Cập nhật lúc: 8/4/2010 12:31:39 PM (GMT+7)
Phạm Huyền (thực hiện)
(VNR500) - Nếu như các nước G7 làm tổng thầu, người Việt Nam còn có 30% khối lượng công việc để làm, còn khi Trung Quốc làm tổng thầu, doanh nghiệp Việt Nam ra rìa hết - ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội cơ khí Việt Nam trăn trở, trao đổi với PV Diễn đàn VNR500- VietNamNet.
LTS: Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nguyên là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty lắp máy Việt Nam- Lilama và là nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty cơ khí xây dựng - Coma.
Từ năm 2008, Hiệp hội này đã "xới" lên vấn đề cần xem xét lại cơ chế đấu thầu hiện nay trước tình trạng để nhà thầu Trung Quốc ồ ạt chiếm lĩnh thị trường thầu các công trình đầu tư công nghiệp và năng lượng ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau nhiều văn bản và trình bày ý kiến trước Chính phủ, câu chuyện này vẫn chưa được cơ quan chức năng quan tâm xem xét thấu đáo.
"Bí kíp "trúng thầu của Trung Quốc
- Thưa ông, giá rẻ có phải là lý giải duy nhất cho việc, chủ đầu tư Việt Nam thường chọn nhà thầu Trung Quốc?
- Giá của họ quá rẻ. Khi ở vị trí là chủ đầu tư, xem xét hồ sơ dự thầu, thấy rằng, giữa một cái là của nước G7, giá 1.700 USD/kW với một cái là giá Trung Quốc 1.000 USD/kW, không lẽ gì lại không lựa chọn hồ sơ kỹ thuật ấy. Nhất là khi trong hồ sơ, người ta cũng nói là người ta có đủ kinh nghiệm, đã làm nhà máy này, nhà máy kia, không có lẽ gì mà chủ đầu tư bỏ qua.
Đặc biệt, chủ đầu tư Việt Nam lại cũng thường khó khăn về vốn, mà gặp một đơn thầu giá thấp hơn thì tại sao lại không lựa chọn? Chưa kể, nếu anh cho trúng thầu gói giá cao hơn, thì chưa biết, rồi người ta sẽ đặt nghi vấn rằng, chủ đầu tư có gì lợi lộc gì chăng?
Nhất là khi, đấy là sở hữu Nhà nước, bản thân chủ đầu tư cũng ngần ngại, biết rằng đi chọn những cái gói thầu của Trung Quốc đó, có thể là chưa tốt nhưng họ thấy qui định đấu thầu của ta, phải chọn giá thấp thì đương nhiên, chủ đầu tư cũng bị chính rào cản từ chính sách đấu thầu của nước mình, nên không thể ký với nhà thấu G7 được. Bản thân, nhiều anh chủ đầu tư đã nói với tôi như thế.
- Thưa ông, và cũng vì yếu tố giá mà chính các nhà thầu Việt Nam cũng không chen chân nổi trong các gói tổng thầu do Trung Quốc làm?
- Đó là kiểu cách của Trung Quốc. Họ biết ta có thể làm kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn nên hạ giá rất rẻ, còn thiết bị ta chưa làm được thì ăn lợi nhuận ở đó, thiết kế và tư vấn.
Nhà thầu Trung Quốc rất mưu mẹo để đối phó với doanh nghiệp Việt Nam. Họ biết ta làm được thùng, lò nung, bình bể, thì họ cho giá cực thấp, 18.000-19.000 đồng/kg, bản thân mua thép đã 15.000-16.000 đồng/kg rồi thì còn đâu có thời giá đó. Rõ ràng, chủ thầu Trung Quốc không muốn sử dụng thầu phụ Việt Nam. Những cái gì mà ta làm được thì hạ giá hết cỡ, khiến ta không cạnh tranh nổi. Đây là một loại phá giá mà chúng ta biết rõ, nhưng không có cơ chế nào, một đối sách nào cả.
Doanh nghiệp Việt Nam ra rìa
- Thưa ông, sau WTO, tổng thầu Trung Quốc mới bùng nổ. Ông có cảm nhận thế nào về sự khác biệt của các gói thầu Trung Quốc và các nước G7, Nhật Bản trước đó?
- Trước khi ta vào WTO thì phần lớn các dự án điện, xi măng đều là sản phẩm của các nước G7, ví dụ như xi măng Hoàng Thạch, Sông Gianh, Nghi Sơn, Sao Mai, các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Phả lại 1, Phả Lại 2 nhưng chúng ta có việc làm.
Tôi khẳng định rằng, các nhà thầu châu Âu, Nhật Bản, họ có thể khai thác triệt để việc giao cho các nhà thầu phụ Việt Nam chế tạo số lượng lớn kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn. Với các đối tác này, chí ít ra, chúng ta có công ăn việc làm, chiếm được khoảng 30% khối lượng triển khai gói thầu EPC.
Sau WTO, nhà thầu Trung Quốc ồ ạt vào vào thì lập tức, chúng ta đứng ngoài rìa hết và mất việc. Họ không hề làm như G7. Khi Trung Quốc thắng thầu thì lao động họ đem sang, sản vật họ chuyển sang, bu lông ốc ít cũng là của họ. Còn Việt Nam thì đứng ngoài nhìn, mặc dù đó là thị trường của mình.
10 nhà máy nhiệt điện than 300MW đều do Trung Quốc làm, doanh nghiệp chúng ta chỉ đứng ngoài và thiếu việc. Người Trung Quốc từ đầu đâu chuyển về làm, dành phần việc của lao động trong nước, trong khi, chúng ta phải đi xuất khẩu lao động. Tôi thấy rất lạ lùng.
- Như vậy, việc các tổng thầu Trung Quốc không sử dụng lực lượng trong nước của ta là không đúng qui định?
- Chúng ta quản lý nhà thầu nước ngoài có những cái không rõ ràng. Theo QĐ 87 ngày 19/5/2004 của Thủ tướng, tổng thầu nước ngoài phải thực hiện qui định: việc tuyển lao động nước ngoài thì chỉ đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng.
Điểm quan trọng thứ hai là tổng thầu nước ngoài phải thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam, hoặc thực hiện các cam kết sử dụng nhà thầu Việt Nam đã được qui định khi dự thầu, chào thầu.
Tôi cứ thắc mắc một điểm là, tại sao trong các dự án mà Trung Quốc thắng thầu, không thấy áp dụng điểm của QĐ87 trên?
Tôi không hiểu tại sao, qui chế đó, chúng ta lại không đề cập đến với các nhà thầu trong các hợp đồng tổng thầu mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu Trung Quốc, hay là vì áp lực giá rẻ rồi thì chúng ta chấp nhận? Và tổng thầu lấy cớ rằng, năng lực lao động chúng ta không đáp ứng? Những rõ ràng, các nhà máy điện mà Trung Quốc làm cũng chậm tiến độ, đến nay 2-3 năm như nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh?
Cái đó, chúng ta chưa vạch ra được một cách công khai, sòng phẳng với các nhà thầu Trung Quốc. Đây là điều mà tôi thấy rất thắc mắc.
Chất lượng thua xa G7
- Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ của Trung Quốc thua xa nước G7 và chất lượng thi công công trình kém, ông có đánh giá thế nào?
- Nếu nói ngay thì hồ đồ, không thể nói sớm vì nhà máy điện của họ chưa vận hành.
Nhưng rõ ràng, cùng một công suất nhiệt điện 300MW, những thiết bị chính như lò hơi… thì của G7 phải hơn Trung Quốc. Còn các kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, mà các nước G7 đã giao lại cho thầu phụ Việt Nam làm thì chắc chắn, tốt hơn so với các thiết bị mà Trung Quốc hiện đang đem vào làm.
Còn bây giờ, phải xem nhà máy đi vào hoạt động, qua một thời gian, mới có thể xác định chất lượng của các tổng thầu. Chỉ thấy rằng, những gì đang thể hiện ở các dự án mà Trung Quốc thắng thầu là: nhiều công trình do Trung Quốc làm, đều do chậm tiến độ, khi vận hành đều không ổn định, có sự cố, nổ, cháy....
Tôi cũng không hiểu sản phẩm này sau bao nhiêu năm nữa, chất lượng tiêu hao và cái phẩm chất của các thiết bị chính của họ có đảm bảo như G7 hay không? Đó là bài toán hết sức đau đầu.
- Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh này, phải chăng, do năng lực của nhà thầu Việt Nam kém?
- Tôi khẳng định là chúng ta làm được. Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam đều đã tham gia sâu trong các gói thầu mà G7 làm, ví dụ như nhiệt điện Phả Lại 2 do Sumitomo đứng đầu tổ hợp nhà thầu, đều thuê nhà thầu Việt Nam như Coma, Lilama… sản xuất các sản phẩm cơ khí và phi tiêu chuản lò hơi.
Hoặc nhiệt điện Phú Mỹ, nhà thầu Mitsubishi thuê toàn bộ phần chế tạo thiết bị cơ khí, kết cấu thép, các bồn bể lớn đều do Coma, còn lắp đặt do Lilama, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Rõ ràng, chúng tôi đã có trực tiếp ký được các đơn thầu như thế và khi làm việc với G7, chúng ta học hỏi được kinh nghiệm quản lý của họ.
Còn như bây giờ, Trung Quốc làm thầu là ta chịu chết!
- Thưa ông, nói vậy, sự xuất hiện tổng thầu Trung Quốc đang gây khó cho ngành cơ khí Việt Nam?
- Vừa rồi, chúng ta có NQ 18 nói về nội địa hóa, tôi trăn trở lắm, nhưng nếu không làm thì cơ khí thì chết đói.
Năm ngoái, xây lắp, cơ khí Việt Nam còn sống được nhờ dự án gối đầu của năm 2008 nhưng năm nay thì không có việc. Nhiều công ty xoay sở không có việc để làm. Trong khi một năm, chúng ta đầu tư vài chục tỷ để mua sắm thiết bị làm nhà máy, nhưng chúng ta không tách ra được. Và những cái mà chúng ta cứ giao tổng thầu Trung Quốc một gói là chúng ta mất trắng.
- Theo ông, quan điểm của Chính phủ trong việc này cần như thế nào?
- Chính phủ Việt Nam phải nghĩ đến, những cơ chế làm thế nào để các tổng thầu này phải sử dụng lực lượng lao động trong nước cũng như lực lượng chế tạo cơ khí trong nước.
Nhà nước phải quan tâm nội địa hóa trong các công trình lớn, mà tổng thầu là nước ngòai, có ưu đãi, tín dụng cho lực lượng tham gia. Ví dụ như giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu chế tạo, hay thuế VAT. Các yếu tố đó, với nỗ lực của doanh nghiệp, mới có thể hạ giá thành và đi vào thị trường thầu. Còn nếu ta buông…
Chính ông đại sứ Trung Quốc gần đây đã phát biểu rằng, Chính phủ Trung Quốc có những hỗ trợ về tài chính tiền tệ, hoàn thuế để giúp cho các nhà thầu họ đã được giá rẻ, cạnh tranh với thị trường nước ngoài.
Mà nhờ đó, các tổng thầu của họ chiếm lĩnh thị trường tổng thầu EPC ở Việt Nam và trên thế giới. Việt Nam trở thành nước mà Trung Quốc làm tổng thầu nhiều nhất trong ASEAN, và đứng thứ 3 ở châu Á.
Nếu như, lời của người Trung Quốc đã nói như vậy mà chúng ta thì lại ở tình huống phải chấp nhận giá thấp của họ, Chính phủ mình cũng cần phải suy nghĩ về điều này.
Tại sao, đất nước họ có ưu đãi cho nhà thầu đi xuất ngoại trong khi, ta lại không hề có cơ chế ưu đãi bảo vệ cho chính doanh nghiệp trong nước trên mảnh đất nước, ở các công trình mà trong nước mình đang đầu tư?
Phạm Huyền (thực hiện)
(VNR500) - Nếu như các nước G7 làm tổng thầu, người Việt Nam còn có 30% khối lượng công việc để làm, còn khi Trung Quốc làm tổng thầu, doanh nghiệp Việt Nam ra rìa hết - ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội cơ khí Việt Nam trăn trở, trao đổi với PV Diễn đàn VNR500- VietNamNet.
LTS: Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nguyên là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty lắp máy Việt Nam- Lilama và là nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty cơ khí xây dựng - Coma.
Từ năm 2008, Hiệp hội này đã "xới" lên vấn đề cần xem xét lại cơ chế đấu thầu hiện nay trước tình trạng để nhà thầu Trung Quốc ồ ạt chiếm lĩnh thị trường thầu các công trình đầu tư công nghiệp và năng lượng ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau nhiều văn bản và trình bày ý kiến trước Chính phủ, câu chuyện này vẫn chưa được cơ quan chức năng quan tâm xem xét thấu đáo.
"Bí kíp "trúng thầu của Trung Quốc
- Thưa ông, giá rẻ có phải là lý giải duy nhất cho việc, chủ đầu tư Việt Nam thường chọn nhà thầu Trung Quốc?
- Giá của họ quá rẻ. Khi ở vị trí là chủ đầu tư, xem xét hồ sơ dự thầu, thấy rằng, giữa một cái là của nước G7, giá 1.700 USD/kW với một cái là giá Trung Quốc 1.000 USD/kW, không lẽ gì lại không lựa chọn hồ sơ kỹ thuật ấy. Nhất là khi trong hồ sơ, người ta cũng nói là người ta có đủ kinh nghiệm, đã làm nhà máy này, nhà máy kia, không có lẽ gì mà chủ đầu tư bỏ qua.
Đặc biệt, chủ đầu tư Việt Nam lại cũng thường khó khăn về vốn, mà gặp một đơn thầu giá thấp hơn thì tại sao lại không lựa chọn? Chưa kể, nếu anh cho trúng thầu gói giá cao hơn, thì chưa biết, rồi người ta sẽ đặt nghi vấn rằng, chủ đầu tư có gì lợi lộc gì chăng?
Nhất là khi, đấy là sở hữu Nhà nước, bản thân chủ đầu tư cũng ngần ngại, biết rằng đi chọn những cái gói thầu của Trung Quốc đó, có thể là chưa tốt nhưng họ thấy qui định đấu thầu của ta, phải chọn giá thấp thì đương nhiên, chủ đầu tư cũng bị chính rào cản từ chính sách đấu thầu của nước mình, nên không thể ký với nhà thấu G7 được. Bản thân, nhiều anh chủ đầu tư đã nói với tôi như thế.
- Thưa ông, và cũng vì yếu tố giá mà chính các nhà thầu Việt Nam cũng không chen chân nổi trong các gói tổng thầu do Trung Quốc làm?
- Đó là kiểu cách của Trung Quốc. Họ biết ta có thể làm kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn nên hạ giá rất rẻ, còn thiết bị ta chưa làm được thì ăn lợi nhuận ở đó, thiết kế và tư vấn.
Nhà thầu Trung Quốc rất mưu mẹo để đối phó với doanh nghiệp Việt Nam. Họ biết ta làm được thùng, lò nung, bình bể, thì họ cho giá cực thấp, 18.000-19.000 đồng/kg, bản thân mua thép đã 15.000-16.000 đồng/kg rồi thì còn đâu có thời giá đó. Rõ ràng, chủ thầu Trung Quốc không muốn sử dụng thầu phụ Việt Nam. Những cái gì mà ta làm được thì hạ giá hết cỡ, khiến ta không cạnh tranh nổi. Đây là một loại phá giá mà chúng ta biết rõ, nhưng không có cơ chế nào, một đối sách nào cả.
Doanh nghiệp Việt Nam ra rìa
- Thưa ông, sau WTO, tổng thầu Trung Quốc mới bùng nổ. Ông có cảm nhận thế nào về sự khác biệt của các gói thầu Trung Quốc và các nước G7, Nhật Bản trước đó?
- Trước khi ta vào WTO thì phần lớn các dự án điện, xi măng đều là sản phẩm của các nước G7, ví dụ như xi măng Hoàng Thạch, Sông Gianh, Nghi Sơn, Sao Mai, các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Phả lại 1, Phả Lại 2 nhưng chúng ta có việc làm.
Tôi khẳng định rằng, các nhà thầu châu Âu, Nhật Bản, họ có thể khai thác triệt để việc giao cho các nhà thầu phụ Việt Nam chế tạo số lượng lớn kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn. Với các đối tác này, chí ít ra, chúng ta có công ăn việc làm, chiếm được khoảng 30% khối lượng triển khai gói thầu EPC.
Sau WTO, nhà thầu Trung Quốc ồ ạt vào vào thì lập tức, chúng ta đứng ngoài rìa hết và mất việc. Họ không hề làm như G7. Khi Trung Quốc thắng thầu thì lao động họ đem sang, sản vật họ chuyển sang, bu lông ốc ít cũng là của họ. Còn Việt Nam thì đứng ngoài nhìn, mặc dù đó là thị trường của mình.
10 nhà máy nhiệt điện than 300MW đều do Trung Quốc làm, doanh nghiệp chúng ta chỉ đứng ngoài và thiếu việc. Người Trung Quốc từ đầu đâu chuyển về làm, dành phần việc của lao động trong nước, trong khi, chúng ta phải đi xuất khẩu lao động. Tôi thấy rất lạ lùng.
- Như vậy, việc các tổng thầu Trung Quốc không sử dụng lực lượng trong nước của ta là không đúng qui định?
- Chúng ta quản lý nhà thầu nước ngoài có những cái không rõ ràng. Theo QĐ 87 ngày 19/5/2004 của Thủ tướng, tổng thầu nước ngoài phải thực hiện qui định: việc tuyển lao động nước ngoài thì chỉ đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng.
Điểm quan trọng thứ hai là tổng thầu nước ngoài phải thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam, hoặc thực hiện các cam kết sử dụng nhà thầu Việt Nam đã được qui định khi dự thầu, chào thầu.
Tôi cứ thắc mắc một điểm là, tại sao trong các dự án mà Trung Quốc thắng thầu, không thấy áp dụng điểm của QĐ87 trên?
Tôi không hiểu tại sao, qui chế đó, chúng ta lại không đề cập đến với các nhà thầu trong các hợp đồng tổng thầu mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu Trung Quốc, hay là vì áp lực giá rẻ rồi thì chúng ta chấp nhận? Và tổng thầu lấy cớ rằng, năng lực lao động chúng ta không đáp ứng? Những rõ ràng, các nhà máy điện mà Trung Quốc làm cũng chậm tiến độ, đến nay 2-3 năm như nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh?
Cái đó, chúng ta chưa vạch ra được một cách công khai, sòng phẳng với các nhà thầu Trung Quốc. Đây là điều mà tôi thấy rất thắc mắc.
Chất lượng thua xa G7
- Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ của Trung Quốc thua xa nước G7 và chất lượng thi công công trình kém, ông có đánh giá thế nào?
- Nếu nói ngay thì hồ đồ, không thể nói sớm vì nhà máy điện của họ chưa vận hành.
Nhưng rõ ràng, cùng một công suất nhiệt điện 300MW, những thiết bị chính như lò hơi… thì của G7 phải hơn Trung Quốc. Còn các kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, mà các nước G7 đã giao lại cho thầu phụ Việt Nam làm thì chắc chắn, tốt hơn so với các thiết bị mà Trung Quốc hiện đang đem vào làm.
Còn bây giờ, phải xem nhà máy đi vào hoạt động, qua một thời gian, mới có thể xác định chất lượng của các tổng thầu. Chỉ thấy rằng, những gì đang thể hiện ở các dự án mà Trung Quốc thắng thầu là: nhiều công trình do Trung Quốc làm, đều do chậm tiến độ, khi vận hành đều không ổn định, có sự cố, nổ, cháy....
Tôi cũng không hiểu sản phẩm này sau bao nhiêu năm nữa, chất lượng tiêu hao và cái phẩm chất của các thiết bị chính của họ có đảm bảo như G7 hay không? Đó là bài toán hết sức đau đầu.
- Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh này, phải chăng, do năng lực của nhà thầu Việt Nam kém?
- Tôi khẳng định là chúng ta làm được. Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam đều đã tham gia sâu trong các gói thầu mà G7 làm, ví dụ như nhiệt điện Phả Lại 2 do Sumitomo đứng đầu tổ hợp nhà thầu, đều thuê nhà thầu Việt Nam như Coma, Lilama… sản xuất các sản phẩm cơ khí và phi tiêu chuản lò hơi.
Hoặc nhiệt điện Phú Mỹ, nhà thầu Mitsubishi thuê toàn bộ phần chế tạo thiết bị cơ khí, kết cấu thép, các bồn bể lớn đều do Coma, còn lắp đặt do Lilama, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Rõ ràng, chúng tôi đã có trực tiếp ký được các đơn thầu như thế và khi làm việc với G7, chúng ta học hỏi được kinh nghiệm quản lý của họ.
Còn như bây giờ, Trung Quốc làm thầu là ta chịu chết!
- Thưa ông, nói vậy, sự xuất hiện tổng thầu Trung Quốc đang gây khó cho ngành cơ khí Việt Nam?
- Vừa rồi, chúng ta có NQ 18 nói về nội địa hóa, tôi trăn trở lắm, nhưng nếu không làm thì cơ khí thì chết đói.
Năm ngoái, xây lắp, cơ khí Việt Nam còn sống được nhờ dự án gối đầu của năm 2008 nhưng năm nay thì không có việc. Nhiều công ty xoay sở không có việc để làm. Trong khi một năm, chúng ta đầu tư vài chục tỷ để mua sắm thiết bị làm nhà máy, nhưng chúng ta không tách ra được. Và những cái mà chúng ta cứ giao tổng thầu Trung Quốc một gói là chúng ta mất trắng.
- Theo ông, quan điểm của Chính phủ trong việc này cần như thế nào?
- Chính phủ Việt Nam phải nghĩ đến, những cơ chế làm thế nào để các tổng thầu này phải sử dụng lực lượng lao động trong nước cũng như lực lượng chế tạo cơ khí trong nước.
Nhà nước phải quan tâm nội địa hóa trong các công trình lớn, mà tổng thầu là nước ngòai, có ưu đãi, tín dụng cho lực lượng tham gia. Ví dụ như giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu chế tạo, hay thuế VAT. Các yếu tố đó, với nỗ lực của doanh nghiệp, mới có thể hạ giá thành và đi vào thị trường thầu. Còn nếu ta buông…
Chính ông đại sứ Trung Quốc gần đây đã phát biểu rằng, Chính phủ Trung Quốc có những hỗ trợ về tài chính tiền tệ, hoàn thuế để giúp cho các nhà thầu họ đã được giá rẻ, cạnh tranh với thị trường nước ngoài.
Mà nhờ đó, các tổng thầu của họ chiếm lĩnh thị trường tổng thầu EPC ở Việt Nam và trên thế giới. Việt Nam trở thành nước mà Trung Quốc làm tổng thầu nhiều nhất trong ASEAN, và đứng thứ 3 ở châu Á.
Nếu như, lời của người Trung Quốc đã nói như vậy mà chúng ta thì lại ở tình huống phải chấp nhận giá thấp của họ, Chính phủ mình cũng cần phải suy nghĩ về điều này.
Tại sao, đất nước họ có ưu đãi cho nhà thầu đi xuất ngoại trong khi, ta lại không hề có cơ chế ưu đãi bảo vệ cho chính doanh nghiệp trong nước trên mảnh đất nước, ở các công trình mà trong nước mình đang đầu tư?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét