Bài đăng trên 24h.com
Thứ Năm, 16/02/2012, 10:54 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Dự kiến trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu làm việc để phát triển chung một tên lửa hành trình mới.
RIA Novosti dẫn lời ông Mikhail Dmitriev, Giám đốc Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga cho biết, trong năm 2012, Nga và Việt Nam sẽ bắt đầu hợp tác để cùng nhau phát triển một tên lửa hành trình mới. "Trong năm nay, Việt Nam sẽ tăng cường năng lực để bắt đầu sản xuất một loại tên lửa hành trình mới, dựa trên tên lửa Uran của Nga", ông Dmitriev nói với các phóng viên.
Theo đó, dự án sẽ thực hiện theo mô hình giống như Liên doanh Nga - Ấn đã phát triển và cho ra sản phẩm là tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.
Theo ông Dmitriev, Nga và Việt Nam đang đàm phán về một hợp đồng quân sự khác, liên quan đến hợp tên lửa chống tàu Bastion. "Chúng ta đang nói về một hợp đồng mua bán tên lửa khác, hợp đồng sẽ được cấp tín dụng cho vay có thời hạn", ông Dmitriev nói.
Việt Nam sẽ phát triển tên lửa hành trình tiên tiến dựa trên tên lửa Uran của Nga
Ông này cũng nhắc lại, trong năm 2011, Nga đã hoàn thành hợp đồng đầu tiên trong việc cung cấp hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion cho Việt Nam.Chi tiết về loại tên lửa hành trình mới không được tiết lộ. Điều đáng chú ý là Uran-E của Nga là tên lửa hành trình chống tàu có tốc độ cận âm, còn BrahMos được phát triển dựa trên tên lửa hành trình chống tàu siêu âm Yakhont (biến xuất khẩu của tên lửa Onyx). Không có tốc độ nhanh như tên lửa siêu âm, bù lại tên lửa cận âm thường có giá thành rẻ và khối lượng nhẹ. Do đó, loại tên lửa này phù hợp với các chiến thuật lấy số lượng áp đảo.
Như vậy, Việt Nam sẽ sớm có một nhà máy chế tạo tên lửa hành trình thuộc hàng "tiên tiến bậc nhất" trên thế giới, với sự giúp đỡ của Nga.
Trước đó, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), ông Boris Obonosov cũng đã tiết lộ rằng, công ty này đã bàn giao đầy đủ số tiên lửa chống tàu Kh-35E (hay còn gọi là Uran-E) cho Việt Nam từ năm 2009-2010 trong hợp đồng được ký kết trước đó, với số lượng bàn giao là 31 tên lửa Kh-35E.
Phần lớn các chiến hạm tên lửa hiện đại của Hải quân Việt Nam đều đang sử dụng tên lửa hành trình chống tàu Uran làm vũ khí tấn công chủ lực.
Việc cùng hợp tác và phát triển lên một biến thể tên lửa mới sẽ giúp Việt Nam sớm tiếp thu được công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến, dần dần tự sản xuất tên lửa cho các tàu tên lửa như tàu lớp Molniya, Gepard 3.9... cũng như xin giấy phép và mua dây truyền công nghệ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét