Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Binh pháp Hải quân Việt Nam: Bố trí những quả đấm thép



Triệt để lợi dụng thế địa lý để phát triển phương thức chiến tranh du kích hiện đại trên biển, đó là chiến thuật thứ nhất của Hải quân Việt Nam. Tiếp đó, thứ hai là nghệ thuật bố trí và sử dụng lực lượng.

Trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ  quốc, có rất nhiều sư đoàn thiện chiến của ta luôn nằm trong sự theo dõi gắt gao của CIA, bộ  tham mưu Việt Nam Cộng Hòa. Bởi lẽ những sư đoàn như sư 325, sư 10 mà ở đâu thì hướng chính của chiến dịch là ở đấy.

Khu trục hạm tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam là lực lượng hiện đại nhất của Hải quân tầm châu lục. Với tính năng kỹ chiến thật mà nó có thì thực sự là một đối thủ nguy hiểm nhất cho bất cứ tàu ngầm, tàu mặt nước nào khi phải đối đầu.
 

Vì vậy, biết được tàu Gepard 3.9 ở đâu, hoạt động như thế nào trước và khi tác chiến xảy ra, là một yêu cầu bức thiết, sống còn của Bộ Tham mưu địch.
 

Có lẽ rất nhiều người cho rằng trong thời đại công nghệ cao, vệ tinh quân sự dày đặc trên bầu trời thì việc phát hiện một chiếc xe máy còn dễ dàng, cỡ như Gepard 3.9 có gì là khó khăn.
 

Đương nhiên đó chỉ là lý thuyết. Một sư đoàn với hàng ngàn con người, phương tiện, được rất nhiều lực lượng như trinh sát, tình báo, điện tử…hiện đại của Mỹ mà vẫn không theo dõi được để đến nỗi có cú điểm huyệt Buôn Ma Thuột thì chưa thể khẳng định được điều gì với Gepard 3.9 nó ở đâu, làm gì…
 

Vệ tinh quân sự chỉ xác định được những cái giống Gepard 3.9 trong khi đó hàng giả để che mắt đánh lừa vệ tinh còn thật hơn cả hàng thật.
 

Nga đã từng cho ra đời hàng loạt xe tăng khủng, tên lửa khủng, tàu chiến khủng nhưng giả còn thật hơn cả thật. Nghĩa là người Nga đã sản xuất 1 kho vũ khí đủ lớn các loại mô hình vũ khí có tính năng nhiệt và điện tử tương đương với các vũ khí thật.
 

Điều này cho phép người Nga có thể ẩn giấu, trộn lẫn trang thiết bị giả tạo và trang thiết bị chiến đấu lừa địch mà vệ tinh quân sự dù kỹ thuật chụp ảnh tân tiến đến mấy cũng không phân biệt được thật giả.
 

Trong chiến tranh, biết được địch ở đâu chính xác, che giấu được ta là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi. Đặc biệt trong chiến tranh hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì đây là yếu tố sống còn.
 

Phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển, yếu tố bí mật che giấu lực lượng này ta có nhiều lợi thế hơn địch. Thời tiết, núi cao, cảng sâu…là những khó khăn ngăn trở, làm cho độ chính xác của vệ tinh địch không cao khi xác định tọa độ, phân biệt mục tiêu (dù chưa có sự ngụy tranh của ta).
 

Do vậy hiệu suất của vũ khí công nghệ cao như tên lửa, pháo sẽ rất thấp. Ta ở trong vùng tối, địch ở ngoài vùng sáng.
Thủy thủ kiểm tra tàu chuẩn bị đi biển
Thủy thủ kiểm tra tàu chuẩn bị đi biển


Kinh nghiệm xương máu trong chiến tranh với Mỹ; thế địa lý Việt Nam và với sự sáng tạo, độc đáo của con người Việt thì chắc chắn những “quả  đấm thép” của Hải quân Việt Nam sẽ ở những nơi mà địch biết được khi đã bị trúng huyệt kiểu như Buôn Ma Thuột hay pháo binh ở Điện Biên Phủ.

Bởi vậy, câu trả lời Gepard 3.9 ở đâu, làm gì trước và khi xảy ra tác chiến thì chỉ có Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam mới biết.
 

Nhưng chắc chắn nó sẽ ở nơi đắc địa thuận lợi mà “một địch muôn người”. Nghĩa là nơi đó ít đánh thắng được nhiều, dễ tấn công và phòng thủ.
 

Không những Gepard 3.9 mà bất kỳ tàu chiến nào của Hải Quân Việt Nam dù độc lập tác chiến hay hợp đồng tác chiến thì lực lượng này phải nằm trong tầm bảo vệ của lực lượng kia, chúng có trách nhiệm sở trường, sở đoản bổ sung cho nhau và nằm trong thế trận phòng thủ nhiều tầng nhiều lớp có chiều sâu của cả nước.
 

Nếu như KILO phục kích thì ít nhất cũng không có lực lượng săn ngầm nào của địch có thể gây nguy hiểm cho nó bởi chúng sẽ bị tiêu diệt bởi các lực lượng khác bảo vệ KILO…
 

Trong nghệ thuật tác chiến chúng ta vẫn và sẽ thực hiện phương châm: “Những gì mà công nghệ không thể làm được thì chiến thuật có thể”.
 

Vì Việt Nam còn nghèo, khoa học công nghệ chưa phát triển, tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi công nghệ (vũ khí trang bị) của ta đảm bảo cho một số nhiệm vụ tác chiến như có thể tấn công trực tiếp vào căn cứ địch thì việc bố trí, sử dụng lực lượng này sẵn sàng xuất phát tấn công làm cho địch phải co về đối phó, hoang mang, không phải là điều gì quá khó khăn.
 

Trong chiến tranh, những nước đem quân đi tấn công xâm lược nước khác thì khu vực tác chiến, không gian chiến tranh chỉ tồn tại ngay tại nước bị xâm lược. “Chính quốc” thì hòa bình, êm ắng, dân họ không biết gì mùi khói bom thuốc đạn. Nếu như mở một cuộc chiến mà chính họ cũng sẽ bị những đòn giáng trả liệu họ có dám không?
Mỹ chưa dám tấn công Iran là vì lý do đó. Mỹ chỉ quen đem bom đạn dội vào quốc gia khác nhưng cứ thử xem khi dân Mỹ cũng phải hứng chịu bom đạn khi bị giáng trả thì sẽ như thế nào?

Vì  vậy, đòn đánh vào căn cứ địch, nơi chúng xuất phát là một đòn đánh cực hiểm trên cả 3 lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế, trong đó đòn chính trị là hiểm nhất, hậu quả khủng khiếp nhất, nó có thể đánh sập ý chí xâm lược.
 

Đương nhiên, Hải quân Việt Nam ngoài việc tăng cường sức mạnh chúng ta phải triệt để lợi dụng thế núi, thế biển để bố trí lực lượng, sẵn sàng cho đòn đánh này.
 

Chuẩn bị nhiều phương án tác chiến sử dụng lực lượng hiện đại, công nghệ cao đồng thời cả những phương án tác chiến trong điều kiện mà công nghệ không thể để giáng trả quân xâm lược.
 

Tăng cường sức mạnh cho Hải quân Việt Nam mà không tăng cường để phục vụ cho đòn đánh này là quá ngây thơ, nhút nhát, sợ địch. Nhưng điều này, “nhút nhát, sợ địch” lại không nằm trong từ điển quân sự Việt Nam (Tướng Giáp).
 

Việt Nam đã qua lâu rồi thời kỳ quân xâm lược có quyền đem bom đạn dội vào, gây ra bao đau thương tang tóc mà không bị giáng trả tại đất nước họ. Bài học cho Hải quân Mỹ ở cảng Sài Gòn, Cửa Việt; bài học cho Không quân Mỹ ở Utapao (Thailand) còn đó.
 

Ngày nay, sự giáng trả còn khủng khiếp hơn nhiều. Chỉ biết nhao lên tấn công chọc thủng lưới đối phương mà không nghĩ là có lúc mình phải vào lưới nhà nhặt bóng thì chưa phải là trận đấu hiện đại đỉnh cao.
Theo Phunutoday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét