Tác giả: André Menras (Hồ Cương Quyết)
Bài đã được xuất bản.: 8 giờ trước, trên Vietnamnet
"Khi đọc bài viết của báo công giáo La Croix ngày 15/3/1934 mà người bạn sử gia Alain Ruscio vừa mới gửi đến, thêm một lần nữa, tôi tin rằng quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hiển nhiên thuộc về Việt Nam"- André Menras quả quyết.
LTS: André Menras, một người Pháp đã có hộ chiếu và chứng minh thư Việt Nam với cái tên Hồ Cương Quyết. Hơn 40 năm trước, chàng thanh niên Pháp ấy cùng người bạn đã đến Sài Gòn theo chương trình "Thanh niên Pháp đi làm nhiệm vụ hợp tác quốc tế", đã leo lên đầu tượng lính thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn phất cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, rải truyền đơn kêu gọi hòa bình. André Menras và người bạn bị bắt, giam giữ 3 năm cho đến đầu 1973, ông cùng người bạn mới được thả và trục xuất về Pháp. Ngay sau đó, ông đã viết cuốn "Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn, chúng tôi tố cáo", được dịch ra nhiều ngôn ngữ.
Mới đây, qua người bạn Sử gia, ông tiếp cận được một tư liệu khẳng định quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hiển nhiên thuộc về Việt Nam, André Menras đã gửi tới Tuần Việt Nam một bài viết và bản dịch của sử liệu này như một minh chứng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Xin giới thiệu cùng độc giả.
Một lần nữa, có một sự trớ trêu của lịch sử là thực dân Pháp, trong vòng hơn một thế kỷ đã lấy mất đi của nhân dân Việt Nam cả tài nguyên, lãnh thổ và lãnh hải. Và, với ý nghĩ là họ sẽ tồn tại vĩnh viễn trên vùng đất xâm chiếm, các cấp hành chánh, giới báo chí, những nhân vật chính trị và quân sự thời Pháp thuộc đã soạn ra nhiều tài liệu, chứng cứ để hôm nay Việt Nam có thể căn cứ trên những sử liệu đó mà xác nhận, bảo vệ, và thậm chí giành lại chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa.
Khi đọc bài viết của báo công giáo La Croix ngày 15/3/1934 mà người bạn sử gia Alain Ruscio vừa mới gửi đến, thêm một lần nữa, tôi tin rằng quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hiển nhiên thuộc về Việt Nam. Và người ta cũng nhận thấy rõ rằng thực dân Pháp năm xưa đã có cái nhìn sâu sắc và thực tế về tầm quan trọng chiến lược của vùng hải đảo này. Tuy nhiên, họ lại tỏ ra xem nhẹ tính tối quan trọng về mặt kinh tế mà vùng hải đảo này có thể mang lại cho Việt nam trong những thế kỷ tiếp theo.
Tài liệu này còn cho một tia sáng thú vị về cả một quá trình liên tục trong lịch sử về tham vọng và sự quan tâm của Trung Quốc lục địa với đảo Hải Nam. Một lần nữa, tài liệu này chỉ rõ dã tâm của những người lãnh đạo Trung quốc, và khuyến cáo với họ rằng, trên vùng biển của vùng Đông Nam Á, không hề có tương lai cho những lâu đài trên cát và trong những vùng xoáy nguy hiểm mà họ đang cố xây dựng.
Mặc cho những chủ trương với nhiều gam màu, từ quân sự đến giả dạng khảo cổ, giả dạng du lịch, giả dạng bảo vệ môi trường, kể cả giả dạng an ninh, họ vẫn không thể nào hợp pháp hóa được sự xâm chiếm này của họ. Sử liệu này, cũng như tất cả những tài liệu sẽ lần lượt xuất hiện từ những tư liệu lịch sử, chứng minh cả cho những người đồng lõa với họ, những kẻ hoặc muốn bình thường hóa, hoặc muốn che dấu, hoặc chấp nhận hành động ăn cướp này rằng Lịch Sử là điều không thể chối cãi được. Sớm hay muộn rồi Lịch Sử cũng sẽ lần lượt đưa ra từng chứng cứ một để vạch mặt chỉ tên những kẻ cố tình đi ngược lại lịch sử hoặc muốn viết sai lệch lịch sử!.
Để có thể xác định đúng tính lịch sử của tư liệu này, tôi xin nhắc lại một số sự việc sau:
Ngay từ năm 1925, khi Toàn quyền Đông Dương tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là đất của Pháp thì Nhà nước thực dân Pháp đã khẳng định, kéo dài và củng cố một cách chắc chắn chủ quyền mà họ đã tước đoạt từ Vương triều An Nam đối với lãnh thổ và lãnh hải của xứ này.
Năm 1931 - 1932, Nhà nước Pháp cũng đã lên tiếng phản đối một cách chính thức về việc khai thác guano bỏ thầu cho Trung Quốc trên các quần đảo này. Lúc ấy, Nhà nước Pháp đã nêu ra những quá trình lịch sử và những bằng chứng về chủ quyền của An Nam rồi sau đó của Pháp trên vùng lãnh hải này.
Từ năm 1937 - 1939, Nhà nước Pháp đã cử một đội quân bảo vệ dân sự thực dân để xây dựng trên đảo Pattle một tượng đài với dòng chữ "Cộng hòa Pháp - Vương triều An Nam - quần đảo Hoàng Sa- 1816- đảo Pattle 1938" và dựng lên một ngọn hải đăng, một đài khí tượng và một cơ sở viễn thông...
Và đây là sử liệu này, trong đó còn có một vài lỗi chính tả về một số địa danh. Tôi đã để nguyên để giữ nguyên tính chân thực của sử liệu này:
Trên Biển Đông
Đã nhiều lần chúng ta bàn cãi về việc nhập các quần đảo Paracels (Hoàng Sa) vào Đông Dương.
Nằm ngay trên con đường nối liền mũi Padaron của Hong Kong, các hòn đảo nhỏ này buộc tất cả các tàu thuyền đi qua lại những vùng này của biển Đông phải đi đến gần sát hoặc về phía Tây - giữa Hoàng Sa và đảo Hải Nam , hoặc về phía Đông, giữa Paracels (Hoàng Sa) và vỉa đá Macclesneid.
Mặt khác, các hòn đảo này lại nằm ở một khoảng cách gần như ngang nhau giữa Hải Nam và Tourane (Đà Nẵng), chúng gần như giữ vai trò chỉ huy cửa ngõ vào Vịnh Tonkin (Vịnh Bắc Bộ), và do vậy, kiểm soát cửa ngõ của một vùng quan trọng về phương diện kinh tế, vì Hải Nam trong tình hình bình thường chỉ là một cửa ngõ không thuận tiện cho việc neo đậu các tàu lớn và có thể là một ngõ cụt, nếu có một sự bất đồng nào đó.
Một đại úy hải quân Pháp tên là Olivier de Saix, thuộc cơ quan Địa lý, gần đây đã trình bày những lý do vì sao cần phải nhập quần đảo Paracels và xem như nó gắn với đất liền. Vấn đề chủ quyền của nước Pháp đối với Paracels từ lâu đã là một vấn đề tranh cãi. Cách đây vài năm, sau những cuộc tìm kiếm trong các sử liệu của vương triều An Nam, bán báo cáo này đã đi đến kết luận như sau: quần đảo Paracels hoang vắng và cằn cỗi không khác gì một mê cung của các hòn đảo san hô, đá ngầm và những dải cát mà những người đi biển rất e ngại, hình như là một vùng res nullius (đất hoang, cả về mặt pháp quyền) cho tới đầu thế kỷ vừa rồi.
Đức Giám mục vùng Isauropotis tên là Jean Louis Taberd, đứng đầu giáo phận Trung Kỳ, Cambodge và Champa, trong một công trình nghiên cứu về địa lý về Trung Kỳ, đã có nhắc tới sự chiếm đóng quần đảo Paracels trong năm 1816 của Hoàng đế Gia Long - người đã trịnh trọng kéo cao lá cờ của Nam Kỳ trên quần đảo này. Một đơn vị gồm 70 người chọn lọc từ dân làng Vin - An (Vĩnh An ) đã ra đóng giữ tại đây.
Ít lâu sau, nhiều phái đoàn chính thức được cử đến thám hiểm quần đảo. Một trong những đoàn ấy đã phát hiện ra một ngôi chùa cổ xưa có khắc chữ An Nam. Để giữ kỷ niệm về chuyến thám hiểm đó, người ta đã chuyển ra đảo vật liệu và những người thợ để xây dựng một ngôi chùa và một tượng đài. Trong quá trình đào móng để xây chùa, người ta phát hiện thêm 2.000 cân nhiều loại vật dụng bằng đồng lá, sắt, thau ... những chứng cứ của một cuộc chiếm đóng từ trước đó ở trên đảo .
Hình như cho đến thời điểm này, nước An Nam không có một liên hệ nào với quần đảo Paracels. Đa số các ngư dân, hoặc chủ thuyền dọc bờ biển sống trong một sự thiếu hiểu biết hoàn toàn về các hòn đảo đó, và không có ai tiếp tục đặt chân tới đó.
Tuy nhiên, Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huế đã khẳng định vào năm 1925: "Những hòn đảo nhỏ đó đã luôn luôn thuộc về nước An Nam và không hề có một ý kiến trái ngược nào về vấn đề này." Trong các yêu sách đưa ra cho Trung Quốc vào năm 1909, nước Pháp lúc đó đã chiếm đóng An Nam, về phương diện đối ngoại, và căn cứ vào các hiệp ước bảo hộ, đã phải khẳng định chủ quyền của quốc gia bảo hộ đối với các hòn đảo này.
Mặt khác, hai quốc gia lớn, do các đặc trưng về chiến lược là chính, có thể mong muốn chiếm đóng quần đảo này nhất là nước Anh và Nhật Bản cũng chưa bao giờ có ý định này. Quần đảo Paracels ở vị trí tiền tiêu của Đông Dương, nên người ta có thể xây dựng ở đây một căn cứ tàu ngầm, hoặc một căn cứ thủy phi cơ.
Nhưng, cho dù chúng ta không sử dụng trực tiếp các đảo thì việc chiếm giữ chúng sẽ ngăn cản bất kỳ một nước nào khác dòm ngó đến Đông Dương, hoặc có ý đến xây dựng những thứ mà chúng ta không tự mình làm cho đến giờ này. Trong trường hợp có những xung đột, việc chiếm đóng các hòn đảo bởi một nước ngoại bang sẽ là một mối đe dọa lớn cho việc bảo vệ và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Đông Dương.
Thật vậy, quần đảo Paracels tạo thành một sự nối dài của đảo Hải Nam. Một đối thủ có thể tìm thấy ở đó một căn cứ thủy quân mạnh mẽ, bởi lưu lượng nước và nhờ những khu vực có thể thả neo tuyệt vời, cũng như tình trạng tự nhiên của nó, để không ai có thể đuổi ngược ra. Một đội tàu ngầm lấy quần đảo này làm chổ dựa, không những có thể chốt chặn hoàn toàn cảng Tourane, cảng quan trọng nhất của An Nam, mà còn có thể cô lập cả Bắc Kỳ bằng cách cấm vận đường biển.
Một lý do khác để sát nhập Paracels là việc xây thêm ít nhất là một ngọn hải đăng về phía tây của các đảo, nhằm tránh cho các tàu thuyền phải đi vòng như từ trước tới bây giờ để tránh những luồng nước thường xuyên thay đổi mỗi khi tàu đi ngang đảo vào ban đêm, hoặc khi thời tiết xấu.
Việc xây dựng trên một trong các hòn đảo nhỏ ấy một đài khí tượng có kèm theo một cơ sở viễn thông cũng đã được nghiên cứu. Đông Dương đã có một hệ thống khí tượng rất tốt có thể chuyển thông tin quan sát nhiều lần trong ngày tại Thu Lien, từ nơi đó, các thông tin được phân tích và người ta rút ra những dự báo. Nhưng tất cả các đài khí tượng đó tại Đông Dương, hiện vẫn chỉ ở trong đất liền, hoặc tại vùng ven biển.
Về phía đông của Đông Dương, không có một cơ sở nào khác có liên lạc với trung tâm quan sát của chúng ta ngoài cơ sở Hồng Kông, Pratas hoặc Manille (Philippines) - những cơ sở ở cách rất xa chúng ta. Ngay tại đảo Hải Nam là nơi nhiều người Trung Quốc khả nghi sinh sống cũng không hề có một cơ sở nào. Giữa Manille và bờ biển An Nam, có nghĩa là trong một khoảng cách chừng 800 dặm, cũng không có gì ngoài những thông tin thất thường mà các tàu tự chuyển cho nhau. Đài quan sát trên Paracels, ở cách bờ biển An Nam chừng 300 km,sẽ giúp bổ sung những thiếu sót này.
Những quyền lợi về kinh tế mà quần đảo Hoàng Sa có thể mang lại, nhìn bề ngoài dường như không mấy quan trọng. Một nghiên cứu khoa học về vùng đất này đã được tiến hành một cách đầy đủ. Người ta đã thực hiện nhiều cuộc thăm dò, đã xác định tình trạng thiên nhiên và cấu trúc đáy biển, cũng như đã nghiên cứu một cách chính xác về các tầng địa chất của các hòn đảo nhỏ.
Vài năm trước, người ta đã phát hiện nhiều mỏ phốt phát rất đẹp trên nhiều hòn đảo, đặc biệt là trên đảo Boisée và đảo Roberts, nhưng những người Nhật, trong một chuyến thám hiểm, đã dựng trên hòn đảo này một đường tàu sắt và một cầu tàu bằng sắt dài 300m, cũng như đã tiến hành khai thác một cách có hệ thống vùng này. Nếu như họ đã không khai thác hoàn toàn các mỏ phốt phát, thì họ cũng đã làm nó cạn kiệt đến mức là vùng này không còn có thể khai thác được gì hơn.
Hoàng Sa rất giàu về cá, nhưng san hô tràn trên mặt biển đã ngăn cản tất cả các loại thuyền bè. Những chiếc thuyền nhỏ đánh bắt cá ở vùng này thuộc về các ngư dân hàng năm đến đây theo mùa mưa trên đường từ Hải Nam đến Singapore, và trong những thời gian gió bão không thể đi lại được thì họ lại đi đánh bắt cá ven các hòn đảo xa xôi này.
Hòn đảo lớn Hải Nam, nằm giữa biển Đông và vịnh Tonkin rất ít dân cư. Phía trong của đảo có một vùng đồi núi, nơi có một số ít dân cư gần như độc lập sinh sống, đó là dân tộc LI. Mặc dù Trung Quốc đã thống trị vùng đất này từ nhiều thế kỷ và đã thiết lập tại đây một cơ sở hành chính và thủ phủ của nó, và cả hai đều nằm dưới sự kiểm soát của tỉnh Quảng đông, nhưng ảnh hưởng của nó thực sự chỉ mạnh ở khu vực duyên hải.
Trong vùng Tây-Nam của tỉnh Quảng Đông, tức là vùng giáp ranh với Bắc Kỳ và vùng thuộc địa Pháp Quảng Châu Wan, có một tổ chức được thành lập để khắc phục những thiệt hại bởi nạn đói, và tổ chức này được gọi là Văn phòng Tái Thiết miền Nam. Chính tổ chức này được giao cho thực hiện chương trình gom dân của vùng trung tâm các núi des Cinq Doigts (năm ngón tay). Vùng kiểm soát của tổ chức Tái Thiết này rất rộng lớn và nằm dài theo bờ biển.
Việc thông tin liên lạc rất khó khăn kể cả bằng đường bộ lẫn đường biển. Mọi liên hệ giữa Trung Quốc và đảo phụ thuộc hoàn toàn vào các tàu thủy nước ngoài chạy giữa Hải Phòng và Hongkong. Nhưng những chuyến đi ấy không được thực hiện theo lịch trình nhất định, và trong trường hợp có gió lớn hoặc có bão, những chuyến tàu ấy thường bị chậm có khi đến hơn 10 ngày.
Với ý định khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên của đảo Hải Nam, đồng thời xác lập lại quyền đi lại dọc bờ biển, chủ tịch Tổ chức Tái Thiết miền Nam đã đưa ra một chương trình bao gồm việc kêu gọi những người Trung Quốc sống ở nước ngoài quyên tiền đủ để đóng hai chiếc tàu trọng tải ít nhất là 20 ngàn tấn, nhằm giúp cho việc liên lạc giữa đảo Hải Nam và Trung Hoa lục địa được dễ dàng hơn.
Bài đã được xuất bản.: 8 giờ trước, trên Vietnamnet
"Khi đọc bài viết của báo công giáo La Croix ngày 15/3/1934 mà người bạn sử gia Alain Ruscio vừa mới gửi đến, thêm một lần nữa, tôi tin rằng quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hiển nhiên thuộc về Việt Nam"- André Menras quả quyết.
LTS: André Menras, một người Pháp đã có hộ chiếu và chứng minh thư Việt Nam với cái tên Hồ Cương Quyết. Hơn 40 năm trước, chàng thanh niên Pháp ấy cùng người bạn đã đến Sài Gòn theo chương trình "Thanh niên Pháp đi làm nhiệm vụ hợp tác quốc tế", đã leo lên đầu tượng lính thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn phất cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, rải truyền đơn kêu gọi hòa bình. André Menras và người bạn bị bắt, giam giữ 3 năm cho đến đầu 1973, ông cùng người bạn mới được thả và trục xuất về Pháp. Ngay sau đó, ông đã viết cuốn "Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn, chúng tôi tố cáo", được dịch ra nhiều ngôn ngữ.
Mới đây, qua người bạn Sử gia, ông tiếp cận được một tư liệu khẳng định quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hiển nhiên thuộc về Việt Nam, André Menras đã gửi tới Tuần Việt Nam một bài viết và bản dịch của sử liệu này như một minh chứng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Xin giới thiệu cùng độc giả.
Một lần nữa, có một sự trớ trêu của lịch sử là thực dân Pháp, trong vòng hơn một thế kỷ đã lấy mất đi của nhân dân Việt Nam cả tài nguyên, lãnh thổ và lãnh hải. Và, với ý nghĩ là họ sẽ tồn tại vĩnh viễn trên vùng đất xâm chiếm, các cấp hành chánh, giới báo chí, những nhân vật chính trị và quân sự thời Pháp thuộc đã soạn ra nhiều tài liệu, chứng cứ để hôm nay Việt Nam có thể căn cứ trên những sử liệu đó mà xác nhận, bảo vệ, và thậm chí giành lại chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa.
Khi đọc bài viết của báo công giáo La Croix ngày 15/3/1934 mà người bạn sử gia Alain Ruscio vừa mới gửi đến, thêm một lần nữa, tôi tin rằng quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hiển nhiên thuộc về Việt Nam. Và người ta cũng nhận thấy rõ rằng thực dân Pháp năm xưa đã có cái nhìn sâu sắc và thực tế về tầm quan trọng chiến lược của vùng hải đảo này. Tuy nhiên, họ lại tỏ ra xem nhẹ tính tối quan trọng về mặt kinh tế mà vùng hải đảo này có thể mang lại cho Việt nam trong những thế kỷ tiếp theo.
Tài liệu này còn cho một tia sáng thú vị về cả một quá trình liên tục trong lịch sử về tham vọng và sự quan tâm của Trung Quốc lục địa với đảo Hải Nam. Một lần nữa, tài liệu này chỉ rõ dã tâm của những người lãnh đạo Trung quốc, và khuyến cáo với họ rằng, trên vùng biển của vùng Đông Nam Á, không hề có tương lai cho những lâu đài trên cát và trong những vùng xoáy nguy hiểm mà họ đang cố xây dựng.
Mặc cho những chủ trương với nhiều gam màu, từ quân sự đến giả dạng khảo cổ, giả dạng du lịch, giả dạng bảo vệ môi trường, kể cả giả dạng an ninh, họ vẫn không thể nào hợp pháp hóa được sự xâm chiếm này của họ. Sử liệu này, cũng như tất cả những tài liệu sẽ lần lượt xuất hiện từ những tư liệu lịch sử, chứng minh cả cho những người đồng lõa với họ, những kẻ hoặc muốn bình thường hóa, hoặc muốn che dấu, hoặc chấp nhận hành động ăn cướp này rằng Lịch Sử là điều không thể chối cãi được. Sớm hay muộn rồi Lịch Sử cũng sẽ lần lượt đưa ra từng chứng cứ một để vạch mặt chỉ tên những kẻ cố tình đi ngược lại lịch sử hoặc muốn viết sai lệch lịch sử!.
Để có thể xác định đúng tính lịch sử của tư liệu này, tôi xin nhắc lại một số sự việc sau:
Ngay từ năm 1925, khi Toàn quyền Đông Dương tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là đất của Pháp thì Nhà nước thực dân Pháp đã khẳng định, kéo dài và củng cố một cách chắc chắn chủ quyền mà họ đã tước đoạt từ Vương triều An Nam đối với lãnh thổ và lãnh hải của xứ này.
Năm 1931 - 1932, Nhà nước Pháp cũng đã lên tiếng phản đối một cách chính thức về việc khai thác guano bỏ thầu cho Trung Quốc trên các quần đảo này. Lúc ấy, Nhà nước Pháp đã nêu ra những quá trình lịch sử và những bằng chứng về chủ quyền của An Nam rồi sau đó của Pháp trên vùng lãnh hải này.
Từ năm 1937 - 1939, Nhà nước Pháp đã cử một đội quân bảo vệ dân sự thực dân để xây dựng trên đảo Pattle một tượng đài với dòng chữ "Cộng hòa Pháp - Vương triều An Nam - quần đảo Hoàng Sa- 1816- đảo Pattle 1938" và dựng lên một ngọn hải đăng, một đài khí tượng và một cơ sở viễn thông...
Và đây là sử liệu này, trong đó còn có một vài lỗi chính tả về một số địa danh. Tôi đã để nguyên để giữ nguyên tính chân thực của sử liệu này:
Trên Biển Đông
Đã nhiều lần chúng ta bàn cãi về việc nhập các quần đảo Paracels (Hoàng Sa) vào Đông Dương.
Nằm ngay trên con đường nối liền mũi Padaron của Hong Kong, các hòn đảo nhỏ này buộc tất cả các tàu thuyền đi qua lại những vùng này của biển Đông phải đi đến gần sát hoặc về phía Tây - giữa Hoàng Sa và đảo Hải Nam , hoặc về phía Đông, giữa Paracels (Hoàng Sa) và vỉa đá Macclesneid.
Mặt khác, các hòn đảo này lại nằm ở một khoảng cách gần như ngang nhau giữa Hải Nam và Tourane (Đà Nẵng), chúng gần như giữ vai trò chỉ huy cửa ngõ vào Vịnh Tonkin (Vịnh Bắc Bộ), và do vậy, kiểm soát cửa ngõ của một vùng quan trọng về phương diện kinh tế, vì Hải Nam trong tình hình bình thường chỉ là một cửa ngõ không thuận tiện cho việc neo đậu các tàu lớn và có thể là một ngõ cụt, nếu có một sự bất đồng nào đó.
Một đại úy hải quân Pháp tên là Olivier de Saix, thuộc cơ quan Địa lý, gần đây đã trình bày những lý do vì sao cần phải nhập quần đảo Paracels và xem như nó gắn với đất liền. Vấn đề chủ quyền của nước Pháp đối với Paracels từ lâu đã là một vấn đề tranh cãi. Cách đây vài năm, sau những cuộc tìm kiếm trong các sử liệu của vương triều An Nam, bán báo cáo này đã đi đến kết luận như sau: quần đảo Paracels hoang vắng và cằn cỗi không khác gì một mê cung của các hòn đảo san hô, đá ngầm và những dải cát mà những người đi biển rất e ngại, hình như là một vùng res nullius (đất hoang, cả về mặt pháp quyền) cho tới đầu thế kỷ vừa rồi.
Đức Giám mục vùng Isauropotis tên là Jean Louis Taberd, đứng đầu giáo phận Trung Kỳ, Cambodge và Champa, trong một công trình nghiên cứu về địa lý về Trung Kỳ, đã có nhắc tới sự chiếm đóng quần đảo Paracels trong năm 1816 của Hoàng đế Gia Long - người đã trịnh trọng kéo cao lá cờ của Nam Kỳ trên quần đảo này. Một đơn vị gồm 70 người chọn lọc từ dân làng Vin - An (Vĩnh An ) đã ra đóng giữ tại đây.
Ít lâu sau, nhiều phái đoàn chính thức được cử đến thám hiểm quần đảo. Một trong những đoàn ấy đã phát hiện ra một ngôi chùa cổ xưa có khắc chữ An Nam. Để giữ kỷ niệm về chuyến thám hiểm đó, người ta đã chuyển ra đảo vật liệu và những người thợ để xây dựng một ngôi chùa và một tượng đài. Trong quá trình đào móng để xây chùa, người ta phát hiện thêm 2.000 cân nhiều loại vật dụng bằng đồng lá, sắt, thau ... những chứng cứ của một cuộc chiếm đóng từ trước đó ở trên đảo .
Hình như cho đến thời điểm này, nước An Nam không có một liên hệ nào với quần đảo Paracels. Đa số các ngư dân, hoặc chủ thuyền dọc bờ biển sống trong một sự thiếu hiểu biết hoàn toàn về các hòn đảo đó, và không có ai tiếp tục đặt chân tới đó.
Tuy nhiên, Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huế đã khẳng định vào năm 1925: "Những hòn đảo nhỏ đó đã luôn luôn thuộc về nước An Nam và không hề có một ý kiến trái ngược nào về vấn đề này." Trong các yêu sách đưa ra cho Trung Quốc vào năm 1909, nước Pháp lúc đó đã chiếm đóng An Nam, về phương diện đối ngoại, và căn cứ vào các hiệp ước bảo hộ, đã phải khẳng định chủ quyền của quốc gia bảo hộ đối với các hòn đảo này.
Mặt khác, hai quốc gia lớn, do các đặc trưng về chiến lược là chính, có thể mong muốn chiếm đóng quần đảo này nhất là nước Anh và Nhật Bản cũng chưa bao giờ có ý định này. Quần đảo Paracels ở vị trí tiền tiêu của Đông Dương, nên người ta có thể xây dựng ở đây một căn cứ tàu ngầm, hoặc một căn cứ thủy phi cơ.
Nhưng, cho dù chúng ta không sử dụng trực tiếp các đảo thì việc chiếm giữ chúng sẽ ngăn cản bất kỳ một nước nào khác dòm ngó đến Đông Dương, hoặc có ý đến xây dựng những thứ mà chúng ta không tự mình làm cho đến giờ này. Trong trường hợp có những xung đột, việc chiếm đóng các hòn đảo bởi một nước ngoại bang sẽ là một mối đe dọa lớn cho việc bảo vệ và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Đông Dương.
Thật vậy, quần đảo Paracels tạo thành một sự nối dài của đảo Hải Nam. Một đối thủ có thể tìm thấy ở đó một căn cứ thủy quân mạnh mẽ, bởi lưu lượng nước và nhờ những khu vực có thể thả neo tuyệt vời, cũng như tình trạng tự nhiên của nó, để không ai có thể đuổi ngược ra. Một đội tàu ngầm lấy quần đảo này làm chổ dựa, không những có thể chốt chặn hoàn toàn cảng Tourane, cảng quan trọng nhất của An Nam, mà còn có thể cô lập cả Bắc Kỳ bằng cách cấm vận đường biển.
Một lý do khác để sát nhập Paracels là việc xây thêm ít nhất là một ngọn hải đăng về phía tây của các đảo, nhằm tránh cho các tàu thuyền phải đi vòng như từ trước tới bây giờ để tránh những luồng nước thường xuyên thay đổi mỗi khi tàu đi ngang đảo vào ban đêm, hoặc khi thời tiết xấu.
Việc xây dựng trên một trong các hòn đảo nhỏ ấy một đài khí tượng có kèm theo một cơ sở viễn thông cũng đã được nghiên cứu. Đông Dương đã có một hệ thống khí tượng rất tốt có thể chuyển thông tin quan sát nhiều lần trong ngày tại Thu Lien, từ nơi đó, các thông tin được phân tích và người ta rút ra những dự báo. Nhưng tất cả các đài khí tượng đó tại Đông Dương, hiện vẫn chỉ ở trong đất liền, hoặc tại vùng ven biển.
Về phía đông của Đông Dương, không có một cơ sở nào khác có liên lạc với trung tâm quan sát của chúng ta ngoài cơ sở Hồng Kông, Pratas hoặc Manille (Philippines) - những cơ sở ở cách rất xa chúng ta. Ngay tại đảo Hải Nam là nơi nhiều người Trung Quốc khả nghi sinh sống cũng không hề có một cơ sở nào. Giữa Manille và bờ biển An Nam, có nghĩa là trong một khoảng cách chừng 800 dặm, cũng không có gì ngoài những thông tin thất thường mà các tàu tự chuyển cho nhau. Đài quan sát trên Paracels, ở cách bờ biển An Nam chừng 300 km,sẽ giúp bổ sung những thiếu sót này.
Những quyền lợi về kinh tế mà quần đảo Hoàng Sa có thể mang lại, nhìn bề ngoài dường như không mấy quan trọng. Một nghiên cứu khoa học về vùng đất này đã được tiến hành một cách đầy đủ. Người ta đã thực hiện nhiều cuộc thăm dò, đã xác định tình trạng thiên nhiên và cấu trúc đáy biển, cũng như đã nghiên cứu một cách chính xác về các tầng địa chất của các hòn đảo nhỏ.
Vài năm trước, người ta đã phát hiện nhiều mỏ phốt phát rất đẹp trên nhiều hòn đảo, đặc biệt là trên đảo Boisée và đảo Roberts, nhưng những người Nhật, trong một chuyến thám hiểm, đã dựng trên hòn đảo này một đường tàu sắt và một cầu tàu bằng sắt dài 300m, cũng như đã tiến hành khai thác một cách có hệ thống vùng này. Nếu như họ đã không khai thác hoàn toàn các mỏ phốt phát, thì họ cũng đã làm nó cạn kiệt đến mức là vùng này không còn có thể khai thác được gì hơn.
Hoàng Sa rất giàu về cá, nhưng san hô tràn trên mặt biển đã ngăn cản tất cả các loại thuyền bè. Những chiếc thuyền nhỏ đánh bắt cá ở vùng này thuộc về các ngư dân hàng năm đến đây theo mùa mưa trên đường từ Hải Nam đến Singapore, và trong những thời gian gió bão không thể đi lại được thì họ lại đi đánh bắt cá ven các hòn đảo xa xôi này.
Hòn đảo lớn Hải Nam, nằm giữa biển Đông và vịnh Tonkin rất ít dân cư. Phía trong của đảo có một vùng đồi núi, nơi có một số ít dân cư gần như độc lập sinh sống, đó là dân tộc LI. Mặc dù Trung Quốc đã thống trị vùng đất này từ nhiều thế kỷ và đã thiết lập tại đây một cơ sở hành chính và thủ phủ của nó, và cả hai đều nằm dưới sự kiểm soát của tỉnh Quảng đông, nhưng ảnh hưởng của nó thực sự chỉ mạnh ở khu vực duyên hải.
Trong vùng Tây-Nam của tỉnh Quảng Đông, tức là vùng giáp ranh với Bắc Kỳ và vùng thuộc địa Pháp Quảng Châu Wan, có một tổ chức được thành lập để khắc phục những thiệt hại bởi nạn đói, và tổ chức này được gọi là Văn phòng Tái Thiết miền Nam. Chính tổ chức này được giao cho thực hiện chương trình gom dân của vùng trung tâm các núi des Cinq Doigts (năm ngón tay). Vùng kiểm soát của tổ chức Tái Thiết này rất rộng lớn và nằm dài theo bờ biển.
Việc thông tin liên lạc rất khó khăn kể cả bằng đường bộ lẫn đường biển. Mọi liên hệ giữa Trung Quốc và đảo phụ thuộc hoàn toàn vào các tàu thủy nước ngoài chạy giữa Hải Phòng và Hongkong. Nhưng những chuyến đi ấy không được thực hiện theo lịch trình nhất định, và trong trường hợp có gió lớn hoặc có bão, những chuyến tàu ấy thường bị chậm có khi đến hơn 10 ngày.
Với ý định khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên của đảo Hải Nam, đồng thời xác lập lại quyền đi lại dọc bờ biển, chủ tịch Tổ chức Tái Thiết miền Nam đã đưa ra một chương trình bao gồm việc kêu gọi những người Trung Quốc sống ở nước ngoài quyên tiền đủ để đóng hai chiếc tàu trọng tải ít nhất là 20 ngàn tấn, nhằm giúp cho việc liên lạc giữa đảo Hải Nam và Trung Hoa lục địa được dễ dàng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét