Cập nhật lúc: 26/7/2010 10:04:25 AM (GMT+7), Đăng trên Vietnamnet
Nợ quốc gia, gần đây, trở thành đề tài chú ý của dư luận khi cuộc khủng hoảng nợ công đang là “bóng ma” bao trùm nhiều quốc gia, nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tiêu chí để đánh giá khi nào khoản nợ đó trở nên mất an toàn và khả năng trả nợ của một quốc gia nên căn cứ vào đâu còn chưa được làm rõ.
VNR500 giới thiệu với bạn đọc bài viết của hai nhà nghiên cứu kinh tế về vấn đề này như một “lời đề dẫn” cho cuộc luận bàn về chủ đề này.
Theo thông báo mới đây của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam tính đến cuối năm 2009 xấp xỉ 28 tỷ USD. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình minh bạch chính sách của Nhà nước qua việc công khai những thông tin xưa nay ít được biết.
Trong lần công bố này, ông Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) Nguyễn Thành Đô, viện dẫn tiêu chí của WB, cho rằng “nợ nước ngoài quốc gia vẫn trong giới hạn an toàn” khi mới chỉ ở mức 39% chứ chưa đạt ngưỡng 50% GDP.
Khi đọc lập luận trong bài viết của ông Đô, cứ ngỡ ông có lý lẽ thuyết phục từ những phân tích thực trạng của nền kinh tế Việt nam, thì người ta lại giật mình khi Ông lại viện dẫn rằng đó là Ngân hàng thế giới WB bảo thế (khuyến nghị). Điều này chẳng khác nào tình trạng một gia đình khi gặp khó khăn về kinh tế thì một ông hàng xóm tốt bụng bảo rằng “không sao, vẫn ổn mà”!.
Nhưng lời nói của ông bạn hàng xóm không thể làm thay đổi bản chất của tình trạng khó khăn, cũng không thể giúp gia đình kia bớt khó khăn, hay con cái của họ sẽ có được ổn định hơn trong cuộc sống. Nói rộng ra, việc chăm lo cho tương lai của con dân trăm họ, lo cho cả quốc gia, trước hết và chủ yếu phải dựa vào nội lực, mà không nên chủ yếu chỉ dựa vào lời nói hay của một bên nước ngoài nào đó, dù đó là của bộ phận Việt Nam thuộc Ngân hàng thế giới WB đầy uy tín.
Do đó, chúng tôi muốn được góp thêm một phân tích khác, mà có lẽ có thể phù hợp hơn với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, một nước đang phát triển mạnh mẽ trong đổi mới, có nhiều thuận lợi không thể phủ nhận, nhưng hiện cũng đang gặp không ít khó khăn, thách đố trong hội nhập kinh tế quốc tế, khi tiến hành mở cửa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
So sánh nợ quốc gia với GDP và vai trò của ngân sách.
Cần chú ý là GDP không phải là chỉ tiêu duy nhất phản ánh năng lực thực sự của nền kinh tế. Do đó, khi sử dụng GDP hay bất kỳ chỉ tiêu thống kê kinh tế nào cũng cần rất thận trọng.
Thực vậy, trong GDP có rất nhiều khoản phải chi trả cho chủ sở hữu. Chẳng hạn, khi tính chỉ tiêu GDP thì toàn bộ giá trị gia tăng của hoạt động dầu khí đã được đưa vào cả GDP, nhưng thực tế xấp xỉ 50% giá trị này đã phải chi trả cho bên nước ngoài. Tương tự, các doanh nghiệp FDI khác cũng giữ lại một phần thặng dư để tái đầu tư, thì đó cũng không thể có nghĩa là Việt Nam có thể dùng phần GDP này để có thể trả nợ chẳng hạn. GDP sau khi đã trừ đi phần chi trả sở hữu và cộng với phần thu nhập từ sở hữu được gọi là Tổng thu nhập Quốc gia (Gross National Income - GNI) đây mới là khoản mà một quốc gia có thể nhận được trong quá trình sản xuất và sở hữu.
Vậy khoản GNI này theo Hệ thống các tài khoản Quốc gia (System of National Accounts - SNA) được sử dụng vào những việc gì? GNI sau khi được cộng thêm các khoản thu nhập từ chuyển nhượng như kiều hối, các khoản viện trợ không hoàn lại…và được trừ đi các khoản chi chuyển nhượng, lúc đó khoản còn lại mới là Thu nhập Quốc gia khả dụng (National Disposable Income - NDI). Đó là khoản tiền mà quốc gia có thể sử dụng thực tế sau khi đã bù trừ các giao dịch quốc tế qua lại.
Như vậy có thể thấy việc so sánh nợ công chỉ với GDP có thể gây ngộ nhận , khi sự khác biệt GDP và GNI ở Việt Nam hiện đã tăng từ 1,4% năm 2000 đã tăng lên 5,5% hiện nay , dễ trở thành nguyên cớ để tự huyễn hoặc mình. Nên chăng bên cạnh cách tính toán “truyền thống”, nợ công cần được so sánh cả với Thu nhập Quốc gia khả dụng (NDI) hoặc với thu nhập Quốc gia (GNI) của Việt Nam sau khi đã trừ đi phần thặng dư của nước ngoài thụ hưởng. Phần còn lại này sau khi đã khấu trừ mới có thể coi là của nước mình, tùy sử dụng cho trả nợ, tiêu dung cuối cùng và đầu tư phát triển.
Vẫn biết rằng khu vực vốn FDI đã là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, có đóng góp quan trọng, năm 2009 là hơn 18,3%GDP. Nhưng khi nói về trả nợ công thì dù là GDP hay GNI hoặc NDI thì phần thực đóng góp và thu nhập của khu vực FDI không thể dùng để Chính Phủ trả nợ. Với GDP của các thành phần kinh tế trong nước cũng không thể sử dụng toàn bộ để Chính phủ tiêu dùng , kể cả trả nợ.
Việc so sánh với GDP thể hiện năng lực sản xuất trong nước với số nợ của Chính phủ cũng phần nào tỏ ra “khập khiễng” khi GDP là phần giá trị gia tăng do mọi thành phần kinh tế làm ra, còn nợ Chính phủ hoặc kể cả phần Chính phủ bảo lãnh, cũng chưa bao quát hết phần nợ của các doanh nghiệp FDI và khu vực ngoài Nhà nước nói chung (không được Chính phủ bảo lãnh). Như vậy, khi nói về năng lực trả nợ nước ngoài của Chính Phủ, nên chăng phải dựa vào thực lực của Chính phủ thông qua nguồn thu ngân sách ổn định lâu dài. Số này hiện chỉ chiếm khoảng 1/4GDP mà thôi.
Trên thực tế, nói doanh nghiệp tự vay tự trả, nhưng khi đổ vỡ sẽ gây hệ lụy cho cả quốc gia. Như vậy, khi dùng con số về GDP/GNI hay NDI thì nên so sánh với tổng số nợ của mọi thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước, còn nợ Chính phủ/Chính phủ bảo lãnh thì nên được so sánh với ngân sách Nhà nước thực có trong tay Chính Phủ. Đó là chỉ tiêu bảo đảm độ an toàn của việc vay trả nợ Chính Phủ.
Để dành và trả nợ cũng là các quan hệ cần quan tâm
Thu Quốc gia nhập khả dụng được sử dụng cho chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chi thường xuyên của Chính phủ, phần còn lại là để dành (saving). Để dành của một Quốc gia thường là nguồn cơ bản để tái đầu tư (Gross Capital Formation) cho sản xuất. Đây là nguồn tiền còn lại của một Quốc gia sau khi đã được sử dụng cho nhu cầu thiết yếu là tiêu dùng cuối cùng của cá nhân và Chính phủ.
Khoản để dành của một Quốc gia phụ thuộc vào năng lực sản xuất, vào sự chi trả sở hữu và chuyển nhượng ra nước ngoài và vào tiêu dùng cuối cùng. Do đó, toàn bộ nợ quốc gia cũng nên so sánh với Để dành của Quốc gia; thậm chí để cho thực sự an toàn, nợ quốc gia cần được so sánh với Để dành thuần
Thêm vào đó, việc chi trả sở hữu khác ở Việt nam ngày càng nhiều dẫn đến năng lực nội tại thông qua tỷ lệ Để dành (là nguồn tạo ra đầu tư) trên vốn đầu tư ngày càng nhỏ đi. Nếu năm 2006 để dành chiếm trong tổng vốn đầu tư khoảng 87,35% thì đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn là 67,86%. Phần thiếu hụt ấy lại phải đi vay, và rồi mai sau cũng phải trả cả gốc và lãi.
Để dành/ VDT
87.35%
72.48%
77.16%
67.86%
Để dành/ GDP
36.29%
33.72%
31.90%
29.23%
VDT/GDP
41.54%
46.52%
41.34%
43.08%
GNI/GDP
97.66%
96.94%
97.24%
95.26%
Nguồn:http://sgtt.vn/Goc-nhin/125706/Tich-luy-tu-noi-bo-nen-kinh-te-dang-gia%CC%89m.html
Một điều hết sức đáng lo ngại nữa là nguồn nội lực (để dành) để tạo thành đầu tư trong GDP ngày càng nhỏ đi (từ 36,29% trong năm 2006 còn 29,23% trong năm 2009) trong khi vốn đầu tư chiếm trong GDP lại ngày càng tăng lên. Điều này cũng có nghĩa là năng lực nội tại của Việt Nam không đủ để tạo ra đầu tư mà phải phụ thuộc vào nguồn bổ xung từ bên ngoài ngày càng nhiều.
Nếu lấy hệ số ICOR là một thước đo, gần đây tác giả Phạm Lê Hoa viết trong Thời báo kinh tế Sài gòn dựa vào nguồn số liệu Thống kê về “vốn đầu tư” và GDP theo giá so sánh cho thấy thời kỳ từ 2003-2008 hệ số này là 8,36 và nếu tính riêng cho từng năm thì năm 2007 là 8,59, năm 2008 là 11,44 và năm 2009 là 14,22.
Đây là hiệu quả sử dụng vốn rất đáng lo ngại. Với tỷ lệ để dành trên vốn đầu tư ngày càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn yếu kém như hiện nay để vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng GDP thì việc vay nợ sẽ vẫn phải tiếp diễn và và nhìn nhân vấn đề nợ công là vẫn trong giới hạn an toàn phải rất thận trọng.
Điều này đã được Ông Lê Bộ Linh, Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN của Quốc hội nhận định “năng suất thấp thì tích lũy nội địa thấp, dẫn đến tỷ lệ vay mượn tăng cùng với việc phải tiếp tục bơm vốn để duy trì tăng trưởng. Một vòng xoáy như vậy quả là đáng lo ngại và cần được dự báo ngưỡng an toàn trong thời kỳ 5 năm tới”.
Xuất khẩu và trả nợ
Cũng theo “thông lệ” người ta tính DSR như là tỷ lệ của dịch vụ trả nợ so với xuất khẩu hằng năm. Nhưng cũng cần xem xét lại, cụ thể với Việt Nam. Vì sao?
Trả nợ được tính bao gồm phần trả nợ gốc và lãi. Nợ đối với quốc gia không nên chỉ xét phần nghĩa vụ mà Chính phủ phải trả, mà cần xét cả nợ và nghĩa vụ trả nợ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Như vậy mới làm rõ độ an toàn của vay và trả nợ.
Đồng thời khi so sánh con số nợ và nghĩa vụ trả nợ với xuất khẩu thể hiện như năng lực có ngoại tệ để trả nợ cũng nên rất thận trọng, bởi dễ rơi vào một ngộ nhận khác về thực chất của phần tạo ra cho quốc gia từ xuất khẩu.
Thực vậy, giá trị xuất khẩu của Việt Nam là tính theo giá FOB tại các cửa khẩu xuất hàng, nhưng là thể hiện tổng giá trị xuất, mà không thể hiện phần thực thu về cho quốc gia Việt Nam nhờ hoạt động xuất khẩu (Ngân sách còn có một phần từ thu khác từ thuế nhập khẩu).
Các phân tích kinh tế mấy năm gần đây đã cảnh báo, do tỷ lệ tiêu hao vật chất ngày càng tăng (mà phần quan trọng lại phụ thuộc nhập khẩu) là do cơ cấu kinh tế có phần bị phát triển nặng về các ngành nghề tiêu hao vật chất lơn, tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành này và do đó của toàn bộ nền kinh tế ngày càng thấp (nhiều ngành chỉ có giá trị gia tăng VA khoảng 20-30% so với tổng sản lượng GO), làm cho tỷ lệ gia tăng ngành công nghiệp so giá trị sản lượng VA/GO từ mức trên 40% trong thời kỳ 10-15 năm trước khi đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa đã giảm xuống còn dưới 30% hiện nay.
Thành ra, tuy xuất khẩu tăng nhưng vẫn cần nhập thêm cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, hệ quả là đã làm cho nhập siêu ngày càng lớn . Cuối cùng nguồn dự trữ ngoại tệ ngày càng thâm hụt (dù đã có lượng kiều hối và chuyển vốn vào từ bên ngoài) để bù vào thiếu hụt của xuất nhập khẩu và vay trả nợ, cân bằng vốn ngày càng khó.
Nợ quốc gia, gần đây, trở thành đề tài chú ý của dư luận khi cuộc khủng hoảng nợ công đang là “bóng ma” bao trùm nhiều quốc gia, nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tiêu chí để đánh giá khi nào khoản nợ đó trở nên mất an toàn và khả năng trả nợ của một quốc gia nên căn cứ vào đâu còn chưa được làm rõ.
VNR500 giới thiệu với bạn đọc bài viết của hai nhà nghiên cứu kinh tế về vấn đề này như một “lời đề dẫn” cho cuộc luận bàn về chủ đề này.
Theo thông báo mới đây của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam tính đến cuối năm 2009 xấp xỉ 28 tỷ USD. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình minh bạch chính sách của Nhà nước qua việc công khai những thông tin xưa nay ít được biết.
Trong lần công bố này, ông Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) Nguyễn Thành Đô, viện dẫn tiêu chí của WB, cho rằng “nợ nước ngoài quốc gia vẫn trong giới hạn an toàn” khi mới chỉ ở mức 39% chứ chưa đạt ngưỡng 50% GDP.
Khi đọc lập luận trong bài viết của ông Đô, cứ ngỡ ông có lý lẽ thuyết phục từ những phân tích thực trạng của nền kinh tế Việt nam, thì người ta lại giật mình khi Ông lại viện dẫn rằng đó là Ngân hàng thế giới WB bảo thế (khuyến nghị). Điều này chẳng khác nào tình trạng một gia đình khi gặp khó khăn về kinh tế thì một ông hàng xóm tốt bụng bảo rằng “không sao, vẫn ổn mà”!.
Nhưng lời nói của ông bạn hàng xóm không thể làm thay đổi bản chất của tình trạng khó khăn, cũng không thể giúp gia đình kia bớt khó khăn, hay con cái của họ sẽ có được ổn định hơn trong cuộc sống. Nói rộng ra, việc chăm lo cho tương lai của con dân trăm họ, lo cho cả quốc gia, trước hết và chủ yếu phải dựa vào nội lực, mà không nên chủ yếu chỉ dựa vào lời nói hay của một bên nước ngoài nào đó, dù đó là của bộ phận Việt Nam thuộc Ngân hàng thế giới WB đầy uy tín.
Do đó, chúng tôi muốn được góp thêm một phân tích khác, mà có lẽ có thể phù hợp hơn với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, một nước đang phát triển mạnh mẽ trong đổi mới, có nhiều thuận lợi không thể phủ nhận, nhưng hiện cũng đang gặp không ít khó khăn, thách đố trong hội nhập kinh tế quốc tế, khi tiến hành mở cửa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
So sánh nợ quốc gia với GDP và vai trò của ngân sách.
Cần chú ý là GDP không phải là chỉ tiêu duy nhất phản ánh năng lực thực sự của nền kinh tế. Do đó, khi sử dụng GDP hay bất kỳ chỉ tiêu thống kê kinh tế nào cũng cần rất thận trọng.
Thực vậy, trong GDP có rất nhiều khoản phải chi trả cho chủ sở hữu. Chẳng hạn, khi tính chỉ tiêu GDP thì toàn bộ giá trị gia tăng của hoạt động dầu khí đã được đưa vào cả GDP, nhưng thực tế xấp xỉ 50% giá trị này đã phải chi trả cho bên nước ngoài. Tương tự, các doanh nghiệp FDI khác cũng giữ lại một phần thặng dư để tái đầu tư, thì đó cũng không thể có nghĩa là Việt Nam có thể dùng phần GDP này để có thể trả nợ chẳng hạn. GDP sau khi đã trừ đi phần chi trả sở hữu và cộng với phần thu nhập từ sở hữu được gọi là Tổng thu nhập Quốc gia (Gross National Income - GNI) đây mới là khoản mà một quốc gia có thể nhận được trong quá trình sản xuất và sở hữu.
Vậy khoản GNI này theo Hệ thống các tài khoản Quốc gia (System of National Accounts - SNA) được sử dụng vào những việc gì? GNI sau khi được cộng thêm các khoản thu nhập từ chuyển nhượng như kiều hối, các khoản viện trợ không hoàn lại…và được trừ đi các khoản chi chuyển nhượng, lúc đó khoản còn lại mới là Thu nhập Quốc gia khả dụng (National Disposable Income - NDI). Đó là khoản tiền mà quốc gia có thể sử dụng thực tế sau khi đã bù trừ các giao dịch quốc tế qua lại.
Như vậy có thể thấy việc so sánh nợ công chỉ với GDP có thể gây ngộ nhận , khi sự khác biệt GDP và GNI ở Việt Nam hiện đã tăng từ 1,4% năm 2000 đã tăng lên 5,5% hiện nay , dễ trở thành nguyên cớ để tự huyễn hoặc mình. Nên chăng bên cạnh cách tính toán “truyền thống”, nợ công cần được so sánh cả với Thu nhập Quốc gia khả dụng (NDI) hoặc với thu nhập Quốc gia (GNI) của Việt Nam sau khi đã trừ đi phần thặng dư của nước ngoài thụ hưởng. Phần còn lại này sau khi đã khấu trừ mới có thể coi là của nước mình, tùy sử dụng cho trả nợ, tiêu dung cuối cùng và đầu tư phát triển.
Vẫn biết rằng khu vực vốn FDI đã là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, có đóng góp quan trọng, năm 2009 là hơn 18,3%GDP. Nhưng khi nói về trả nợ công thì dù là GDP hay GNI hoặc NDI thì phần thực đóng góp và thu nhập của khu vực FDI không thể dùng để Chính Phủ trả nợ. Với GDP của các thành phần kinh tế trong nước cũng không thể sử dụng toàn bộ để Chính phủ tiêu dùng , kể cả trả nợ.
Việc so sánh với GDP thể hiện năng lực sản xuất trong nước với số nợ của Chính phủ cũng phần nào tỏ ra “khập khiễng” khi GDP là phần giá trị gia tăng do mọi thành phần kinh tế làm ra, còn nợ Chính phủ hoặc kể cả phần Chính phủ bảo lãnh, cũng chưa bao quát hết phần nợ của các doanh nghiệp FDI và khu vực ngoài Nhà nước nói chung (không được Chính phủ bảo lãnh). Như vậy, khi nói về năng lực trả nợ nước ngoài của Chính Phủ, nên chăng phải dựa vào thực lực của Chính phủ thông qua nguồn thu ngân sách ổn định lâu dài. Số này hiện chỉ chiếm khoảng 1/4GDP mà thôi.
Trên thực tế, nói doanh nghiệp tự vay tự trả, nhưng khi đổ vỡ sẽ gây hệ lụy cho cả quốc gia. Như vậy, khi dùng con số về GDP/GNI hay NDI thì nên so sánh với tổng số nợ của mọi thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước, còn nợ Chính phủ/Chính phủ bảo lãnh thì nên được so sánh với ngân sách Nhà nước thực có trong tay Chính Phủ. Đó là chỉ tiêu bảo đảm độ an toàn của việc vay trả nợ Chính Phủ.
Để dành và trả nợ cũng là các quan hệ cần quan tâm
Thu Quốc gia nhập khả dụng được sử dụng cho chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chi thường xuyên của Chính phủ, phần còn lại là để dành (saving). Để dành của một Quốc gia thường là nguồn cơ bản để tái đầu tư (Gross Capital Formation) cho sản xuất. Đây là nguồn tiền còn lại của một Quốc gia sau khi đã được sử dụng cho nhu cầu thiết yếu là tiêu dùng cuối cùng của cá nhân và Chính phủ.
Khoản để dành của một Quốc gia phụ thuộc vào năng lực sản xuất, vào sự chi trả sở hữu và chuyển nhượng ra nước ngoài và vào tiêu dùng cuối cùng. Do đó, toàn bộ nợ quốc gia cũng nên so sánh với Để dành của Quốc gia; thậm chí để cho thực sự an toàn, nợ quốc gia cần được so sánh với Để dành thuần
Thêm vào đó, việc chi trả sở hữu khác ở Việt nam ngày càng nhiều dẫn đến năng lực nội tại thông qua tỷ lệ Để dành (là nguồn tạo ra đầu tư) trên vốn đầu tư ngày càng nhỏ đi. Nếu năm 2006 để dành chiếm trong tổng vốn đầu tư khoảng 87,35% thì đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn là 67,86%. Phần thiếu hụt ấy lại phải đi vay, và rồi mai sau cũng phải trả cả gốc và lãi.
Để dành/ VDT
87.35%
72.48%
77.16%
67.86%
Để dành/ GDP
36.29%
33.72%
31.90%
29.23%
VDT/GDP
41.54%
46.52%
41.34%
43.08%
GNI/GDP
97.66%
96.94%
97.24%
95.26%
Nguồn:http://sgtt.vn/Goc-nhin/125706/Tich-luy-tu-noi-bo-nen-kinh-te-dang-gia%CC%89m.html
Một điều hết sức đáng lo ngại nữa là nguồn nội lực (để dành) để tạo thành đầu tư trong GDP ngày càng nhỏ đi (từ 36,29% trong năm 2006 còn 29,23% trong năm 2009) trong khi vốn đầu tư chiếm trong GDP lại ngày càng tăng lên. Điều này cũng có nghĩa là năng lực nội tại của Việt Nam không đủ để tạo ra đầu tư mà phải phụ thuộc vào nguồn bổ xung từ bên ngoài ngày càng nhiều.
Nếu lấy hệ số ICOR là một thước đo, gần đây tác giả Phạm Lê Hoa viết trong Thời báo kinh tế Sài gòn dựa vào nguồn số liệu Thống kê về “vốn đầu tư” và GDP theo giá so sánh cho thấy thời kỳ từ 2003-2008 hệ số này là 8,36 và nếu tính riêng cho từng năm thì năm 2007 là 8,59, năm 2008 là 11,44 và năm 2009 là 14,22.
Đây là hiệu quả sử dụng vốn rất đáng lo ngại. Với tỷ lệ để dành trên vốn đầu tư ngày càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn yếu kém như hiện nay để vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng GDP thì việc vay nợ sẽ vẫn phải tiếp diễn và và nhìn nhân vấn đề nợ công là vẫn trong giới hạn an toàn phải rất thận trọng.
Điều này đã được Ông Lê Bộ Linh, Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN của Quốc hội nhận định “năng suất thấp thì tích lũy nội địa thấp, dẫn đến tỷ lệ vay mượn tăng cùng với việc phải tiếp tục bơm vốn để duy trì tăng trưởng. Một vòng xoáy như vậy quả là đáng lo ngại và cần được dự báo ngưỡng an toàn trong thời kỳ 5 năm tới”.
Xuất khẩu và trả nợ
Cũng theo “thông lệ” người ta tính DSR như là tỷ lệ của dịch vụ trả nợ so với xuất khẩu hằng năm. Nhưng cũng cần xem xét lại, cụ thể với Việt Nam. Vì sao?
Trả nợ được tính bao gồm phần trả nợ gốc và lãi. Nợ đối với quốc gia không nên chỉ xét phần nghĩa vụ mà Chính phủ phải trả, mà cần xét cả nợ và nghĩa vụ trả nợ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Như vậy mới làm rõ độ an toàn của vay và trả nợ.
Đồng thời khi so sánh con số nợ và nghĩa vụ trả nợ với xuất khẩu thể hiện như năng lực có ngoại tệ để trả nợ cũng nên rất thận trọng, bởi dễ rơi vào một ngộ nhận khác về thực chất của phần tạo ra cho quốc gia từ xuất khẩu.
Thực vậy, giá trị xuất khẩu của Việt Nam là tính theo giá FOB tại các cửa khẩu xuất hàng, nhưng là thể hiện tổng giá trị xuất, mà không thể hiện phần thực thu về cho quốc gia Việt Nam nhờ hoạt động xuất khẩu (Ngân sách còn có một phần từ thu khác từ thuế nhập khẩu).
Các phân tích kinh tế mấy năm gần đây đã cảnh báo, do tỷ lệ tiêu hao vật chất ngày càng tăng (mà phần quan trọng lại phụ thuộc nhập khẩu) là do cơ cấu kinh tế có phần bị phát triển nặng về các ngành nghề tiêu hao vật chất lơn, tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành này và do đó của toàn bộ nền kinh tế ngày càng thấp (nhiều ngành chỉ có giá trị gia tăng VA khoảng 20-30% so với tổng sản lượng GO), làm cho tỷ lệ gia tăng ngành công nghiệp so giá trị sản lượng VA/GO từ mức trên 40% trong thời kỳ 10-15 năm trước khi đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa đã giảm xuống còn dưới 30% hiện nay.
Thành ra, tuy xuất khẩu tăng nhưng vẫn cần nhập thêm cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, hệ quả là đã làm cho nhập siêu ngày càng lớn . Cuối cùng nguồn dự trữ ngoại tệ ngày càng thâm hụt (dù đã có lượng kiều hối và chuyển vốn vào từ bên ngoài) để bù vào thiếu hụt của xuất nhập khẩu và vay trả nợ, cân bằng vốn ngày càng khó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét