Thơ Việt Nam khác với Thơ của Trung Hoa ở điểm:
- Thơ Việt Nam vừa có cước vận vừa có yêu vận.
- Thơ của Trung Hoa chỉ có cước vận mà không có yêu vận.
Thơ Việt Nam chính tông có 2 thể:
- Thơ Lục Bát.
- Thơ Song Thất Lục Bát.
1. THƠ LỤC BÁT
Lục là 6, Bát là 8.
Thơ lục bát là thể thơ khởi đầu bằng một câu 6 chữ rồi câu kế tiếp là 8 chữ. Và cứ liên tục như vậy hoài cho đến hết bài thơ.
Bài thơ lục bát muốn dài ngắn bao nhiêu câu cũng được, không hạn định số câu. Nhưng khởi đầu phải là câu 6 chữ và cuối cùng phải là câu 8 chữ.
BẢNG LUẬT:
b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B - t - B
Bằng viết tắt là b - B
Trắc viết tắt là t - T
b và t nhỏ (không viết hoa) thì Bằng hay Trắc gì cũng được.
B và T lớn (viết hoa) bắt buộc phải giữ đúng luật Bằng Trắc như đã định.
Chúng ta có thể nhớ luật bằng trắc của thơ lục bát như sau:
Tiếng thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát không cần giữ đúng luật Bằng, Trắc.
Tiếng thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát bắt buộc phải giữ đúng luật Bằng.
Tiếng thứ 4 của câu Lục và câu Bát bắt buộc phải giữ đúng luật Trắc.
Vần: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của câu 6 phải vần với tiếng thứ 6 của câu 8, rồi tiếng thứ 8 của câu 8 phải vần với tiếng thứ 6 của câu 6 kế tiếp theo sau. Và cứ tiếp tục tuần tự như vậy hoài cho tới hết bài thơ.
Thí dụ như 4 câu thơ sau đây:
Ta cùng uống nước sông Tương
Trông nhau chẳng thấy nhớ thương dạt dào
Chập chờn trong giấc chiêm bao
Đôi nơi cách trở kiếp nào mới nguôi
GHI CHÚ
Trong thơ lục bát, nếu tiếng thứ 6 của câu bát là KHÔNG DẤU thì tiếng thứ 8 (cũng của câu bát) phải là DẤU HUYỀN.
Ngược lại, nếu tiếng thứ 6 của câu bát là DẤU HUYỀN thì tiếng thứ 8 (cũng của câu bát) phải là KHÔNG DẤU.
(ÐÓ LÀ LUẬT BẮT BUỘC)
Thanh:
Thanh là những tiếng phát ra nghe được khi chúng ta nói hoặc đọc.
Thanh có 2 loại:
- Thanh Bằng.
- Thanh Trắc.
Thanh bằng là những tiếng không dấu và những tiếng có dấu huyền. Thí dụ: ăn, đi, nằm, ngồi ...
Thanh trắc là những tiếng có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng. Thí dụ: nói, đứng, đỏ, lửa, diễm, nhuyễn, lạnh, nguội ...
Vần:
Vần là những tiếng khi phát âm nghe cùng âm hưởng với nhau. Vần được tính từ nguyên âm đầu tiên của một từ (bỏ phụ âm đầu ra không tính).
Chúng ta có thể khái niệm vần là những từ same sound và same spelling.
Thí dụ:
Thương, trường, sương, đường, vương ...
Sinh, đình, minh, tình, chinh ...
2. THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
Song thất lục bát:
Song = 2, thất = 7, lục = 6, bát = 8.
Song thất lục bát là thể thơ mà hai câu đầu 7 chữ, gọi là Song thất.
Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là lục bát.
Thơ song thất lục bát là bài thơ khởi đầu bằng hai câu 7 chữ, rồi tới câu 6 chữ kế tiếp là câu 8 chữ. Rồi trở lại hai câu 7 chữ tiếp theo câu 6 chữ cuối cùng là câu 8 chữ. Cứ luân phiên như vậy hoài cho tới khi chấm dứt bài thơ.
Cũng như thơ lục bát, thơ song thất lục bát dài ngắn bao nhiêu cũng được, không hạn định số câu, nhưng bắt buộc phải khởi đầu bằng hai câu 7 chữ rồi liền theo hai câu lục bát cuối cùng.
BẢNG LUẬT:
b - t - T - b - B - t - T
t - b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B - t - B
Ghi chú:
- Chữ B và T (lớn) bắt buộc phải giữ đúng luật bằng trắc.
- Chữ b và t (nhỏ) muốn bằng hay trắc gì cũng được (không cần phải giữ đúng luật).
Cách gieo vần:
- Tiếng cuối của câu thất đầu là thanh trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là thanh trắc
- Tiếng cuối của câu thất kế thanh bằng phải vần với tiếng cuối của câu lục cũng là thanh bằng.
- Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát (đều là thanh bằng).
- Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo (đều là thanh bằng), và cứ như vậy mà tiếp tục làm hoài dài bao nhiêu cũng được.
Bài thơ thí dụ để minh hoạ:
Sầu chia cách nụ cười tắt lịm
Hoa lục bình nở tím ven sông
Thuyền ai lơ lửng xuôi dòng
Hoàng hôn buông xuống cõi lòng quạnh hiu
Con sông vắng bóng chiều hiu hắt
Nhịp cầu tre ai bắc đong đưa
Quê nghèo nắng nhạt mưa thưa
Hàng cau thương nhớ bóng dừa vấn vương
- Thơ Việt Nam vừa có cước vận vừa có yêu vận.
- Thơ của Trung Hoa chỉ có cước vận mà không có yêu vận.
Thơ Việt Nam chính tông có 2 thể:
- Thơ Lục Bát.
- Thơ Song Thất Lục Bát.
1. THƠ LỤC BÁT
Lục là 6, Bát là 8.
Thơ lục bát là thể thơ khởi đầu bằng một câu 6 chữ rồi câu kế tiếp là 8 chữ. Và cứ liên tục như vậy hoài cho đến hết bài thơ.
Bài thơ lục bát muốn dài ngắn bao nhiêu câu cũng được, không hạn định số câu. Nhưng khởi đầu phải là câu 6 chữ và cuối cùng phải là câu 8 chữ.
BẢNG LUẬT:
b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B - t - B
Bằng viết tắt là b - B
Trắc viết tắt là t - T
b và t nhỏ (không viết hoa) thì Bằng hay Trắc gì cũng được.
B và T lớn (viết hoa) bắt buộc phải giữ đúng luật Bằng Trắc như đã định.
Chúng ta có thể nhớ luật bằng trắc của thơ lục bát như sau:
Tiếng thứ 1, 3, 5, 7 của câu Lục và câu Bát không cần giữ đúng luật Bằng, Trắc.
Tiếng thứ 2, 6, 8 của câu Lục và câu Bát bắt buộc phải giữ đúng luật Bằng.
Tiếng thứ 4 của câu Lục và câu Bát bắt buộc phải giữ đúng luật Trắc.
Vần: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của câu 6 phải vần với tiếng thứ 6 của câu 8, rồi tiếng thứ 8 của câu 8 phải vần với tiếng thứ 6 của câu 6 kế tiếp theo sau. Và cứ tiếp tục tuần tự như vậy hoài cho tới hết bài thơ.
Thí dụ như 4 câu thơ sau đây:
Ta cùng uống nước sông Tương
Trông nhau chẳng thấy nhớ thương dạt dào
Chập chờn trong giấc chiêm bao
Đôi nơi cách trở kiếp nào mới nguôi
GHI CHÚ
Trong thơ lục bát, nếu tiếng thứ 6 của câu bát là KHÔNG DẤU thì tiếng thứ 8 (cũng của câu bát) phải là DẤU HUYỀN.
Ngược lại, nếu tiếng thứ 6 của câu bát là DẤU HUYỀN thì tiếng thứ 8 (cũng của câu bát) phải là KHÔNG DẤU.
(ÐÓ LÀ LUẬT BẮT BUỘC)
Thanh:
Thanh là những tiếng phát ra nghe được khi chúng ta nói hoặc đọc.
Thanh có 2 loại:
- Thanh Bằng.
- Thanh Trắc.
Thanh bằng là những tiếng không dấu và những tiếng có dấu huyền. Thí dụ: ăn, đi, nằm, ngồi ...
Thanh trắc là những tiếng có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng. Thí dụ: nói, đứng, đỏ, lửa, diễm, nhuyễn, lạnh, nguội ...
Vần:
Vần là những tiếng khi phát âm nghe cùng âm hưởng với nhau. Vần được tính từ nguyên âm đầu tiên của một từ (bỏ phụ âm đầu ra không tính).
Chúng ta có thể khái niệm vần là những từ same sound và same spelling.
Thí dụ:
Thương, trường, sương, đường, vương ...
Sinh, đình, minh, tình, chinh ...
2. THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
Song thất lục bát:
Song = 2, thất = 7, lục = 6, bát = 8.
Song thất lục bát là thể thơ mà hai câu đầu 7 chữ, gọi là Song thất.
Liền theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, gọi là lục bát.
Thơ song thất lục bát là bài thơ khởi đầu bằng hai câu 7 chữ, rồi tới câu 6 chữ kế tiếp là câu 8 chữ. Rồi trở lại hai câu 7 chữ tiếp theo câu 6 chữ cuối cùng là câu 8 chữ. Cứ luân phiên như vậy hoài cho tới khi chấm dứt bài thơ.
Cũng như thơ lục bát, thơ song thất lục bát dài ngắn bao nhiêu cũng được, không hạn định số câu, nhưng bắt buộc phải khởi đầu bằng hai câu 7 chữ rồi liền theo hai câu lục bát cuối cùng.
BẢNG LUẬT:
b - t - T - b - B - t - T
t - b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B
b - B - t - T - b - B - t - B
Ghi chú:
- Chữ B và T (lớn) bắt buộc phải giữ đúng luật bằng trắc.
- Chữ b và t (nhỏ) muốn bằng hay trắc gì cũng được (không cần phải giữ đúng luật).
Cách gieo vần:
- Tiếng cuối của câu thất đầu là thanh trắc phải vần với tiếng thứ 5 câu thất kế cũng là thanh trắc
- Tiếng cuối của câu thất kế thanh bằng phải vần với tiếng cuối của câu lục cũng là thanh bằng.
- Tiếng cuối của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát (đều là thanh bằng).
- Tiếng cuối của câu bát vần với tiếng thứ 5 của câu thất tiếp theo (đều là thanh bằng), và cứ như vậy mà tiếp tục làm hoài dài bao nhiêu cũng được.
Bài thơ thí dụ để minh hoạ:
Sầu chia cách nụ cười tắt lịm
Hoa lục bình nở tím ven sông
Thuyền ai lơ lửng xuôi dòng
Hoàng hôn buông xuống cõi lòng quạnh hiu
Con sông vắng bóng chiều hiu hắt
Nhịp cầu tre ai bắc đong đưa
Quê nghèo nắng nhạt mưa thưa
Hàng cau thương nhớ bóng dừa vấn vương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét