Bài đã được xuất bản trên ITimes.vn
Trước sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh hải quân, khả năng tác chiến mạng và thực thi các chiến dịch trong không gian, tháng Một năm 2011 Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung (USCC) đã tổ chức phiên họp điều trần với chủ đề "Chiến lược phòng thủ chủ động của Trung Quốc và tác động đối với khu vực", trong đó các chuyên gia đã phản ánh tương đối tổng quan xu thế phát triển chiến lược quốc phòng của Trung Quốc thời gian tới. iTimes xin trân trọng giới thiệu tới độc giả.
Bài phát biểu của Carolyn Bartholomew, Ủy viên USCC
Carolyn Bartholomew
Ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates tới Bắc Kinh, Đô đốc Willard – Chỉ huy các lực lượng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã cảnh báo Trung Quốc sẽ triển khai một tên lửa đạn đạo chống tàu có khả năng bắn trúng các tàu sân bay của Mỹ nằm cách bờ biển Trung Quốc hàng nghìn dặm. Chỉ vài ngày sau đó, khi Bộ trưởng Gates đang tham dự các cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho bay thử nghiệm chiến đầu cơ tàng hình đầu tiên cùng với việc để thông tin về chuyến bay “rò rỉ” trên Internet.
Các sự viện đó, cùng với những diễn biến mới liên quan trong thời gian gần đây, dường như là biểu hiện của một nỗ lực phát triển các khả năng nhằm trực tiếp đối phó với quân đội Mỹ. Ở Mỹ, thường được đề cập với tên gọi “Chống thâm nhập”, chiến lược này đang được vận hành ở tất cả các không gian tác chiến: trên bộ, trên biển,trên không, trong vũ trụ và trong không gian mạng.
Tàu hải quân Trung Quốc
Điều quan trọng hơn là PLA đang cố gắng tích hợp và đồng bộ hóa các khả năng của mình ở các không gian này nhằm đạt hiệu quả một cách tối đa các khả năng tương đương với cách quân đội Mỹ thực hiện các chiến dịch liên quân phối hợp. PLA không chỉ đơn giản phát triển và tích hợp các khả năng quân sự truyền thống mà họ còn đang thử nghiệm các phương thức khác mang tính truyền thống ít hơn nhưng lại rất hiệu quả. Các cuộc tấn công không gian mạng và các chiến dịch phản vũ trụ đang đóng vai trò như những chiến dịch bổ trợ sức mạnh cho các khả năng chống thâm nhậm đang được tăng cường của PLA.
Các chiến dịch quân sự của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương phụ thuộc rất lớn vào nguồn thông tin chuyển tải qua các hệ thống đặt trên không, trong vũ trụ hay đất liền. Bình luận về những phát triển của Trung Quốc trong tác chiến mạng và tác chiến chống vệ tinh, Bộ trưởng Gates lo ngại: “những tiến bộ này bộc lộ thách thức tiềm tàng cho khả năng hoạt động và truyền thông của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương”.
Các khả năng chống thâm nhập đang lớn mạnh của Trung Quốc không chỉ bộc lộ những vấn đề tiềm tàng cho Mỹ mà còn cho các quốc gia trong khu vực, trong đó nhiều nước là bạn bè, đồng minh lâu dài của Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Theo nhiều cách khác nhau, chiến lược chống thâm nhập của Trung Quốc có thể được hiểu chính xác hơn là chiến lược kiểm soát khu vực. Các quốc gia trong khu vực không phải không hiểu được sự khác biệt này. Những tháng gần đây, nhằm giám sát và phản ứng tốt hơn trước những phát triển quân sự của Trung Quốc, Nhật Bản đã tuyên bố tái sắp xếp lại lực lượng, đặc biệt là xung quanh các đảo cực Nam của nước này. Tại Đông Nam Á, cuộc chạy đua vũ trang trên biển đang diễn ra phần lớn bị thúc đẩy bởi các khả năng đang gia tăng của Trung Quốc.
Bài phát biểu của Larry Wortzel, Ủy viên USCC
Đối với Mỹ, đảm bảo tự do hàng hải trên toàn thế giới đã là một ưu tiên ngay từ thời lập quốc. “Chiến lược hợp tác vì sức mạnh trên biển trong thế kỷ 21” của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ viết rằng: “Các tuyến đường trên biển và hạ tầng hỗ trợ trên đất liền là những dòng chảy của kinh tế toàn cầu”. Bởi vậy bảo đảm tự do lưu thông ở các tuyến đường biển và đường không toàn cầu có tầm quan trọng thiết yếu đối với Mỹ và thế giới.
Những hàng động và phát ngôn gần đây của Trung Quốc về tự do hàng hải trong khu vực, bao gồm cả tuyên bố về những hàng động được phép ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) là không phù hợp với các quy định quốc tế đã được thiết lập. Cách hiểu riêng đó của Trung Quốc về Luật biển đang được tăng cường bởi việc sử dụng các lực lượng an ninh trên biển ngày càng tăng của họ.
Những tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông mà Trung Quốc liên tục đưa ra trong thời gian gần đây xung đột với những tuyên bố của các quốc gia láng giềng trong khu vực. Cách tiếp cận quả quyết này của Trung Quốc đã dẫn tới va chạm với các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản - đồng minh thân cận của Mỹ.
Vụ va chạm giữa tàu do thám của Mỹ Impeccable với nhiều tàu Trung Quốc năm 2009 và một vụ tương tự với tàu USNS Bowditch ở Biển Đông đã chứng minh cho quan điểm hiếu chiến hơn của Trung Quốc. Chiến lược quân sự phòng thủ chủ động của Trung Quốc có những nhân tố kết hợp các chiến dịch phòng thủ truyền thống với hành động tấn công, điều này đã được các chuyên gia quân sự của chính Trung Quốc thừa nhận.
PLA tuyên bố rằng để bảo vệ Trung Quốc họ phải có đủ khả năng giành quyền kiểm soát tất cả các không gian tác chiến. Theo quan điểm của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, chỉ bằng cách hành động nhanh chóng và quyết định ngay ở những giai đoạn đầu của cuộc xung đột họ mới có thể hy vọng giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh hiện đại, đặc biệt nếu cuộc chiến đó liên quan đến Mỹ.
Hơn nữa, trong phạm vi mà chiến lược phòng thủ chủ động của Trung Quốc cho phép thực hiện các đòn tấn công phủ đầu, dễ nhận thấy rằng Mỹ có thể phải đối diện với một cuộc tấn công của PLA trong một cuộc xung đột không có sự cảnh báo, cảnh báo chút ít hoặc chẳng cần cảnh báo.
Chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai
Chiến lược phòng thủ chủ động của Trung Quốc mang một hàm ý địa lý. Trong trường hợp xảy ra xung đột, PLA sẽ tìm cách giành quyền kiểm soát khu vực biển rộng lớn trong phạm vi mà Trung Quốc gọi là “Chuỗi đảo thứ nhất” bao gồm một loạt các hòn đảo kéo dài từ Nhật Bản qua Đài Loan và Philipin tới Indonesia.
Mục tiêu kiểm soát khu vực đang được mở rộng. Trong những năm gần đây, các tài liệu lý luận của quân đội Trung Quốc dường như hậu thuẫn việc mở rộng khu vực hoạt động ở phía Đông Đài Loan và Nhật Bản sang "Chuỗi đảo thứ hai", trên 1.800 dặm ra Thái Bình Dương tính tại điểm rộng nhất. Khả năng thực hiện các hoạt động ngày càng phát triển và học thuyết của PLA về việc sử dụng tên lửa nghĩa là Mỹ phải lo ngại về các chiến dịch tấn công nhằm vào tất cả các căn cứ của Mỹ và tuyến đường hậu cần phía tây Hawaii gồm cả đảo Guam.
Trước sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh hải quân, khả năng tác chiến mạng và thực thi các chiến dịch trong không gian, tháng Một năm 2011 Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung (USCC) đã tổ chức phiên họp điều trần với chủ đề "Chiến lược phòng thủ chủ động của Trung Quốc và tác động đối với khu vực", trong đó các chuyên gia đã phản ánh tương đối tổng quan xu thế phát triển chiến lược quốc phòng của Trung Quốc thời gian tới. iTimes xin trân trọng giới thiệu tới độc giả.
Bài phát biểu của Carolyn Bartholomew, Ủy viên USCC
Carolyn Bartholomew
Ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates tới Bắc Kinh, Đô đốc Willard – Chỉ huy các lực lượng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đã cảnh báo Trung Quốc sẽ triển khai một tên lửa đạn đạo chống tàu có khả năng bắn trúng các tàu sân bay của Mỹ nằm cách bờ biển Trung Quốc hàng nghìn dặm. Chỉ vài ngày sau đó, khi Bộ trưởng Gates đang tham dự các cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho bay thử nghiệm chiến đầu cơ tàng hình đầu tiên cùng với việc để thông tin về chuyến bay “rò rỉ” trên Internet.
Các sự viện đó, cùng với những diễn biến mới liên quan trong thời gian gần đây, dường như là biểu hiện của một nỗ lực phát triển các khả năng nhằm trực tiếp đối phó với quân đội Mỹ. Ở Mỹ, thường được đề cập với tên gọi “Chống thâm nhập”, chiến lược này đang được vận hành ở tất cả các không gian tác chiến: trên bộ, trên biển,trên không, trong vũ trụ và trong không gian mạng.
Tàu hải quân Trung Quốc
Điều quan trọng hơn là PLA đang cố gắng tích hợp và đồng bộ hóa các khả năng của mình ở các không gian này nhằm đạt hiệu quả một cách tối đa các khả năng tương đương với cách quân đội Mỹ thực hiện các chiến dịch liên quân phối hợp. PLA không chỉ đơn giản phát triển và tích hợp các khả năng quân sự truyền thống mà họ còn đang thử nghiệm các phương thức khác mang tính truyền thống ít hơn nhưng lại rất hiệu quả. Các cuộc tấn công không gian mạng và các chiến dịch phản vũ trụ đang đóng vai trò như những chiến dịch bổ trợ sức mạnh cho các khả năng chống thâm nhậm đang được tăng cường của PLA.
Các chiến dịch quân sự của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương phụ thuộc rất lớn vào nguồn thông tin chuyển tải qua các hệ thống đặt trên không, trong vũ trụ hay đất liền. Bình luận về những phát triển của Trung Quốc trong tác chiến mạng và tác chiến chống vệ tinh, Bộ trưởng Gates lo ngại: “những tiến bộ này bộc lộ thách thức tiềm tàng cho khả năng hoạt động và truyền thông của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương”.
Các khả năng chống thâm nhập đang lớn mạnh của Trung Quốc không chỉ bộc lộ những vấn đề tiềm tàng cho Mỹ mà còn cho các quốc gia trong khu vực, trong đó nhiều nước là bạn bè, đồng minh lâu dài của Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Theo nhiều cách khác nhau, chiến lược chống thâm nhập của Trung Quốc có thể được hiểu chính xác hơn là chiến lược kiểm soát khu vực. Các quốc gia trong khu vực không phải không hiểu được sự khác biệt này. Những tháng gần đây, nhằm giám sát và phản ứng tốt hơn trước những phát triển quân sự của Trung Quốc, Nhật Bản đã tuyên bố tái sắp xếp lại lực lượng, đặc biệt là xung quanh các đảo cực Nam của nước này. Tại Đông Nam Á, cuộc chạy đua vũ trang trên biển đang diễn ra phần lớn bị thúc đẩy bởi các khả năng đang gia tăng của Trung Quốc.
Bài phát biểu của Larry Wortzel, Ủy viên USCC
Đối với Mỹ, đảm bảo tự do hàng hải trên toàn thế giới đã là một ưu tiên ngay từ thời lập quốc. “Chiến lược hợp tác vì sức mạnh trên biển trong thế kỷ 21” của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ viết rằng: “Các tuyến đường trên biển và hạ tầng hỗ trợ trên đất liền là những dòng chảy của kinh tế toàn cầu”. Bởi vậy bảo đảm tự do lưu thông ở các tuyến đường biển và đường không toàn cầu có tầm quan trọng thiết yếu đối với Mỹ và thế giới.
Những hàng động và phát ngôn gần đây của Trung Quốc về tự do hàng hải trong khu vực, bao gồm cả tuyên bố về những hàng động được phép ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) là không phù hợp với các quy định quốc tế đã được thiết lập. Cách hiểu riêng đó của Trung Quốc về Luật biển đang được tăng cường bởi việc sử dụng các lực lượng an ninh trên biển ngày càng tăng của họ.
Những tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông mà Trung Quốc liên tục đưa ra trong thời gian gần đây xung đột với những tuyên bố của các quốc gia láng giềng trong khu vực. Cách tiếp cận quả quyết này của Trung Quốc đã dẫn tới va chạm với các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản - đồng minh thân cận của Mỹ.
Vụ va chạm giữa tàu do thám của Mỹ Impeccable với nhiều tàu Trung Quốc năm 2009 và một vụ tương tự với tàu USNS Bowditch ở Biển Đông đã chứng minh cho quan điểm hiếu chiến hơn của Trung Quốc. Chiến lược quân sự phòng thủ chủ động của Trung Quốc có những nhân tố kết hợp các chiến dịch phòng thủ truyền thống với hành động tấn công, điều này đã được các chuyên gia quân sự của chính Trung Quốc thừa nhận.
PLA tuyên bố rằng để bảo vệ Trung Quốc họ phải có đủ khả năng giành quyền kiểm soát tất cả các không gian tác chiến. Theo quan điểm của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, chỉ bằng cách hành động nhanh chóng và quyết định ngay ở những giai đoạn đầu của cuộc xung đột họ mới có thể hy vọng giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh hiện đại, đặc biệt nếu cuộc chiến đó liên quan đến Mỹ.
Hơn nữa, trong phạm vi mà chiến lược phòng thủ chủ động của Trung Quốc cho phép thực hiện các đòn tấn công phủ đầu, dễ nhận thấy rằng Mỹ có thể phải đối diện với một cuộc tấn công của PLA trong một cuộc xung đột không có sự cảnh báo, cảnh báo chút ít hoặc chẳng cần cảnh báo.
Chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai
Chiến lược phòng thủ chủ động của Trung Quốc mang một hàm ý địa lý. Trong trường hợp xảy ra xung đột, PLA sẽ tìm cách giành quyền kiểm soát khu vực biển rộng lớn trong phạm vi mà Trung Quốc gọi là “Chuỗi đảo thứ nhất” bao gồm một loạt các hòn đảo kéo dài từ Nhật Bản qua Đài Loan và Philipin tới Indonesia.
Mục tiêu kiểm soát khu vực đang được mở rộng. Trong những năm gần đây, các tài liệu lý luận của quân đội Trung Quốc dường như hậu thuẫn việc mở rộng khu vực hoạt động ở phía Đông Đài Loan và Nhật Bản sang "Chuỗi đảo thứ hai", trên 1.800 dặm ra Thái Bình Dương tính tại điểm rộng nhất. Khả năng thực hiện các hoạt động ngày càng phát triển và học thuyết của PLA về việc sử dụng tên lửa nghĩa là Mỹ phải lo ngại về các chiến dịch tấn công nhằm vào tất cả các căn cứ của Mỹ và tuyến đường hậu cần phía tây Hawaii gồm cả đảo Guam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét