Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đến thăm Việt Nam vào ngày 22 tháng 7. Đây là lần đầu tiên bà Clinton đến Việt Nam với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ, để tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, thảo luận các vấn đề song phương giữa hai nước cũng như tham dự lễ kỷ niệm mười lăm năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ.
Quan hệ Việt - Mỹ sau chiến tranh
Quan hệ Việt - Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975 đã bị đóng băng trong thời gian gần hai mươi năm. Trong thời gian đó, Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Đó là vào thời điểm năm 1977, dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, có nhiều bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam.
Có lẽ do lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, nên Mỹ đã thay đổi thái độ cũng như quan điểm đối với Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. Ông Andrew Young, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ đã nói rõ lập trường của Mỹ đối với Việt Nam hồi đầu năm 1977 như sau: "Chúng tôi xem Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam hùng mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ."
Tháng 3 năm 1977, Hoa Kỳ đã nới lỏng lệnh cấm vận đối với Việt Nam như, cho phép tàu bè và máy bay của các nước khác chở hàng sang Việt Nam được phép ghé các cảng và sân bay của Hoa Kỳ để tiếp nhiên liệu. Cũng trong thời gian này, Hoa Kỳ đã cho phép công dân Mỹ đến thăm Việt Nam.
Song song với việc nới lỏng lệnh cấm vận, phía Mỹ cũng đã cử ông Leonard Woodcock, là đặc phái viên của Tổng thống Jimmy Carter cùng các thành viên, trong đó có Thượng nghị sĩ Mansfield, đến thăm Việt Nam. Và Hoa Kỳ cũng đã không còn chống đối Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc và cam kết sẽ chấm dứt lệnh cấm vận thương mại một khi quan hệ ngoại giao được thiết lập.
Phía Việt Nam cũng có dấu hiệu cho thấy hai nước sớm bình thường hóa, chẳng hạn như chương trình phát thanh của Đài Phát thanh Hà Nội lúc đó cũng cho thấy, Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị cho người dân trong việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã hứa sẽ cung cấp thêm các chi tiết về người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).
Việt Nam bỏ lỡ cơ hội
Sau chuyến thăm Việt Nam của ông Woodcock, hai nước đã có cuộc đàm phán đầu tiên hồi tháng 5 năm 1977 tại Paris. Thế nhưng, có lẽ do quá say sưa với chiến thắng đế quốc Mỹ nên Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Tin tức cho biết, một trong những trở ngại lớn trong vòng đàm phán đầu tiên đó là, Việt Nam đưa ra điều kiện bồi thường chiến tranh làm điều kiện bang giao với Hoa Kỳ.
Trong khi đó, ở trong nước, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu áp đảo để ngăn chính phủ không cho đàm phán liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ hay bất kỳ việc thanh toán nào cho Việt Nam. Những lần bỏ phiếu kế tiếp của Quốc hội cũng đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ hình thức viện trợ nào cho Việt Nam và thậm chí chống đối cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại.
Phía Việt Nam vẫn không thay đổi quan điểm, mặc dù có thay đổi trong cách gọi tên, như không yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường chiến tranh, mà muốn Hoa Kỳ phải đóng góp để hàn gắn vết thương và tái thiết đất nước sau chiến tranh, với số tiền là 3,2 tỷ đô la, theo ông Trần Quang Cơ, viên chức ngoại giao Việt Nam cho biết.
Trong khi phía Việt Nam cho rằng, Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh là một nghĩa vụ không thể phủ nhận, phía chính phủ Carter cho biết sự hỗ trợ theo yêu cầu của Việt Nam là không thể thực hiện được.
Vòng đàm phán tiếp theo ở Paris hồi tháng 6 năm 1977 đã diễn ra trong bầu không khí ảm đạm và đi vào bế tắc vì vấn đề viện trợ. Phía Hoa Kỳ nói rằng, do gặp khó khăn về vấn đề pháp lý, như Quốc hội Mỹ kiên quyết không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, nên phía Mỹ không thể thực hiện điều đó.
Phái đoàn Hoa Kỳ đã hứa sẽ thực hiện việc viện trợ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, thế nhưng phía Việt Nam vẫn không chấp nhận. Và đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc các vòng đàm phán kế tiếp giữa hai nước không đi đến kết quả.
Vòng đàm phán thứ ba được tổ chức hồi tháng 12 cùng năm, thế nhưng hai bên vẫn không đạt được các thỏa hiệp.
Các nguyên nhân khác
Ngoài vấn đề bồi thường chiến tranh, các nguyên nhân khác cũng đã làm cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước trở nên khó khăn hơn, như vấn đề tù nhân chiến tranh và người Mỹ mất tích khi làm nhiệm vụ (POW và MIA) là các vấn đề nhạy cảm về chính trị.
Trong khi phía Việt Nam cho rằng, Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh là một nghĩa vụ không thể phủ nhận, phía chính phủ Carter cho biết sự hỗ trợ theo yêu cầu của Việt Nam là không thể thực hiện được.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng, đó là quan điểm khác nhau của các viên chức Hoa Kỳ trong vấn đề Việt Nam và Trung Quốc đã thay đổi sau ba vòng đàm phán. Trong khi ông Cyrus Vance, Ngoại trưởng Hoa Kỳ thời bấy giờ, cùng lúc muốn Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước Việt -Trung, thì ông Zbigniew Brzezinski, Cố vấn An ninh Quốc gia, chỉ tập trung vào Liên Xô cũ, tức là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để gây áp lực với Liên Xô.
Do ba vòng đàm phán đều thất bại, cũng như quan điểm của ông Brzezinski chuyển sang kế hoạch bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nên vòng đàm phán Việt - Mỹ lần thứ tư hồi tháng 9 năm 1978 giữa ông Richard Holbrooke, Phụ tá Ngoại trưởng, phụ trách châu Á Thái Bình Dương với ông Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã không đi đến kết quả.
Mặc dù trong lần đàm phán này, phía Việt Nam đã không còn đòi hỏi Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh và chấp nhận bình thường hóa quan hệ vô điều kiện, thế nhưng có lẽ các nhượng bộ từ phía Việt Nam lúc đó đã quá muộn, do Hoa Kỳ đang chuẩn bị thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Và rồi, đầu năm 1979 Hoa Kỳ đã thiết lập bang giao với Trung Quốc, để rồi chưa đầy hai tháng sau Trung Quốc đưa quân sang đánh Việt Nam.
Trong khi đó, quan hệ Việt Mỹ tiếp tục bị đóng băng cho đến năm 1991; dưới thời Tổng thống George Bush (Bush cha), Hoa Kỳ dỡ bỏ phần nào lệnh cấm vận, cho đến ngày 12 tháng 7 năm 1995, quan hệ ngoại giao giữa hai nước mới được thiết lập hoàn toàn.
Quan hệ phát triển nhanh sau bang giao
Kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, các mối quan hệ song phương giữa hai nước Việt - Mỹ đã phát triển nhanh. Trong lĩnh vực chính trị, các cuộc viếng thăm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được xem như nhiều hơn mức bình thường, khi hai Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam trong vòng sáu năm: Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam vào năm 2000 và Tổng thống George W. Bush vào năm 2006.
Phía Việt Nam, các lãnh đạo cấp cao nhất cũng đã đến thăm Hoa Kỳ ba lần trong vòng ba năm, từ năm 2005 - 2008: Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là điều chưa từng xảy ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với các đối tác lâu đời khác như Nga hay Ấn Độ.
Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Bill Clinton đã tập trung sự chú ý của các nhà ngoại giao hai nước Việt - Mỹ, về việc làm thế nào để cải thiện quan hệ chung giữa hai nước. Và trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải hồi năm 2005, tại Washington, hai nước đã ban hành một tuyên bố chung, mục đích thể hiện “ý định của hai bên nhằm nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Ngoài các chuyến viếng thăm của các lãnh đạo cao nhất của hai nước, các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan khác của hai bên cũng đã gặp nhau thường xuyên hơn. Điều này cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng bước khắc phục quá khứ và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau. Quan hệ chính trị được cải thiện không những đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước, mà còn thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác.
Việt Nam ở vị trí nào của Hoa Kỳ?
Mặc dù quan hệ ngoại giao giữa hai nước phát triển rất nhanh trong mười lăm năm qua kể từ khi bình thường hóa, cũng như vị trí địa chiến lược của Việt Nam được cho là khá quan trọng đối với Hoa Kỳ, thế nhưng chính sách của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá tương đối thấp so với quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước khác trong khu vực.
Ngoài các nước trong khu vực mà Hoa Kỳ đặt ở vị trí quan trọng trong mối quan hệ như, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn; ở Đông Nam Á, các nước như: Indonesia, Philippines, Singapore, Thailand cũng đang chiếm vị trí cao hơn Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Việt Nam có lẽ chỉ được chú ý khi Hoa Kỳ lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng như trong quan hệ tác động giữa Việt Nam với các cường quốc châu Á khác và với khối ASEAN.
Khi chính sách an ninh và ngoại giao của Hoa Kỳ tập trung vào chiến tranh chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, Việt Nam vẫn ở vị trí thấp trong chính sách đối ngoại của Mỹ so với các nước khác trong khu vực. Điều này có thể ảnh hưởng bất lợi cho Việt Nam trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước, chẳng hạn như Việt Nam có nguy cơ bị bỏ rơi do các ưu tiên toàn cầu cũng như các ưu tiên trong khu vực của Hoa Kỳ.
Các chuyên gia cho rằng, nếu xét về vị trí địa chiến lược cũng như sự tham gia của Việt Nam trong thời gian qua trên trường quốc tế, chẳng hạn như Việt Nam giữ vai trò tiên phong là Ủy viên Không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, nhiệm kỳ 2008-2009, thì Việt Nam xứng đáng được đứng ở vị trí cao hơn về các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Đâu là nguyên nhân?
Mặc dù quan hệ Việt - Mỹ hiện nay được cho là tốt nhất, thế nhưng các chuyên gia cho rằng Việt Nam khó có thể trở thành đồng minh hay bạn bè của Hoa Kỳ trong tương lai gần. Trong khi trở thành đồng minh của Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam, bởi vì Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ nếu Việt Nam bị Trung Quốc hay một nước khác tấn công.
Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân chính ngăn cản Việt Nam phát triển quan hệ hơn nữa với Hoa Kỳ đó là: hệ thống chính trị độc đảng ở Việt Nam dẫn đến các quan điểm khác nhau về ý thức hệ giữa hai nước. Trong khi Hoa Kỳ ủng hộ các giá trị như: nhân quyền, dân chủ và tự do, mà họ đã hy sinh để bảo vệ, Việt Nam cho rằng, các khái niệm này của Hoa Kỳ này chỉ thích hợp ở phương Tây, chứ không thể áp dụng vào Việt Nam.
Phía Hoa Kỳ muốn Việt Nam cải cách kinh tế song song với đổi mới chính trị, chẳng hạn như Hoa Kỳ muốn nhìn thấy một nước Việt Nam tự do hơn, nơi đó người dân không chỉ có đủ cơm ăn, áo mặc, mà còn được tự do bày tỏ những suy nghĩ của mình mà không bị một thế lực nào đe dọa. Và đó là một trong những điều kiện quan trọng để quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới.
Bài phát biểu hồi tháng 7 năm 1995, khi Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton đã nói rõ điều đó, rằng: “Tôi tin rằng bình thường hóa và gia tăng tiếp xúc giữa Mỹ và Việt Nam sẽ tiến tới mục đích tự do tại Việt Nam, như đã làm ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng sự tham gia của Việt Nam trên mặt trận kinh tế rộng lớn về cải cách kinh tế, và cải cách dân chủ, sẽ giúp tôn vinh những người đã hy sinh, chiến đấu vì lợi ích tự do ở Việt Nam.”
Sự khác biệt về các giá trị tự do, dân chủ giữa hai nước ảnh hưởng không tốt đến quan hệ song phương Việt - Mỹ. Chẳng hạn như, Quốc hội Hoa Kỳ thường xuyên thông qua Đạo luật Nhân quyền cho Việt Nam, cũng như những lời chỉ trích trong các báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ Ngoại giao và Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, cho thấy không có lợi cho Việt Nam.
Những sự khác biệt nói trên sẽ là nguyên nhân chính gây cản trở quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới trong tương lai, và đó cũng sẽ là nguyên nhân chính ngăn cản Việt Nam trở thành đồng minh hay bạn bè của Mỹ.
Mặc dù Việt Nam chào đón sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, cũng như lãnh đạo Việt Nam tìm cách nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ, ngoài mục đích giúp Việt Nam phát triển kinh tế, lý do quan trọng nhất mà Việt Nam muốn nâng cao quan hệ với Hoa Kỳ đó là, Hoa Kỳ có khả năng giúp Việt Nam chống lại các tham vọng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Thế nhưng với điều kiện mà phía Hoa Kỳ đòi hỏi để Việt Nam trở thành đồng minh, giúp Việt Nam chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, liệu Việt Nam có đáp ứng được những đòi hỏi này hay không? Hay là Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội như đã từng xảy ra cách nay hơn ba thập niên?
Quan hệ Việt - Mỹ sau chiến tranh
Quan hệ Việt - Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975 đã bị đóng băng trong thời gian gần hai mươi năm. Trong thời gian đó, Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Đó là vào thời điểm năm 1977, dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, có nhiều bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam.
Có lẽ do lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, nên Mỹ đã thay đổi thái độ cũng như quan điểm đối với Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. Ông Andrew Young, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ đã nói rõ lập trường của Mỹ đối với Việt Nam hồi đầu năm 1977 như sau: "Chúng tôi xem Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam hùng mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ."
Tháng 3 năm 1977, Hoa Kỳ đã nới lỏng lệnh cấm vận đối với Việt Nam như, cho phép tàu bè và máy bay của các nước khác chở hàng sang Việt Nam được phép ghé các cảng và sân bay của Hoa Kỳ để tiếp nhiên liệu. Cũng trong thời gian này, Hoa Kỳ đã cho phép công dân Mỹ đến thăm Việt Nam.
Song song với việc nới lỏng lệnh cấm vận, phía Mỹ cũng đã cử ông Leonard Woodcock, là đặc phái viên của Tổng thống Jimmy Carter cùng các thành viên, trong đó có Thượng nghị sĩ Mansfield, đến thăm Việt Nam. Và Hoa Kỳ cũng đã không còn chống đối Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc và cam kết sẽ chấm dứt lệnh cấm vận thương mại một khi quan hệ ngoại giao được thiết lập.
Phía Việt Nam cũng có dấu hiệu cho thấy hai nước sớm bình thường hóa, chẳng hạn như chương trình phát thanh của Đài Phát thanh Hà Nội lúc đó cũng cho thấy, Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị cho người dân trong việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã hứa sẽ cung cấp thêm các chi tiết về người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).
Việt Nam bỏ lỡ cơ hội
Sau chuyến thăm Việt Nam của ông Woodcock, hai nước đã có cuộc đàm phán đầu tiên hồi tháng 5 năm 1977 tại Paris. Thế nhưng, có lẽ do quá say sưa với chiến thắng đế quốc Mỹ nên Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Tin tức cho biết, một trong những trở ngại lớn trong vòng đàm phán đầu tiên đó là, Việt Nam đưa ra điều kiện bồi thường chiến tranh làm điều kiện bang giao với Hoa Kỳ.
Trong khi đó, ở trong nước, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu áp đảo để ngăn chính phủ không cho đàm phán liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ hay bất kỳ việc thanh toán nào cho Việt Nam. Những lần bỏ phiếu kế tiếp của Quốc hội cũng đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ hình thức viện trợ nào cho Việt Nam và thậm chí chống đối cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại.
Phía Việt Nam vẫn không thay đổi quan điểm, mặc dù có thay đổi trong cách gọi tên, như không yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường chiến tranh, mà muốn Hoa Kỳ phải đóng góp để hàn gắn vết thương và tái thiết đất nước sau chiến tranh, với số tiền là 3,2 tỷ đô la, theo ông Trần Quang Cơ, viên chức ngoại giao Việt Nam cho biết.
Trong khi phía Việt Nam cho rằng, Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh là một nghĩa vụ không thể phủ nhận, phía chính phủ Carter cho biết sự hỗ trợ theo yêu cầu của Việt Nam là không thể thực hiện được.
Vòng đàm phán tiếp theo ở Paris hồi tháng 6 năm 1977 đã diễn ra trong bầu không khí ảm đạm và đi vào bế tắc vì vấn đề viện trợ. Phía Hoa Kỳ nói rằng, do gặp khó khăn về vấn đề pháp lý, như Quốc hội Mỹ kiên quyết không chấp nhận viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, nên phía Mỹ không thể thực hiện điều đó.
Phái đoàn Hoa Kỳ đã hứa sẽ thực hiện việc viện trợ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, thế nhưng phía Việt Nam vẫn không chấp nhận. Và đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc các vòng đàm phán kế tiếp giữa hai nước không đi đến kết quả.
Vòng đàm phán thứ ba được tổ chức hồi tháng 12 cùng năm, thế nhưng hai bên vẫn không đạt được các thỏa hiệp.
Các nguyên nhân khác
Ngoài vấn đề bồi thường chiến tranh, các nguyên nhân khác cũng đã làm cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước trở nên khó khăn hơn, như vấn đề tù nhân chiến tranh và người Mỹ mất tích khi làm nhiệm vụ (POW và MIA) là các vấn đề nhạy cảm về chính trị.
Trong khi phía Việt Nam cho rằng, Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh là một nghĩa vụ không thể phủ nhận, phía chính phủ Carter cho biết sự hỗ trợ theo yêu cầu của Việt Nam là không thể thực hiện được.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng, đó là quan điểm khác nhau của các viên chức Hoa Kỳ trong vấn đề Việt Nam và Trung Quốc đã thay đổi sau ba vòng đàm phán. Trong khi ông Cyrus Vance, Ngoại trưởng Hoa Kỳ thời bấy giờ, cùng lúc muốn Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước Việt -Trung, thì ông Zbigniew Brzezinski, Cố vấn An ninh Quốc gia, chỉ tập trung vào Liên Xô cũ, tức là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để gây áp lực với Liên Xô.
Do ba vòng đàm phán đều thất bại, cũng như quan điểm của ông Brzezinski chuyển sang kế hoạch bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nên vòng đàm phán Việt - Mỹ lần thứ tư hồi tháng 9 năm 1978 giữa ông Richard Holbrooke, Phụ tá Ngoại trưởng, phụ trách châu Á Thái Bình Dương với ông Nguyễn Cơ Thạch, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã không đi đến kết quả.
Mặc dù trong lần đàm phán này, phía Việt Nam đã không còn đòi hỏi Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh và chấp nhận bình thường hóa quan hệ vô điều kiện, thế nhưng có lẽ các nhượng bộ từ phía Việt Nam lúc đó đã quá muộn, do Hoa Kỳ đang chuẩn bị thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Và rồi, đầu năm 1979 Hoa Kỳ đã thiết lập bang giao với Trung Quốc, để rồi chưa đầy hai tháng sau Trung Quốc đưa quân sang đánh Việt Nam.
Trong khi đó, quan hệ Việt Mỹ tiếp tục bị đóng băng cho đến năm 1991; dưới thời Tổng thống George Bush (Bush cha), Hoa Kỳ dỡ bỏ phần nào lệnh cấm vận, cho đến ngày 12 tháng 7 năm 1995, quan hệ ngoại giao giữa hai nước mới được thiết lập hoàn toàn.
Quan hệ phát triển nhanh sau bang giao
Kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, các mối quan hệ song phương giữa hai nước Việt - Mỹ đã phát triển nhanh. Trong lĩnh vực chính trị, các cuộc viếng thăm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được xem như nhiều hơn mức bình thường, khi hai Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam trong vòng sáu năm: Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam vào năm 2000 và Tổng thống George W. Bush vào năm 2006.
Phía Việt Nam, các lãnh đạo cấp cao nhất cũng đã đến thăm Hoa Kỳ ba lần trong vòng ba năm, từ năm 2005 - 2008: Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là điều chưa từng xảy ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với các đối tác lâu đời khác như Nga hay Ấn Độ.
Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Bill Clinton đã tập trung sự chú ý của các nhà ngoại giao hai nước Việt - Mỹ, về việc làm thế nào để cải thiện quan hệ chung giữa hai nước. Và trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải hồi năm 2005, tại Washington, hai nước đã ban hành một tuyên bố chung, mục đích thể hiện “ý định của hai bên nhằm nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Ngoài các chuyến viếng thăm của các lãnh đạo cao nhất của hai nước, các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan khác của hai bên cũng đã gặp nhau thường xuyên hơn. Điều này cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng bước khắc phục quá khứ và xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau. Quan hệ chính trị được cải thiện không những đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước, mà còn thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác.
Việt Nam ở vị trí nào của Hoa Kỳ?
Mặc dù quan hệ ngoại giao giữa hai nước phát triển rất nhanh trong mười lăm năm qua kể từ khi bình thường hóa, cũng như vị trí địa chiến lược của Việt Nam được cho là khá quan trọng đối với Hoa Kỳ, thế nhưng chính sách của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá tương đối thấp so với quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước khác trong khu vực.
Ngoài các nước trong khu vực mà Hoa Kỳ đặt ở vị trí quan trọng trong mối quan hệ như, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn; ở Đông Nam Á, các nước như: Indonesia, Philippines, Singapore, Thailand cũng đang chiếm vị trí cao hơn Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Việt Nam có lẽ chỉ được chú ý khi Hoa Kỳ lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng như trong quan hệ tác động giữa Việt Nam với các cường quốc châu Á khác và với khối ASEAN.
Khi chính sách an ninh và ngoại giao của Hoa Kỳ tập trung vào chiến tranh chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, Việt Nam vẫn ở vị trí thấp trong chính sách đối ngoại của Mỹ so với các nước khác trong khu vực. Điều này có thể ảnh hưởng bất lợi cho Việt Nam trong quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước, chẳng hạn như Việt Nam có nguy cơ bị bỏ rơi do các ưu tiên toàn cầu cũng như các ưu tiên trong khu vực của Hoa Kỳ.
Các chuyên gia cho rằng, nếu xét về vị trí địa chiến lược cũng như sự tham gia của Việt Nam trong thời gian qua trên trường quốc tế, chẳng hạn như Việt Nam giữ vai trò tiên phong là Ủy viên Không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, nhiệm kỳ 2008-2009, thì Việt Nam xứng đáng được đứng ở vị trí cao hơn về các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Đâu là nguyên nhân?
Mặc dù quan hệ Việt - Mỹ hiện nay được cho là tốt nhất, thế nhưng các chuyên gia cho rằng Việt Nam khó có thể trở thành đồng minh hay bạn bè của Hoa Kỳ trong tương lai gần. Trong khi trở thành đồng minh của Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam, bởi vì Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ nếu Việt Nam bị Trung Quốc hay một nước khác tấn công.
Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân chính ngăn cản Việt Nam phát triển quan hệ hơn nữa với Hoa Kỳ đó là: hệ thống chính trị độc đảng ở Việt Nam dẫn đến các quan điểm khác nhau về ý thức hệ giữa hai nước. Trong khi Hoa Kỳ ủng hộ các giá trị như: nhân quyền, dân chủ và tự do, mà họ đã hy sinh để bảo vệ, Việt Nam cho rằng, các khái niệm này của Hoa Kỳ này chỉ thích hợp ở phương Tây, chứ không thể áp dụng vào Việt Nam.
Phía Hoa Kỳ muốn Việt Nam cải cách kinh tế song song với đổi mới chính trị, chẳng hạn như Hoa Kỳ muốn nhìn thấy một nước Việt Nam tự do hơn, nơi đó người dân không chỉ có đủ cơm ăn, áo mặc, mà còn được tự do bày tỏ những suy nghĩ của mình mà không bị một thế lực nào đe dọa. Và đó là một trong những điều kiện quan trọng để quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới.
Bài phát biểu hồi tháng 7 năm 1995, khi Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton đã nói rõ điều đó, rằng: “Tôi tin rằng bình thường hóa và gia tăng tiếp xúc giữa Mỹ và Việt Nam sẽ tiến tới mục đích tự do tại Việt Nam, như đã làm ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng sự tham gia của Việt Nam trên mặt trận kinh tế rộng lớn về cải cách kinh tế, và cải cách dân chủ, sẽ giúp tôn vinh những người đã hy sinh, chiến đấu vì lợi ích tự do ở Việt Nam.”
Sự khác biệt về các giá trị tự do, dân chủ giữa hai nước ảnh hưởng không tốt đến quan hệ song phương Việt - Mỹ. Chẳng hạn như, Quốc hội Hoa Kỳ thường xuyên thông qua Đạo luật Nhân quyền cho Việt Nam, cũng như những lời chỉ trích trong các báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ Ngoại giao và Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, cho thấy không có lợi cho Việt Nam.
Những sự khác biệt nói trên sẽ là nguyên nhân chính gây cản trở quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới trong tương lai, và đó cũng sẽ là nguyên nhân chính ngăn cản Việt Nam trở thành đồng minh hay bạn bè của Mỹ.
Mặc dù Việt Nam chào đón sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, cũng như lãnh đạo Việt Nam tìm cách nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ, ngoài mục đích giúp Việt Nam phát triển kinh tế, lý do quan trọng nhất mà Việt Nam muốn nâng cao quan hệ với Hoa Kỳ đó là, Hoa Kỳ có khả năng giúp Việt Nam chống lại các tham vọng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Thế nhưng với điều kiện mà phía Hoa Kỳ đòi hỏi để Việt Nam trở thành đồng minh, giúp Việt Nam chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, liệu Việt Nam có đáp ứng được những đòi hỏi này hay không? Hay là Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội như đã từng xảy ra cách nay hơn ba thập niên?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét