Không những giới quân sự, các chính khách mà ngay cả những người bình thường cũng biết rằng “Bờ có vững thì biển, đảo mới yên”. Điều đó có nghĩa yếu tố quyết định để giữ yên, bảo vệ vững chắc biển đảo là đất liền, là sức mạnh phòng thủ của quốc gia.
“Làm gì đó” của địch với đất liền có thể là cuộc chiến tổng lực hay nhỏ hơn như phong tỏa khu vực, chống tiếp cận…chính vì thế cho nên phòng thủ bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển và giáng trả kẻ địch cùng Trường Sa là 2 nhiệm vụ chiến lược trọng đại của Việt Nam.
Cả nước đã và đang chuẩn bị cho cuộc phòng thủ bảo vệ tổ quốc. Dù còn nghèo nhưng nhân dân Việt Nam sẵn sàng “thắt lưng buộc bụng” để QĐND nói chung, Không quân, Hải quân… nói riêng tiến thẳng lên chính quy, hiện đại, tinh nhuệ và thiện chiến đủ sức đương đầu, bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tại sao không, trong khi nhân dân Việt Nam đã từng sẵn sàng quyết tử, hy sinh tất cả cho mục tiêu cao cả này thì so với nó, “thắt lưng buộc bụng” quá ư là “dễ chịu”. Máu xương còn không tiếc thì chẳng có gì ngăn cản được sự chuẩn bị của chúng ta.
Rất nhiều thông tin về việc Hải quân Việt Nam mua, sắm trang bị vũ khí, nhưng có lẽ mừng nhất vẫn là ta đã tự đóng được tàu TT400TP.
Tàu được trang bị pháo tự động vạn năng АК-176, АК-630 và tổ hợp tên lửa đối không tầm thấp.
Tàu TT400TP là sát thủ nguy hiểm nhất của lực lượng đổ bộ địch |
Việc TT400TP được đưa vào biên chế trong Hải quân có những ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất nó bảo đảm cho học thuyết quân sự Việt Nam luôn bảo tồn và phát triển.
Vì đặc thù của công nghệ quốc phòng luôn gắn liền với học thuyết quân sự, nếu phụ thuộc hoàn toàn vào sự cung cấp vũ khí từ bên ngoài, kể cả việc mua sắm có chọn lọc để phù hợp với lối đánh đi chăng nữa thì có khi phải điều chỉnh học thuyết quân sự trong khi địa chính trị, địa quân sự của Việt Nam có nhiều đặc điểm khác biệt - một sự điều chỉnh ngoài ý muốn.
Thứ hai, đây là một trong những “thứ” mà đất liền giáng trả cùng Trường Sa vào quân xâm lược ở giai đoạn cuối nếu chúng tấn công đánh chiếm Trường Sa.
Nói là giai đoạn cuối là vì tàu đổ bộ đưa lính đổ bộ lên đảo hay đất liền là hành động tác chiến đánh chiếm cuối cùng và tàu TT400TP, với cỡ đạn 76mm tốc độ bắn hàng trăm phát/phút, đối tượng tiêu diệt của nó là tàu đổ bộ cỡ nhỏ và đặc biêt với cỡ đạn 30mm, 6 nòng, tốc độ bắn hàng ngàn phát/phút, đối tượng tiêu diệt của nó là lính đổ bộ thì có thể nói tàu TT400TP là khắc tinh là sát thủ của lực lượng đổ bộ.
Đây mới chỉ là tính năng kỹ chiến thật của TT400TP, tất nhiên sử dụng nó như thế nào để phát huy hiệu quả trong tác chiến là nghệ thuật quân sự bí mật của Hải quân Việt Nam.
Nếu như vành đai phòng thủ từ xa hướng biển của Việt Nam giả định là 250 hải lý thì Trường Sa là mép ngoài cùng. Trong vùng cách bờ 250M đó, tàu TT400TP có thể nằm đợi cơ ở đâu đó trong tầm bảo vệ của bờ. Tàu TT400TP chỉ xuất kích chiếm lĩnh vị trí tấn công khi tàu đổ bộ địch xuất hiện…
Nhưng rõ ràng là Hải quân Việt Nam không phải đóng tàu này để nó tác chiến “đơn thương độc mã” như vậy mà đã tính toán sẵn sự hợp đồng tác chiến với rất nhiều loại tàu khác, vũ khí khác theo từng phương án tác chiến của mình.
Nếu như hệ thống phòng không tầm thấp của các tàu tên lửa, phóng lôi loại nhỏ tốc độ cao của Việt Nam bị hạn chế thì tàu TT400TP là một sự bổ sung hiệu quả, hoàn hảo. Khi cần thiết, tàu TT400TP phải làm nhiệm vụ hộ vệ cho tàu tên lửa, phóng lôi tác chiến và ngược lại.
Tàu TT400TP là một trong những “thứ” mà đất liền giáng trả cùng Trường Sa thân yêu. Tuy nó nhỏ bé và không hiện đại như Gepard 3.9 nhưng xin hãy chú ý cho: Lối đánh của nó không phải là sở trường của Gepard 3.9.
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chưa bao giờ Việt Nam có thế và lực thuận lợi như ngày hôm nay. Nhìn vào sự chuẩn bị về vũ khí trang bị cho quốc phòng cũng thấy được sự tự tin, sáng tạo mang bản sắc độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Chúng ta yêu chuộng hòa bình, không muốn có chiến tranh, nhưng khi chiến tranh xảy ra thì không hề sợ hãi.
Lê Ngọc Thống/Phunutoday
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét