Một nhóm quan chức quốc phòng Việt Nam hôm 8/8 đã thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington của Hoa Kỳ, đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng.
Cử chỉ này được cho là thể hiện quan hệ ấm lên giữa Việt Nam và Mỹ.
Đồng thời, một số nhà bình luận coi chuyến thăm của chiến hạm George Washington là dấu hiệu của Mỹ gửi ra rằng Trung Quốc không phải là cường quốc duy nhất tại khu vực, sau những căng thẳng gần đây ở biển Đông.
Nhận định về sự kiện này, giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc cho biết:
Giáo sư Carl Thayer là chuyên gia theo dõi về quốc phòng trong khu vực
GS Carl Thayer: Trung Quốc chắc chắn sẽ bày tỏ quan ngại, nhưng đây thực ra là màn thứ ba của một hồi kịch dài.
Năm ngoái, các quan chức quân sự Việt Nam đã tham quan tàu sân bay John C. Stennies ở biển Đông. Tại Washington, phó đại sứ Việt Nam đã thăm hàng không mẫu hạm mới nhất của Mỹ là George Bush.
Và giờ đây, chúng ta chứng kiến chuyến thăm của tàu George Washington, vốn là chiến hạm đóng thường trực tại Thái Bình Dương, và tôi cho rằng kết nối các sự kiện này với nhau thì chắc là Trung Quốc sẽ tức giận.
BBC:Liệu chuyến thăm này có phải là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ sẽ theo đuổi cam kết mà bà Clinton tuyên bố ở Hà Nội vào tháng Bảy, là sẽ ưu tiên giải quyết tranh chấp biển Đông?
GS Carl Thayer: Chuyện này còn đi xa hơn thế.
Chính quyền của Tổng thống Obama muốn phản ứng trước quan điểm trong khu vực là Trung Quốc đi lên có nghĩa là sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đã chấm dứt hoặc đang đi xuống.
Thế nên những hành động này - hay sự xuất hiện của ba tàu ngầm hạt nhân loại Ohio ở Busan, Hàn Quốc, vịnh Subic ở Philippines và Diego Garcia ở Ấn Độ Dương - là những biện pháp, trong đó có hải quân, mà Hoa Kỳ muốn chứng tỏ rằng đó là một kết luận hấp tấp khi cho rằng vai trò lãnh đạo của họ đang đi xuống.
BBC:Vậy theo ông chiến lược của Việt Nam muốn Hoa Kỳ tham gia vào giải quyết xung đột ở biển Đông có tác dụng đến đâu?
GS Carl Thayer: Tôi thấy là tại diễn đàn an ninh khu vực Asean vừa qua, Việt Nam - vốn trước đây thấy khó tìm kiếm đồng thuận trong Asean - chứng kiến 10 quốc gia đã bày tỏ quan ngại, cùng với Mỹ và VN.
Theo tôi, việc Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố thẳng thừng rằng họ không chấp nhận cơ sở mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại biển Đông, rằng chuyện này phải dựa trên luật pháp quốc tế, chắc là được các nước liên quan hoan nghênh, trong đó có Philippines, Malaysia và Việt Nam, vốn cũng nhận chủ quyền.
Đó là vì Trung Quốc chỉ nói họ có chủ quyền không thể chối cãi dựa trên lịch sử, mà không dựa vào công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington
BBC:Việt Nam có nên lo lắng rằng chuyến thăm có thể khiến Trung Quốc có những động thái hung hăng hơn ở biển Đông?
GS Carl Thayer: Tôi nghĩ toàn khu vực phải bày tỏ quan ngại về mô hình các hoạt động hải quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc, mà chúng ta đã chứng kiến một số hoạt động mạnh tại biển Đông trong thời gian qua.
Các nước trong khu vực không muốn thấy họ bị kéo quá xa trong việc tận dụng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ không có khả năng có đụng độ quân sự ở mức nghiêm trọng giữa hai siêu cường này.
BBC:Theo ông, VN nên chuẩn bị những gì, nếu tính đến tiềm lực không mạnh và không đủ khả năng để mua các loại vũ khí, công nghệ hiện đại?
GS Carl Thayer: Việt Nam có thể không có khả năng mua được những loại vũ khí tối tân, nhưng việc họ có các động thái mua sáu tàu ngầm hạng kilo, rồi đặt mua thêm chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 của Nga…vv.. cho thấy Việt Nam đang có các biện pháp tự cứu mình. Họ đang mua các thiết bị để bảo vệ tài sản của mình, và đây là điều quan trọng.
Một điều nữa là VN vẫn còn sáu tháng nữa để nắm chức chủ tịch Asean, và sẽ chủ trì các phiên họp quan trọng, đặc biệt vào tháng Mười năm nay có hội nghị đầu tiên của các bộ trưởng Quốc phòng Asean với các đối tác và thượng đỉnh Asean với các đối tác lớn.
Thế nên thay vì biến chuyện này thành chuyện giữa Trung Quốc - Việt Nam, hay chuyện giữa Hoa Kỳ - Việt Nam - Trung Quốc, người ta nên biến chuyện này thành đa phương, với nhiều bên tham gia trong khu vực.
Vì thế, dạng tranh chấp biển Đông, nói ví von, là đang được đưa ra tòa cấp cao hơn, lên cấp lãnh đạo, để giải quyết. Do vậy, Việt Nam có thể tìm cách tránh khó khăn này bằng cách đưa vấn đề chỉ từ cấp song phương như hiện nay lên cấp đa phương là tốt nhất.
Cử chỉ này được cho là thể hiện quan hệ ấm lên giữa Việt Nam và Mỹ.
Đồng thời, một số nhà bình luận coi chuyến thăm của chiến hạm George Washington là dấu hiệu của Mỹ gửi ra rằng Trung Quốc không phải là cường quốc duy nhất tại khu vực, sau những căng thẳng gần đây ở biển Đông.
Nhận định về sự kiện này, giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc cho biết:
Giáo sư Carl Thayer là chuyên gia theo dõi về quốc phòng trong khu vực
GS Carl Thayer: Trung Quốc chắc chắn sẽ bày tỏ quan ngại, nhưng đây thực ra là màn thứ ba của một hồi kịch dài.
Năm ngoái, các quan chức quân sự Việt Nam đã tham quan tàu sân bay John C. Stennies ở biển Đông. Tại Washington, phó đại sứ Việt Nam đã thăm hàng không mẫu hạm mới nhất của Mỹ là George Bush.
Và giờ đây, chúng ta chứng kiến chuyến thăm của tàu George Washington, vốn là chiến hạm đóng thường trực tại Thái Bình Dương, và tôi cho rằng kết nối các sự kiện này với nhau thì chắc là Trung Quốc sẽ tức giận.
BBC:Liệu chuyến thăm này có phải là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ sẽ theo đuổi cam kết mà bà Clinton tuyên bố ở Hà Nội vào tháng Bảy, là sẽ ưu tiên giải quyết tranh chấp biển Đông?
GS Carl Thayer: Chuyện này còn đi xa hơn thế.
Chính quyền của Tổng thống Obama muốn phản ứng trước quan điểm trong khu vực là Trung Quốc đi lên có nghĩa là sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đã chấm dứt hoặc đang đi xuống.
Thế nên những hành động này - hay sự xuất hiện của ba tàu ngầm hạt nhân loại Ohio ở Busan, Hàn Quốc, vịnh Subic ở Philippines và Diego Garcia ở Ấn Độ Dương - là những biện pháp, trong đó có hải quân, mà Hoa Kỳ muốn chứng tỏ rằng đó là một kết luận hấp tấp khi cho rằng vai trò lãnh đạo của họ đang đi xuống.
BBC:Vậy theo ông chiến lược của Việt Nam muốn Hoa Kỳ tham gia vào giải quyết xung đột ở biển Đông có tác dụng đến đâu?
GS Carl Thayer: Tôi thấy là tại diễn đàn an ninh khu vực Asean vừa qua, Việt Nam - vốn trước đây thấy khó tìm kiếm đồng thuận trong Asean - chứng kiến 10 quốc gia đã bày tỏ quan ngại, cùng với Mỹ và VN.
Theo tôi, việc Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố thẳng thừng rằng họ không chấp nhận cơ sở mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại biển Đông, rằng chuyện này phải dựa trên luật pháp quốc tế, chắc là được các nước liên quan hoan nghênh, trong đó có Philippines, Malaysia và Việt Nam, vốn cũng nhận chủ quyền.
Đó là vì Trung Quốc chỉ nói họ có chủ quyền không thể chối cãi dựa trên lịch sử, mà không dựa vào công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington
BBC:Việt Nam có nên lo lắng rằng chuyến thăm có thể khiến Trung Quốc có những động thái hung hăng hơn ở biển Đông?
GS Carl Thayer: Tôi nghĩ toàn khu vực phải bày tỏ quan ngại về mô hình các hoạt động hải quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc, mà chúng ta đã chứng kiến một số hoạt động mạnh tại biển Đông trong thời gian qua.
Các nước trong khu vực không muốn thấy họ bị kéo quá xa trong việc tận dụng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ không có khả năng có đụng độ quân sự ở mức nghiêm trọng giữa hai siêu cường này.
BBC:Theo ông, VN nên chuẩn bị những gì, nếu tính đến tiềm lực không mạnh và không đủ khả năng để mua các loại vũ khí, công nghệ hiện đại?
GS Carl Thayer: Việt Nam có thể không có khả năng mua được những loại vũ khí tối tân, nhưng việc họ có các động thái mua sáu tàu ngầm hạng kilo, rồi đặt mua thêm chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2 của Nga…vv.. cho thấy Việt Nam đang có các biện pháp tự cứu mình. Họ đang mua các thiết bị để bảo vệ tài sản của mình, và đây là điều quan trọng.
Một điều nữa là VN vẫn còn sáu tháng nữa để nắm chức chủ tịch Asean, và sẽ chủ trì các phiên họp quan trọng, đặc biệt vào tháng Mười năm nay có hội nghị đầu tiên của các bộ trưởng Quốc phòng Asean với các đối tác và thượng đỉnh Asean với các đối tác lớn.
Thế nên thay vì biến chuyện này thành chuyện giữa Trung Quốc - Việt Nam, hay chuyện giữa Hoa Kỳ - Việt Nam - Trung Quốc, người ta nên biến chuyện này thành đa phương, với nhiều bên tham gia trong khu vực.
Vì thế, dạng tranh chấp biển Đông, nói ví von, là đang được đưa ra tòa cấp cao hơn, lên cấp lãnh đạo, để giải quyết. Do vậy, Việt Nam có thể tìm cách tránh khó khăn này bằng cách đưa vấn đề chỉ từ cấp song phương như hiện nay lên cấp đa phương là tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét