vấn đề an ninh ở Biển Đông và đặt Mỹ dưới việc làm giàu với Trung Quốc.
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có mâu thuẫn với nhau và nếu các nước này muốn củng cố và duy trì sự quan tâm của Mỹ về Biển Đông thì không thể thân Trung Quốc hơn thân Mỹ.
ASEAN cần làm gì?
Ngay cả nếu các nước ASEAN đoàn kết, Trung Quốc cũng vẫn mạnh hơn. Không những thế, Trung Quốc sẽ tìm cách làm giảm sự hỗ trợ của ASEAN cho các nước Đông Nam Á trong tranh chấp.
Miến Điện nằm ngoài Biển Đông, sẽ không bị thiệt hại nhiều nếu Biển Đông trở thành ao nhà của Trung Quốc. Trung Quốc có nhiều khả năng để thuyết phục Miến Điện.
Campuchia và Thái Lan nằm trong Vịnh Thái Lan, tương đối cách biệt với những vùng yêu sách của Trung Quốc, và cũng là đối tượng khả thi để Trung Quốc thuyết phục. Campuchia đã tuyên bố “chống quốc tế hoá” tranh chấp Biển Đông.
Singapore không có tranh chấp lãnh thổ hay biển với Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ tranh thủ những nước trên nhằm làm loãng đi sự đồng thuận mà ASEAN có thể đạt được. Vì vậy, các nước Đông Nam Á trong tranh chấp sẽ vừa phải đạt được một sự đồng thuận mạnh mẽ nhất có thể cho ASEAN, vừa phải xây dựng một sự đồng thuận mạnh mẽ hơn riêng cho các nước này.
Đối với các nước Đông Nam Á trong tranh chấp, Trung Quốc sẽ tìm cách tách lẻ từng nước này ra để xử lý.
Indonesia không có tranh chấp đảo với Trung Quốc, và chỉ có tranh chấp biển. Vì vùng chồng lấn nằm ở tận cùng của vùng biển chữ U, và vì Indonesia là một trong những nước Đông Nam Á trong tranh chấp mạnh nhất, Trung Quốc có thể tạm thời mềm mỏng với Indonesia để đối phó với những nước khác trước.
Malaysia và Brunei chỉ tranh chấp một số ít đảo với Trung Quốc, và vùng biển mà các nước này tranh chấp với Trung Quốc cũng nằm ở tận cùng của vùng biển chữ U. Mã Lai và Brunei cũng là những nước Đông Nam Á trong tranh chấp có hải quân và không quân được trang bị tốt nhất. Vì vậy, Trung Quốc có thể tạm gác lại Malaysia và Brunei để xử lý sau.
Trung Quốc sẽ tập trung vào Philippines và Việt Nam trước nhất. Chủ quyền của Việt Nam và Philippines tại Biển Đông nằm trên đường để tiến xuống phương Nam của Trung.
Vùng biển chữ U nằm chồng lấn lên các vùng biển của Việt Nam và Philippines nhiều nhất. Philippines có nhiều tranh chấp đảo thứ nhì với Trung Quốc. Việt Nam có nhiều tranh chấp đảo nhất với Trung Quốc.
Mặc dù hiệp ước quốc phòng giữa Philippines và Mỹ không bao gồm Trường Sa, dù sao đi nữa thì Philippines cũng có hiệp ước quốc phòng với Mỹ, còn Việt Nam thì không có hiệp ước quốc phòng với bất cứ nước nào trên thế giới - vì vậy Việt Nam bị hở sườn nhiều hơn Philippines.
Có dấu hiệu là Trung Quốc đã tập trung vào Việt Nam trước nhất. Phạm vi vùng biển cấm đánh cá hàng năm của Trung Quốc được thiết kế để áp lực Việt Nam một cách tối đa, trong khi không đụng chạm đến các nước khác. Chỉ có tin tức về các tàu ngư chính Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam nhưng không có tin tức về bắt ngư dân các nước khác.
Trung Quốc đã từng gây áp lực để BP và ExxonMobil phải rút lui khỏi một số dự án với Việt Nam, nhưng chưa bao giờ làm như thế với các nước khác. Trung Quốc đơn phương ký hợp đồng khảo sát trong vùng Tư Chính , nhưng chưa bao giờ làm như thế với các nước khác.
Đáng lẽ Philippines phải kề vai sát cánh với Việt Nam.
Nhưng việc Philippines ký hợp đồng khảo sát với Trung Quốc tại khu vực Trường Sa vào năm 2004 và phản đối các báo cáo thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia vào năm 2009 cho thấy Manila chưa phải là đồng minh đáng tin cậy với Hà Nội.
Quốc tế hóa
Từ khoảng đầu năm 2009, tranh chấp Biển Đông thu hút được nhiều quan tâm của thế giới và của Mỹ hơn. Đó là chiều hướng có lợi cho các nước nhỏ trong tranh chấp.
Trong thời gian đó, Trung Quốc cũng phạm một số lỗi lầm. Tuy nhiên, cuộc chơi quốc tế về Biển Đông mới chỉ bắt đầu, Trung Quốc còn nhiều thời gian, cơ hội và sức mạnh cứng và mềm để khắc phục.
Trung Quốc sẽ tăng cường những biện pháp nhằm làm giảm ý chí và sự quan tâm của Mỹ, làm giảm sự hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á trong tranh chấp, và tách lẻ các nước này ra để đối phó với từng nước.
Trong những nước Đông Nam Á trong tranh chấp thì có lẽ Việt Nam hở sườn nhất. Không những thế, có lẽ chiến lược của Trung Quốc là mềm mỏng với ASEAN, cứng rắn với Việt Nam.
Mặc dù con đường đa phương hoá và quốc tế hoá là con đường đúng đắn và cần thiết, các nước nhỏ trong tranh chấp còn phải vượt qua nhiều khó khăn trước khi đi đến thành công.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu về Biển Đông hiện sống tại Oxford, Anh Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét