QĐND - Thứ Sáu, 11/12/2009, 11:18 (GMT+7)
Đi lễ chùa thực chất là làm cho tâm hồn thanh thản, gạt bỏ những bức bối thế tục. Nào phải ngẫu nhiên các cụ nhà ta thường nói rằng đi vãn cảnh chùa. Cửa chùa là cửa thanh bần. Vào chùa là đứng trước cái gương trong veo để tự nghiệm xem ở ngoài đời thế tục kia mình đã từng ngổn ngang thế nào, xô bồ thế nào, ham vật chất thế nào. Sau đó thì tự điều chỉnh lại mình.
Với một số người, vào chùa không phải soi gương mà vào chùa gần như đồng nghĩa với đi trao đổi, đi xin, đi làm giàu. Sắm một cái lễ mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, dâng lên các Ngài gọi là tỏ lòng thành, thực ra là nhử các Ngài về để cầu xin tài lộc. Đã xin thì xin cho bõ nên xin mỗi lần vài chục quả, toàn quả đậm đà to lớn như trái núi. Xin trúng quả, xin lên chức, xin bịt mắt công an để hàng lậu của mình đi thoát. Những quả cầu xin ấy làm vẩn đục cõi thanh tịnh của thần linh.
Chịu khó để ý, nếu tinh ý một chút thôi, ta sẽ biết ai là người đến chùa chiền vì sự thanh thản, ai là người đến để nhăm nhe cầu lợi xin tài. Người đến vãn cảnh chùa thực sự thì đến tay không, cắm một nén nhang, chắp tay vái ba vái rồi tay không, ý không lui ra. Người đến cầu xin bổng lộc thì vàng mã rực rỡ, ngồn ngộn, đứng trước thánh thần cứ phấp phỏng xuýt xoa, chắp tay khấn rõ lâu, khấn thầm trong đầu thấy chưa ổn thì khấn ra miệng. Làm như thần linh tai nghễnh ngãng, phải khấn ra miệng thì các Ngài mới nghe thấy. Khấn xong rồi, bắn súng liên thanh xong rồi thì thả vài nghìn vào cái hòm công đức, sau đó hớn hở ra về chờ sự ứng nghiệm của lời thỉnh cầu. Có người chắc chắn là xin cực kỳ nhiều cho nên đứng cầu lâu lắm, dễ đến mười lăm hai mươi phút, cứ lù lù như tảng đá chả thèm biết phía sau mình cũng có nhiều người đang chờ để được len chân vào tỏ lòng thành với thánh thần. Với quãng thời gian lâu như thế thì quả là đủ sức khênh cả một ngân hàng thế giới về bỏ vào tủ nhà mình chứ chẳng chơi. Số vào chùa theo lối thực dụng ấy không ít.
Vẫn còn đó những người vào chùa mang theo tấm lòng kính cẩn thanh tao. Họ coi chùa là công viên của tâm hồn, vào đó để nhẩn nha đi dạo, để thoát khỏi những tạp âm của phố phường, để thắp lên một nén tâm nhang và lắng nghe tiếng lòng mình hòa với sự thanh cao của cõi Phật. Những người ấy không ham hố, có ham hố thì họ cũng hiểu ra một điều cực đơn giản: thần phật là chốn giao lưu của tâm linh, không phải của vật chất. Vì thế cửa thánh thần không phải là nơi biến cái siêu hình thành của nả vật chất cho ta hưởng thụ.
Có câu chuyện tiếu lâm hiện đại mang rất nhiều ngụ ý với những người vào chốn thần thánh để xin lộc: Một người hỏi một vị thần: Thưa Ngài, một nghìn năm đối với ngài là gì? Thần đáp: Một nghìn năm đối với ta chỉ là một phút. Người kia lại hỏi: Thưa Ngài, một nghìn đô-la đối với ngài là gì? Thần lại đáp: Một nghìn đô-la đối với ta chỉ là một xu. Người kia bèn quỳ xuống: Lạy Ngài, hãy rủ lòng thương ban cho con xin một xu mọn của Ngài. Thần bảo: Được, hãy chờ ta một phút.
NGUYỄN TÂN PHƯƠNG
Đi lễ chùa thực chất là làm cho tâm hồn thanh thản, gạt bỏ những bức bối thế tục. Nào phải ngẫu nhiên các cụ nhà ta thường nói rằng đi vãn cảnh chùa. Cửa chùa là cửa thanh bần. Vào chùa là đứng trước cái gương trong veo để tự nghiệm xem ở ngoài đời thế tục kia mình đã từng ngổn ngang thế nào, xô bồ thế nào, ham vật chất thế nào. Sau đó thì tự điều chỉnh lại mình.
Với một số người, vào chùa không phải soi gương mà vào chùa gần như đồng nghĩa với đi trao đổi, đi xin, đi làm giàu. Sắm một cái lễ mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, dâng lên các Ngài gọi là tỏ lòng thành, thực ra là nhử các Ngài về để cầu xin tài lộc. Đã xin thì xin cho bõ nên xin mỗi lần vài chục quả, toàn quả đậm đà to lớn như trái núi. Xin trúng quả, xin lên chức, xin bịt mắt công an để hàng lậu của mình đi thoát. Những quả cầu xin ấy làm vẩn đục cõi thanh tịnh của thần linh.
Chịu khó để ý, nếu tinh ý một chút thôi, ta sẽ biết ai là người đến chùa chiền vì sự thanh thản, ai là người đến để nhăm nhe cầu lợi xin tài. Người đến vãn cảnh chùa thực sự thì đến tay không, cắm một nén nhang, chắp tay vái ba vái rồi tay không, ý không lui ra. Người đến cầu xin bổng lộc thì vàng mã rực rỡ, ngồn ngộn, đứng trước thánh thần cứ phấp phỏng xuýt xoa, chắp tay khấn rõ lâu, khấn thầm trong đầu thấy chưa ổn thì khấn ra miệng. Làm như thần linh tai nghễnh ngãng, phải khấn ra miệng thì các Ngài mới nghe thấy. Khấn xong rồi, bắn súng liên thanh xong rồi thì thả vài nghìn vào cái hòm công đức, sau đó hớn hở ra về chờ sự ứng nghiệm của lời thỉnh cầu. Có người chắc chắn là xin cực kỳ nhiều cho nên đứng cầu lâu lắm, dễ đến mười lăm hai mươi phút, cứ lù lù như tảng đá chả thèm biết phía sau mình cũng có nhiều người đang chờ để được len chân vào tỏ lòng thành với thánh thần. Với quãng thời gian lâu như thế thì quả là đủ sức khênh cả một ngân hàng thế giới về bỏ vào tủ nhà mình chứ chẳng chơi. Số vào chùa theo lối thực dụng ấy không ít.
Vẫn còn đó những người vào chùa mang theo tấm lòng kính cẩn thanh tao. Họ coi chùa là công viên của tâm hồn, vào đó để nhẩn nha đi dạo, để thoát khỏi những tạp âm của phố phường, để thắp lên một nén tâm nhang và lắng nghe tiếng lòng mình hòa với sự thanh cao của cõi Phật. Những người ấy không ham hố, có ham hố thì họ cũng hiểu ra một điều cực đơn giản: thần phật là chốn giao lưu của tâm linh, không phải của vật chất. Vì thế cửa thánh thần không phải là nơi biến cái siêu hình thành của nả vật chất cho ta hưởng thụ.
Có câu chuyện tiếu lâm hiện đại mang rất nhiều ngụ ý với những người vào chốn thần thánh để xin lộc: Một người hỏi một vị thần: Thưa Ngài, một nghìn năm đối với ngài là gì? Thần đáp: Một nghìn năm đối với ta chỉ là một phút. Người kia lại hỏi: Thưa Ngài, một nghìn đô-la đối với ngài là gì? Thần lại đáp: Một nghìn đô-la đối với ta chỉ là một xu. Người kia bèn quỳ xuống: Lạy Ngài, hãy rủ lòng thương ban cho con xin một xu mọn của Ngài. Thần bảo: Được, hãy chờ ta một phút.
NGUYỄN TÂN PHƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét