Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Chiến lược phòng thủ chủ động của Trung Quốc và tác động đối với khu vực (Phần 2)

Bài đã được xuất bản trên ITimes.vn

Những báo cáo tình báo gần đây cho biết Trung Quốc hiện sở hữu 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, 59 tàu ngầm tấn công thuộc nhiều lớn khác nhau, 48 tàu frigates, 26 tàu khu trục, 40 tàu tác chiến mìn, 1 tàu đổ bộ boong lớn, 57 tàu đổ bộ nhỏ hơn và sắp có một tàu sân bay cải tiến (Varyag) cùng với một tàu sân bay khác đang trong giai đoạn tự thiết kế.

Bài phát biểu của Hạ nghị sỹ Robert J. Wittman

Những chính sách và con số đáng lo ngại của Trung Quốc

Năm 2008 Cộng đồng tình báo Mỹ đã cảnh báo: “Xét về quy mô, tốc độ và hướng phát triển, sự thịnh vượng và sức mạnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ từ Tây sang Đông và là xu hướng chưa có tiền lệ trong lịch sử hiện đại”. Nếu nhìn lại lịch sử, chúng ta nhận thấy rằng: Những năm 1700 là giai đoạn thống trị của nước Pháp, những năm 1800 đặt dưới sự thống trị của Anh, những năm 1900 là thời đại thống trị của Mỹ. Vậy câu hỏi đặt ra là: sự thống trị sẽ diễn ra ở đâu trong thế kỷ 21 này?

Chứng kiến những gì đang diễn ra trên thế giới, rõ ràng Trung Quốc đang ở top đầu danh sách.

Chúng ta đều biết rằng năm 2010 Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới mà Mỹ làm một trong những khách hàng lớn nhất của họ. Như vậy, mối lo ngại nằm ở đó.
Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, sức mạnh tài chính toàn cầu tại châu Á chắc chắn sẽ lớn hơn của Mỹ vào năm 2036, một số chuyên gia còn tin rằng nó sẽ lớn hơn ngay ở năm 2020. Đó là tốc độ đủ nhanh để bắt kịp và vượt qua Mỹ.

Các chính sách quân sự của Trung Quốc đều nhằm mục tiêu chuyển đổi nguồn lực kinh tế đang gia tăng thành một quân đội chiến đấu đẳng cấp thế giới và chúng ta đang xem xét rất cẩn trọng sự chuyển đổi này diễn ra như thế nào. Quan điểm cho rằng sự thịnh vượng đang tăng lên của Trung Quốc đồng nghĩa với việc họ sẽ hành động như một cường quốc quân sự như hiện nay không tìm được bất cứ sự ủng hộ nào trong chính phủ ở Bắc Kinh. Họ nhận thức rất rõ mình đang ở đâu với cương vị là một cường quốc nổi trội trên thế giới.

Quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc bắt đầu được đẩy mạnh từ giữa đến cuối những năm 1990 nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà lãnh đạo trung ương: phát triển các chiến dịch quân sự đủ khả năng đáp trả mối đe dọa từ Đài Loan. Tốc độ và quy mô phát triển quân sự của Trung Quốc đã làm cho cán cân quân sự khu vực bị đe dọa. Chúng ta đang chứng kiến những gì diễn ra mỗi ngày và hàng ngày ỏ khu vực Đông Á này.

Tuy nhiên, trong khi sự chuyển đổi quân sự của Trung Quốc đang diễn ra với một tốc độ nhanh hơn nhiều chuyên gia dự đoán thì cũng phải thấy rằng họ vẫn còn thiếu kinh nghiệm tác chiến hiện đại trực tiếp và ứng dụng cơ bản về phối hợp liên quân.

Các chiến dịch chống thâm nhập hiện nay của Trung Quốc tìm cách ngăn chặn các quốc gia bên ngoài khuyếch trương sức mạnh vào khu vực và ngăn không cho họ có đủ năng lực vượt trội để khuyếch trương sức mạnh. Trung Quốc nhận thấy cần phải xem xét vấn đề hợp nhất các liên minh và đối tác an ninh của Mỹ, giảm bớt an ninh và ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực đồng thời làm gia tăng khả năng xung đột. Chúng ta nhận thấy đi cùng với khả năng đang gia tăng của Trung Quốc là hoạt động chống tàu thâm nhập mà Mỹ không thể đối phó đã tạo ra những mối quan ngại sâu sắc và khả năng chống thâm nhậm đó kéo dài ra 1.200 dặm ngoài đường bờ biển - một con số rất đáng lo ngại.

Báo cáo phân tích về mối đe dọa của Lầu năm góc gần đây cho biết các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh có một niềm tin chung, đó là: sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể dừng lại và nước Mỹ đang trên đà đi xuống.

Bước đầu tiên trong tiến trình trỗi dậy kéo dài nhiều thập kỷ đó đảm bảm cho Trung Quốc quyền kiểm soát các vùng biển phía Đông giáp với lãnh thổ của mình. Và rõ ràng khu vực Đông Á là nơi chúng ta nhận thấy sự hiện diện và các hoạt động của Trung Quốc diễn ra chủ động nhất.

Dẫn chứng một vài ví dụ gần đây để thấy được sức mạnh đang tăng của quân đội Trung Quốc:

- Năm 2007 Trung Quốc phá hủy một vệ tinh thời tiết đã hết hạn sử dụng đang hoạt động trên một quỹ đạo tương tự với quỹ đạo của các tàu vũ trụ chụp ảnh do thám của Mỹ.

- Gần đây hơn, Trung Quốc đã thử thành công tên lửa đạn đạo Đông Phong DF-21D đủ khả năng tấn công các tàu sân bay của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, một loại vũ khí khá “thú vị” , bay theo đường parabol, có thể quay trở lại trái đất, và khi phát hiện được mục tiêu, nó bay theo hình zigzag tấn công mục tiêu làm cho việc đối phó trở nên rất khó khăn.

- Các vụ bay thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình J-20 và cải tiến tàu sân bay của Liên Xô cũ (Varyag) là những phát triển đáng lo ngại, đó là chưa kể tới các sáng kiến gia tăng số lượng tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tên lửa hành trình chống tàu, các khả năng tác chiến điện tử và tấn công mạng máy tính, việc hiện đại hóa mạng lưới radar cảnh báo sớm cũng như hệ thống do thám và định vị mục tiêu trên biển.

Nhờ vị thế kinh tế toàn cầu, Trung Quốc ngày nay sở hữu và vận hành một nền công nghiệp đóng tàu hùng mạnh, cạnh tranh toàn cầu. Nước này hiện được xem là quốc gia đóng tàu lớn thứ hai thế giới, và do vậy theo nhiều cấp độ khác nhau trở thành mối lo ngại của Mỹ không chỉ ở khía cạnh quân sự mà còn cả lĩnh vực thương mại.

Việc mở rộng và hiện đại hóa các xưởng đóng tàu đã giúp tăng khả năng và năng lực đóng tàu của Trung Quốc, mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các dự án quân sự thuộc nhiều chủng loại. Những báo cáo tình báo gần đây cho biết Trung Quốc hiện sở hữu 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, 59 tàu ngầm tấn công thuộc nhiều lớn khác nhau, 48 tàu frigates, 26 tàu khu trục, 40 tàu tác chiến mìn, 1 tàu đổ bộ boong lớn, 57 tàu đổ bộ nhỏ hơn, và sắp có một tàu sân bay cùng với một tàu sân bay khác đang trong giai đoạn tự thiết kế.

Nếu so sánh với con số 286 tàu chiến của Hải quân Mỹ hiện nay, (còn theo kế hoạch dự kiến sẽ là 313 chiếc), thì rõ ràng số lượng trên của Trung Quốc đang tạo ra nhiều lo ngại.

Lần đầu tiên, nếu nhìn vào tổng lực hải quân Trung Quốc, về số lượng, họ tiến nhanh hơn Mỹ. Hiên tại chúng ta có thể biện hộ rằng, chất lượng hạm đội của Mỹ tốt hơn Trung Quốc nhưng xét theo một vài khía cạnh nào đó thì số lượng sẽ vượt qua chất lượng. Khi Trung Quốc trở thành nước lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu, chúng ta biết rằng con số này sẽ tiếp tục gia tăng. Người Trung Quốc rất quyết liệt bám theo định hướng đó.

Đối sách của Mỹ?

Mối lo ngại của tôi là liệu chúng ta có đang đầu tư nguồn lực cần thiết vào hệ thống vũ khí của mình để đối phó hoặc đáp trả mối đe dọa đang nổi nên này? Vấn đề nằm ở chỗ, các quyết định chiến lược và ngân sách được thực hiện như thế nào ở Lầu năm góc? Liệu nhu cầu chiến lược thúc đẩy ngân sách hay ngân sách đang chèo lái các nhu cầu chiến lược? …

Để đối phó với mối đe dọa chống thâm nhập đang nổi nên tại châu Á, Mỹ cần tập trung vào việc bố trí lực lượng, tiếp tục duy trì các liên minh trong khu vực, duy trì sự có mặt hiện tại ở các căn cứ nằm ở những vị trí chiến lược tại Tây Thái Bình Dương.
Năm 2010, Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm 1 lần đã chỉ trích Trung Quốc thiếu tính minh bạch trong các kế hoạch phát triển quân sự và các tiến trình đưa ra quyết định của họ. Tiếp tục trao đổi liên quân sự là cần thiết để giảm bớt những hiểu lầm và không tin tưởng lẫn nhau.

Chúng ta phải hành động nhiều hơn nữa để đảm bảo có sự minh bạch trong mối quan hệ này và chúng ta muốn sự minh bạch đó được đẩy mạnh. Đó là cách duy nhất để tránh hiểu lầm và tránh xảy ra điều gì đó tạo sự hiểu lầm và không tin tưởng có thể dẫn tới xung đột tiền tàng trong tương lai.

Chúng ta biết rằng chính phủ Trung Quốc đang đầu tư quyết liệt cho tương lai của chính họ và chắc chắn họ sẽ tiếp tục hành động như vậy. Nước Mỹ phải xem xét kỹ cơ cấu lực lượng của chính mình, phải đầu tư các nguồn lực cần thiết trong các lĩnh vực như đóng tàu, phải xem xét nghiêm túc cách thức chuyển đổi ưu tiên trong ngân sách quốc phòng sẽ ảnh hưởng tới khả năng của mình như thế nào trong việc đối phó với mối đe dọa tại Thái Bình Dương. Hơn nữa chúng ta biết Trung Quốc không phải là một mối đe dọa duy nhất mà Mỹ phải đối phó ở Thái Bình Dương.


Anh Minh (Theo USCC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét