Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử- Ban công tác Đại biểu Quốc hội
1. Chương trình hành động là gì?
Chương trình hành động của ứng cử viên là những công việc mà ứng viên hứa sẽ làm cho cử tri nếu được cử tri bầu làm đại biểu Quốc hội. Mỗi ứng cử viên sẽ viết ra giấy chương trình hành động thành bản báo cáo, sau đó trình bày chương trình hành động của mình tại cuộc tiếp xúc cử tri ở khu vực bầu cử của mình.
2. Tại sao cần có chương trình hành động?
- Chương trình hành động giới thiệu cho cử tri biết anh/chị là ai, tại sao anh/chị muốn làm đại biểu Quốc hội, tại sao anh/chị có thể làm đại biểu Quốc hội
- Chương trình hành động giúp các cử tri biết rõ hơn anh/chị có thể làm đại biểu được không. Vì vậy, anh/chị cần có chương trình hành động tốt để cử tri bỏ phiếu bầu cho anh/chị.
3. Thu thập thông tin xây dựng chương trình hành động
a. Những thông tin cần thu thập
- Thông tin chung về tình hình và phương hướng phát triển của đất nước: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường…Cần liên hệ tình hình chung đó có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình riêng ở khu vực bầu cử của anh/chị.
- Tình hình tế-xã hội của địa phương (tỉnh, huyện nơi anh/chị ứng cử). Các vấn đề mà người dân đang gặp phải liên quan đến cuộc sống (việc làm, giáo dục, sức khỏe, môi trường, định canh định cư, đường sá, nước sạch, mùa vụ…)
- Thông tin về cử tri trong khu vực bầu cử của anh/chị: Nhóm cử tri nào chiếm số đông có ảnh hưởng đến số phiếu bầu cho anh/chị; những nhu cầu, mong muốn, đề xuất của các nhóm cử tri khác nhau.
- Tìm hiểu sâu những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, chuyên môn họat động của mỗi ứng cử viên.
b. Tìm thông tin ở đâu?
- Nguồn tài liệu có sẵn:
Văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật, báo cáo Quốc hội, của chính phủ, của các bộ ngành từ trung ương đến địa phương; những thông tin liên quan đến chuyên môn của anh/chị.
Các báo cáo của HĐND, UBND, cấp ủy, các đoàn thể địa phương nơi anh/chị ứng cử. Các loại báo chí. Các tài liệu của các hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn.
- Gặp gỡ trực tiếp các cơ quan, ban ngành, đoàn thể
- Gặp gỡ các đối tượng cử tri:
c. Cách thu thập thông tin
- Chú ý khai thác những thông tin về các vấn đề của đồng bào dân tộc thiểu số (số l iệu, những khó khăn của đồng bào, nhu cầu của đồng bào…)
- Cần ghi chép, sắp xếp những thông tin thu thập được một cách khoa học: theo nhiệm vụ của từng cấp- trung ương, địa phương; theo nội dung từng lĩnh vực- kinh tế, xã hội, giáo dục…để tìm ra nội dung quan trọng.
- Khi tiếp xúc trực tiếp, không nên nói nhiều về bản thân.
- Khi tìm hiểu về cử tri, những câu hỏi đối với cử tri nên đơn giản, dễ hiểu.
d. Khoanh vùng các vấn đề quan trọng
Sau khi đã thu thập đủ thông tin, bước tiếp theo là xác định các vấn đề quan trọng của chương trình hành động.
- Vấn đề quan trọng là gì?
Đó là những nhu cầu, mong muốn của các cử tri; những vấn đề mà cử tri mong đợi các anh/chị có thể đề xuất giải pháp và giải quyết khi đã trở thành đại biểu Quốc hội.
- Tại sao phải xác định vấn đề quan trọng?
Xác định vấn đề quan trọng giúp anh/chị những điểm sau đây:
+ Tập trung chú ý hơn vào những việc gì, những việc nào có thể chú ý ít hơn, những việc nào có thể tạm thời để lại.
+ Làm rõ được nhưng mong muốn điển hình, chung nhất của các nhóm cử tri, chứ không phải là của một cử tri riêng lẻ.
+ Giúp anh/chị nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, trong mối liên kết với nhau.
- Những vấn đề quan trọng là những vấn đề gì?
+ Đó là những vấn đề được phần lớn cử tri trong khu vực bầu cử của anh/chị quan tâm (ví dụ, các vấn đề của đồng bào dân tộc thiểu số như nước sạch, đường sá vào thôn bản…)
+ Đó là những vấn đề mà Quốc hội khóa tới phải giải quyết.
+ Đó là các vấn đề mà bản thân anh/chị hiểu rõ nhất, thuộc lĩnh vực chuyên môn của anh/chị, anh/chị thấy mình đủ khả năng tham gia đề xuất ý kiến, tác động làm cho vấn đề đó tốt lên.
Nên đặt câu hỏi, anh/chị làm được gì đối với những vấn đề đang đặt ra. Có khi một vấn đề rất quan trọng đối với đất nước, đối với cử tri trong khu vực bầu cử, nhưng nếu anh/chị biết mình không thể làm được gì thì đó không phải là vấn đề quan trọng.
4. Bố cục và nội dung bản chương trình hành động
Chương trình hành động gồm 3 phần, mỗi phần có những nội dung sau:
Phần mở đầu:
- Giới thiệu ngắn gọn về bản thân và gia đình (anh/chị đã làm ở đâu, làm gì, đã làm được những gì; anh/chị quan tâm đến những chuyện gì).
- Nói ngắn gọn về Quốc hội, về nhiệm vụ của người đại biểu Quốc hội, tại sao anh/chị muốn trở thành đại biểu Quốc hội.
- Thu hút sự chú ý của người nghe bằng cách nói đến những chuyện mà cử tri ở vùng đó hay quan tâm, hay nhắc đến.
Phần nội dung chính:
- Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về tình hình kinh tế, chính trị xã hội nói chung trong một vài năm gần đây. Tình hình chung đã giúp tình hình ở khu vực cử tri sinh sống tốt lên như thế nào? Tình hình chung có gây khó khăn gì cho khu vực cử tri sinh sống không?
- Trình bày những gì anh/chị biết được về những chuyện mà cử tri quan tâm và mong muốn được giải quyết tốt hơn.
- Tập trung vào vài lĩnh vực mà anh/chị thấy mình có thể làm được và trình bay với cử tri anh/chị có thể làm gì, bằng cách nào để giải đáp các thắc mắc, đề xuất của cử tri? Làm gì, bằng cách nào để tham gia và góp phần giải quyết các vấn đề?
- Nói chung, phần này cần thể hiện được những mặt mạnh của anh/chị với tư cách ứng cử viên, ví dụ: kinh nghiệm, kiến thức, tính độc lập, tính trung thực, nhiệt thành, đáng tin cậy…
Phần kết luận:
- Nhắc lại ngắn gọn các ý chính quan trọng trong bài.
- Hứa sẽ làm những điều đã trình bày ở phần chính.
- Cám ơn sự chú ý theo dõi của cử tri và khéo léo kêu gọi cử tri ủng hộ, bỏ phiếu cho anh/chị trong kỳ bầu cử tới để anh/chị có thể thực hiện các mong muốn của cử tri.
5. Những điều cần nhớ:
Tìm hiểu cử tri khu vực anh/chị ra ứng cử:
- Cử tri trong khu vực bầu cử của anh/chị gồm những ai: bao nhiêu phụ nữ, nam giới, người cao tuổi, trẻ tuổi; nông dân, làm nương, làm rẫy, buôn bán, doanh nhân, công nhân, cán bộ thôn bản; cử tri học lớp mấy.
- Ai là nhóm cử tri chiếm số đông có ảnh hướng đến số phiếu bầu cho anh/chị? Nhóm cử tri nào có nhu cầu, lợi ích, mong muốn gần với khả năng đáp ứng của anh/chị?
- Tìm hiểu xem nhóm cử tri nào ủng hộ mạnh anh/chị, nhóm nào ủng hộ yếu, nhóm nào chưa quyết định, nhóm nào phản đối ít, nhóm nào phản đối mạnh nhất. Trong 5 nhóm này, anh/chị nên chú ý thuyết phục nhiều hơn 3 nhóm giữa là: nhóm ủng hộ yếu, nhóm chưa quyết định, nhóm phản đối ít.
- Điều mong muốn cuối cùng của anh/chị là làm sao để cử tri bỏ phiếu bầu anh/chị.
- Cử tri mong đợi gì ở anh/chị?
Cử tri muốn anh/chị đúng là người thay mặt họ nói lên những chuyện của họ ở Quốc hội.
- Đoán trước cử tri có thể sẽ có những suy nghĩ gì về anh/chị? (cả những suy nghĩ tích cực và tiêu cực).
- Cử tri muốn nghe điều gì?
Cử tri muốn nghe anh/chị nói anh/chị sẽ làm gì để giúp học giải quyết những chuyện mà họ quan tâm. Qua việc nghe anh chị nói, cử tri đánh giá anh/chị có làm được những điều đã hứa?
Tìm hiểu những ứng cử viên cùng khu vực bầu cử:
- Những ai sẽ cùng ứng cử cùng anh/chị?
Các ứng cử viên cùng khu vực bầu cử là ai, họ giỏi về cái gì? Chương trình hành động của họ nói về những chuyện gì?
- Anh/chị thử so sánh bản thân mình với các ứng cử viên khác. Nếu anh/chị chưa biết sẽ ứng cử cùng với những ai, hãy so sánh với ứng viên hoặc đại biểu Quốc hội nói chung và các khóa trước. Từ đó, anh/chị lựa chọn những đặc điểm nào mà anh/chị cho là cần phải có của một đại biểu Quốc hội. (lớp tập huấn này sẽ giúp các anh/chị tiếp xúc với một số đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm).
- Nói lên điểm mạnh của anh/chị với tư cách là một đại biểu Quốc hội tương lai.
Nên ghi nhớ rằng: Cuộc bầu cử là một cuộc thi, để có thể trúng cử, anh/chị phải chứng tỏ được mình hơn các ứng viên khác. Vì vậy nếu có thể được anh/chị cũng cần tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của các ứng cử viên khác, và cử tri nghĩ gì về các ứng viên đó.
Tóm lại, bản chương trình hành động phải:
- Cho cử tri biết về năng lực và kinh nghiệm, các thế mạnh của anh/chị
- Thuyết phục cử tri rằng anh/chị sẽ là một đại biểu Quốc hội tốt (nói ra những hiểu biết của anh/chị về những gì mà cử tri muốn, anh/chị sẽ làm được những điều mà cử tri mong muốn).
- Nói cho cử tri biết anh/chị sẽ tập trung vào những việc gì, chuyện gì khi trở thành đại biểu Quốc hội. Điều này giúp anh/chị chỉ rõ cho cử tri thấy cái đích mà anh/chị sẽ đưa cử tri đến trong 5 năm tới; giúp anh/chị nhận ra những việc có thể làm, và tạo ra điểm khởi đầu để tiến tới.
- Khéo léo kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho anh/chị.
1. Chương trình hành động là gì?
Chương trình hành động của ứng cử viên là những công việc mà ứng viên hứa sẽ làm cho cử tri nếu được cử tri bầu làm đại biểu Quốc hội. Mỗi ứng cử viên sẽ viết ra giấy chương trình hành động thành bản báo cáo, sau đó trình bày chương trình hành động của mình tại cuộc tiếp xúc cử tri ở khu vực bầu cử của mình.
2. Tại sao cần có chương trình hành động?
- Chương trình hành động giới thiệu cho cử tri biết anh/chị là ai, tại sao anh/chị muốn làm đại biểu Quốc hội, tại sao anh/chị có thể làm đại biểu Quốc hội
- Chương trình hành động giúp các cử tri biết rõ hơn anh/chị có thể làm đại biểu được không. Vì vậy, anh/chị cần có chương trình hành động tốt để cử tri bỏ phiếu bầu cho anh/chị.
3. Thu thập thông tin xây dựng chương trình hành động
a. Những thông tin cần thu thập
- Thông tin chung về tình hình và phương hướng phát triển của đất nước: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường…Cần liên hệ tình hình chung đó có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình riêng ở khu vực bầu cử của anh/chị.
- Tình hình tế-xã hội của địa phương (tỉnh, huyện nơi anh/chị ứng cử). Các vấn đề mà người dân đang gặp phải liên quan đến cuộc sống (việc làm, giáo dục, sức khỏe, môi trường, định canh định cư, đường sá, nước sạch, mùa vụ…)
- Thông tin về cử tri trong khu vực bầu cử của anh/chị: Nhóm cử tri nào chiếm số đông có ảnh hưởng đến số phiếu bầu cho anh/chị; những nhu cầu, mong muốn, đề xuất của các nhóm cử tri khác nhau.
- Tìm hiểu sâu những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, chuyên môn họat động của mỗi ứng cử viên.
b. Tìm thông tin ở đâu?
- Nguồn tài liệu có sẵn:
Văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật, báo cáo Quốc hội, của chính phủ, của các bộ ngành từ trung ương đến địa phương; những thông tin liên quan đến chuyên môn của anh/chị.
Các báo cáo của HĐND, UBND, cấp ủy, các đoàn thể địa phương nơi anh/chị ứng cử. Các loại báo chí. Các tài liệu của các hội thảo, hội nghị, các lớp tập huấn.
- Gặp gỡ trực tiếp các cơ quan, ban ngành, đoàn thể
- Gặp gỡ các đối tượng cử tri:
c. Cách thu thập thông tin
- Chú ý khai thác những thông tin về các vấn đề của đồng bào dân tộc thiểu số (số l iệu, những khó khăn của đồng bào, nhu cầu của đồng bào…)
- Cần ghi chép, sắp xếp những thông tin thu thập được một cách khoa học: theo nhiệm vụ của từng cấp- trung ương, địa phương; theo nội dung từng lĩnh vực- kinh tế, xã hội, giáo dục…để tìm ra nội dung quan trọng.
- Khi tiếp xúc trực tiếp, không nên nói nhiều về bản thân.
- Khi tìm hiểu về cử tri, những câu hỏi đối với cử tri nên đơn giản, dễ hiểu.
d. Khoanh vùng các vấn đề quan trọng
Sau khi đã thu thập đủ thông tin, bước tiếp theo là xác định các vấn đề quan trọng của chương trình hành động.
- Vấn đề quan trọng là gì?
Đó là những nhu cầu, mong muốn của các cử tri; những vấn đề mà cử tri mong đợi các anh/chị có thể đề xuất giải pháp và giải quyết khi đã trở thành đại biểu Quốc hội.
- Tại sao phải xác định vấn đề quan trọng?
Xác định vấn đề quan trọng giúp anh/chị những điểm sau đây:
+ Tập trung chú ý hơn vào những việc gì, những việc nào có thể chú ý ít hơn, những việc nào có thể tạm thời để lại.
+ Làm rõ được nhưng mong muốn điển hình, chung nhất của các nhóm cử tri, chứ không phải là của một cử tri riêng lẻ.
+ Giúp anh/chị nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, trong mối liên kết với nhau.
- Những vấn đề quan trọng là những vấn đề gì?
+ Đó là những vấn đề được phần lớn cử tri trong khu vực bầu cử của anh/chị quan tâm (ví dụ, các vấn đề của đồng bào dân tộc thiểu số như nước sạch, đường sá vào thôn bản…)
+ Đó là những vấn đề mà Quốc hội khóa tới phải giải quyết.
+ Đó là các vấn đề mà bản thân anh/chị hiểu rõ nhất, thuộc lĩnh vực chuyên môn của anh/chị, anh/chị thấy mình đủ khả năng tham gia đề xuất ý kiến, tác động làm cho vấn đề đó tốt lên.
Nên đặt câu hỏi, anh/chị làm được gì đối với những vấn đề đang đặt ra. Có khi một vấn đề rất quan trọng đối với đất nước, đối với cử tri trong khu vực bầu cử, nhưng nếu anh/chị biết mình không thể làm được gì thì đó không phải là vấn đề quan trọng.
4. Bố cục và nội dung bản chương trình hành động
Chương trình hành động gồm 3 phần, mỗi phần có những nội dung sau:
Phần mở đầu:
- Giới thiệu ngắn gọn về bản thân và gia đình (anh/chị đã làm ở đâu, làm gì, đã làm được những gì; anh/chị quan tâm đến những chuyện gì).
- Nói ngắn gọn về Quốc hội, về nhiệm vụ của người đại biểu Quốc hội, tại sao anh/chị muốn trở thành đại biểu Quốc hội.
- Thu hút sự chú ý của người nghe bằng cách nói đến những chuyện mà cử tri ở vùng đó hay quan tâm, hay nhắc đến.
Phần nội dung chính:
- Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về tình hình kinh tế, chính trị xã hội nói chung trong một vài năm gần đây. Tình hình chung đã giúp tình hình ở khu vực cử tri sinh sống tốt lên như thế nào? Tình hình chung có gây khó khăn gì cho khu vực cử tri sinh sống không?
- Trình bày những gì anh/chị biết được về những chuyện mà cử tri quan tâm và mong muốn được giải quyết tốt hơn.
- Tập trung vào vài lĩnh vực mà anh/chị thấy mình có thể làm được và trình bay với cử tri anh/chị có thể làm gì, bằng cách nào để giải đáp các thắc mắc, đề xuất của cử tri? Làm gì, bằng cách nào để tham gia và góp phần giải quyết các vấn đề?
- Nói chung, phần này cần thể hiện được những mặt mạnh của anh/chị với tư cách ứng cử viên, ví dụ: kinh nghiệm, kiến thức, tính độc lập, tính trung thực, nhiệt thành, đáng tin cậy…
Phần kết luận:
- Nhắc lại ngắn gọn các ý chính quan trọng trong bài.
- Hứa sẽ làm những điều đã trình bày ở phần chính.
- Cám ơn sự chú ý theo dõi của cử tri và khéo léo kêu gọi cử tri ủng hộ, bỏ phiếu cho anh/chị trong kỳ bầu cử tới để anh/chị có thể thực hiện các mong muốn của cử tri.
5. Những điều cần nhớ:
Tìm hiểu cử tri khu vực anh/chị ra ứng cử:
- Cử tri trong khu vực bầu cử của anh/chị gồm những ai: bao nhiêu phụ nữ, nam giới, người cao tuổi, trẻ tuổi; nông dân, làm nương, làm rẫy, buôn bán, doanh nhân, công nhân, cán bộ thôn bản; cử tri học lớp mấy.
- Ai là nhóm cử tri chiếm số đông có ảnh hướng đến số phiếu bầu cho anh/chị? Nhóm cử tri nào có nhu cầu, lợi ích, mong muốn gần với khả năng đáp ứng của anh/chị?
- Tìm hiểu xem nhóm cử tri nào ủng hộ mạnh anh/chị, nhóm nào ủng hộ yếu, nhóm nào chưa quyết định, nhóm nào phản đối ít, nhóm nào phản đối mạnh nhất. Trong 5 nhóm này, anh/chị nên chú ý thuyết phục nhiều hơn 3 nhóm giữa là: nhóm ủng hộ yếu, nhóm chưa quyết định, nhóm phản đối ít.
- Điều mong muốn cuối cùng của anh/chị là làm sao để cử tri bỏ phiếu bầu anh/chị.
- Cử tri mong đợi gì ở anh/chị?
Cử tri muốn anh/chị đúng là người thay mặt họ nói lên những chuyện của họ ở Quốc hội.
- Đoán trước cử tri có thể sẽ có những suy nghĩ gì về anh/chị? (cả những suy nghĩ tích cực và tiêu cực).
- Cử tri muốn nghe điều gì?
Cử tri muốn nghe anh/chị nói anh/chị sẽ làm gì để giúp học giải quyết những chuyện mà họ quan tâm. Qua việc nghe anh chị nói, cử tri đánh giá anh/chị có làm được những điều đã hứa?
Tìm hiểu những ứng cử viên cùng khu vực bầu cử:
- Những ai sẽ cùng ứng cử cùng anh/chị?
Các ứng cử viên cùng khu vực bầu cử là ai, họ giỏi về cái gì? Chương trình hành động của họ nói về những chuyện gì?
- Anh/chị thử so sánh bản thân mình với các ứng cử viên khác. Nếu anh/chị chưa biết sẽ ứng cử cùng với những ai, hãy so sánh với ứng viên hoặc đại biểu Quốc hội nói chung và các khóa trước. Từ đó, anh/chị lựa chọn những đặc điểm nào mà anh/chị cho là cần phải có của một đại biểu Quốc hội. (lớp tập huấn này sẽ giúp các anh/chị tiếp xúc với một số đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm).
- Nói lên điểm mạnh của anh/chị với tư cách là một đại biểu Quốc hội tương lai.
Nên ghi nhớ rằng: Cuộc bầu cử là một cuộc thi, để có thể trúng cử, anh/chị phải chứng tỏ được mình hơn các ứng viên khác. Vì vậy nếu có thể được anh/chị cũng cần tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của các ứng cử viên khác, và cử tri nghĩ gì về các ứng viên đó.
Tóm lại, bản chương trình hành động phải:
- Cho cử tri biết về năng lực và kinh nghiệm, các thế mạnh của anh/chị
- Thuyết phục cử tri rằng anh/chị sẽ là một đại biểu Quốc hội tốt (nói ra những hiểu biết của anh/chị về những gì mà cử tri muốn, anh/chị sẽ làm được những điều mà cử tri mong muốn).
- Nói cho cử tri biết anh/chị sẽ tập trung vào những việc gì, chuyện gì khi trở thành đại biểu Quốc hội. Điều này giúp anh/chị chỉ rõ cho cử tri thấy cái đích mà anh/chị sẽ đưa cử tri đến trong 5 năm tới; giúp anh/chị nhận ra những việc có thể làm, và tạo ra điểm khởi đầu để tiến tới.
- Khéo léo kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho anh/chị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét