Tác giả: PHILIP G. ALTBACH VÀ PATTI MCGILL PETERSON
Bài đã được xuất bản.: 02/05/2010 06:00 GMT+7
Có rất nhiều yếu tố đem lại thành công cho nền giáo dục Mỹ. Các Đại học và Cao đẳng của Mỹ luôn được coi là tiêu chuẩn vàng về khía cạnh cấu trúc lý thuyết, chương trình giảng dạy và nghiên cứu. Những tiêu chuẩn đó ngày càng được áp dụng nhiều hơn như là những kiểu mẫu cho việc phát triển các trường đại học mới trên khắp thế giới. Nghiên cứu và nền học vấn của Mỹ cũng được cho là ở đẳng cấp thế giới. Danh tiếng của nền khoa học Mỹ trên toàn thế giới chính là nhân tố then chốt cho sức mạnh mềm của quốc gia này (Viện Nghiên cứu Pew 2003).
>> Phần 1
Bên cạnh vai trò vượt trội trong thứ bậc về giáo dục đại học (GD ĐH), Mỹ còn có hệ thống giáo dục ĐH phức hợp và đa dạng nhất thế giới. Trung Quốc có thể hơn Mỹ về số lượng sinh viên theo học, nhưng hệ thống GD ĐH vẫn không thể phát triển bằng.
Các ngành nghiên cứu tại Hoa Kỳ cũng có tầm ảnh hưởng rất rộng, nhiều học viện có các lĩnh vực nghiên cứu đa dạng đang thu hút lượng lớn học viên nước ngoài và trở thành các hình mẫu cho các quốc gia mong muốn mở rộng hệ thống giáo dục hướng nghiệp sau trung học. Trong những năm gần đây, các trường cao đẳng cộng đồng của Mỹ đã nỗ lực hơn trong việc thu hút các sinh viên nước ngoài, và họ đã khai phá một thị trường mới có lợi cho hình thức và chi phí giáo dục mà họ đưa ra. Đặc biệt, các chương trình quản lý kinh doanh và khoa học vi tính thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế.
Kết quả là, hơn một thập kỷ vừa qua, sinh viên quốc tế theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng của Mỹ đã tăng lên gần 60%. Thực tế là, một hệ thống giáo dục khác biệt, đem lại nhiều cơ hội học tập với nhiều cấp độ khác nhau chính là một thế mạnh của Hoa Kỳ.
Tổ chức của hệ thống giáo dục ĐH của Mỹ cũng rất thu hút các sinh viên quốc tế. Nói chung, các chương trình học tập rất rõ ràng và được tổ chức một cách chặt chẽ. Chẳng hạn, hệ thống học tín chỉ của Mỹ cho phép sinh viên có thể nắm bắt được quá trình học tập của mình, và nếu cần thiết, có thể chuyển từ trường này sang trường khác.
Tổ chức của hệ thống giáo dục ĐH của Mỹ thu hút sinh viên quốc tế
nhờ chương trình học tập rất rõ ràng và được tổ chức một cách chặt chẽ.
Ảnh: my.opera.com/phamhoangthy230289
Hệ thống giáo dục của Mỹ cũng rất hấp dẫn đối với các cán bộ giảng dạy và các nhà nghiên cứu. Ví dụ, các học hàm học vị được phân cấp rõ ràng, và trường của Mỹ cũng rất sẵn lòng bổ nhiệm người nước ngoài vào các vị trí mang tính hàn lâm. (Điều này rất khác so với nhiều quốc gia, chẳng hạn như tại Nhật, hầu như người nước ngoài rất khó có được các học hàm).
Ngoài ra, điều kiện làm việc trong các đại học của Mỹ cũng rất thuận lợi cho người nước ngoài. Tự do giảng dạy là một quy tắc tiêu chuẩn, rất ít hạn chế trong việc giảng dạy hoặc nghiên cứu. Hệ thống giáo dục với tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, Mỹ tận dụng được lợi thế của hệ thống giáo dục Anh ngữ lớn nhất trên thế giới. Không chỉ vì tiếng Anh là ngoại ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, mà vì đây còn là thứ ngôn ngữ chung cho cả khoa học và thương mại quốc tế.
Yếu tố then chốt nữa là, Hoa Kỳ là quốc gia đa chủng tộc, đa dân tộc, hiểu rõ về vấn đề nhập cư và được coi là có khả năng dung hòa nhiều người có phông văn hóa khác nhau. Bản thân các trường đại học của Mỹ cũng bao gồm những người đến từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Sự cởi mở này chính là một yếu tố rất hấp dẫn đối với các sinh viên và học giả quốc tế.
Sự chi phối của sức mạnh mềm Mỹ ở khía cạnh giáo dục
Không khó để có thể nhận ra các yếu tố của sức mạnh mềm - ảnh hưởng liên tục của một nền văn hóa lên suy nghĩ và hành động của người đân đến từ quốc gia khác.
Rõ ràng là những người đã từng du học đều bị ảnh hưởng bởi chính quãng thời gian mà họ lưu lại ở quốc gia đó. Họ học những gì mình được giảng dạy, và rất nhiều người có được những tấm bằng cần thiết cho công việc ở quê nhà. Trong khi khoa học là phổ biến toàn cầu thì các cách thức tiếp cận để có chương trình giảng dạy, các phương pháp luận, và các sách báo xuất bản lại phản ánh từng quốc gia khác nhau. Các sinh viên quốc tế học tập tại các trường Đại học của Mỹ học được cách thức tiếp cận của Mỹ đối với khoa học và học vấn nói chung, sử dụng các phương pháp luận của Mỹ, và thường chú trọng vào các dữ liệu và vấn đề của nước Mỹ. Toàn bộ các khía cạnh này của giáo dục đều định hình lên tiền đồ của họ trong việc học và nghiên cứu suốt đời.
Các sinh viên cũng trải nghiệm môi trường làm việc tại nơi mà họ theo học. Thông thường, những ai từng theo học tại Mỹ khi trở về quê nhà đều muốn các đại học của mình mau chóng học tập theo các mẫu hình của Mỹ. Họ thúc đẩy tổ chức hoặc bộ phận của mình, các cuộc hội thảo, hệ thống học tín chỉ, và các phòng thí nghiệm, các thư viện. Những nỗ lực này nhiều khi có hiệu quả, và khả thi ở Wisconsin nhưng lại có thể "chết yểu" tại những nơi nhà Niger hay là Campuchia.
Sinh viên học được cách tìm hiểu những vấn đề khoa học, các phương pháp nghiên cứu, các hình thức tương tác trong các trường đại học, và những thứ khác nhưng không phải là các quy tắc tiêu chuẩn trong đời sống nghiên cứu và học tập.
Trong khi đó, ngay cả những quy tắc và giá trị phi học thuật cũng ảnh hưởng lên các sinh viên và học giả quốc tế. Những yếu tố đó có thể là đồ ăn nhanh của Mỹ, và chắc chắn là một số yếu tố từ nền văn hóa đại chúng của Mỹ, chấp nhận những khía cạnh trong lối sống của Mỹ, và thậm chí là kết hôn với người Mỹ.
Thực tế là những sinh viên du học tại Mỹ khi trở về quê nhà (có điều kiện phát triển về khoa học kém hơn Mỹ) đều có xu hướng coi Mỹ là nguồn tham khảo chính, làm việc với các đồng nghiệp Mỹ, sử dụng các thiết bị khoa học của Mỹ, áp dụng các phương pháp nghiên cứu của Mỹ trong công việc, và khyên các sinh viên của mình sang Mỹ học tập. Trong khi đó, các đại học và các học giả của Mỹ lại sẵn sàng giúp duy trì các mối liên hệ này liên tục thông qua các tổ chức học viên cũ, các mạng lưới khoa học không chính thức, các hội thảo quốc tế và rất nhiều hình thức khác.
Đằng sau cuộc đua tranh giữa các nền giáo dục lớn
Trong nửa cuối thế kỷ 20, Hoa Kỳ vươn lên dẫn đầu trên thế giới về thu hút sinh viên nước ngoài tới Mỹ học tập. Hoa Kỳ được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những học giả tiếng tăm lẫy lừng, những người đoạt giải Nobel hàng năm, những phát minh khoa học đáng ghen tị cũng như những học viện liên tục sản sinh ra các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, các châu lục và quốc gia khác cũng không bỏ lỡ thời gian để đứng nhìn Mỹ tận dụng hết chất xám của nhân loại.
Các khu vực khác cũng đang rất thành công trong cuộc cạnh tranh giành giật sinh viên quốc tế với Mỹ. Úc là một đối thủ nặng ký, cùng với Vương quốc Anh và New Zealand cũng đang đuổi theo sát nút. Chính phủ Canada mới đây cũng thông báo rằng họ đang thay đổi chính sách nhập cư để giúp các trường cao đẳng và đại học có thể chiêu sinh sinh viên nước ngoài. Tất cả những quốc gia này đều coi việc thu hút sinh viên quốc tế tới các đại học của họ là một nguồn thu nhập chính và là một cách thức mà nhờ đó, họ có thể tăng cường sức mạnh mềm của mình thông qua giáo dục đại học. Họ đều muốn tận dụng lợi thế của tiếng Anh như là thứ ngoại ngữ phổ biến nhất trong giáo dục quốc tế. Các chính phủ này đều khuyến khích chính sách giáo dục cung cấp cho người nước ngoài và coi đó là các biện pháp để giảm các chi phí của nước họ đối với giáo dục đại học.
Còn tại khu vực châu Á, cuộc cạnh tranh cũng không kém phần sôi nổi. Trong khi Nhật Bản lâu nay vẫn được coi là một cường quốc trong giáo dục quốc tế tại châu Á thì các quốc gia khác trong khu vực như là Singapore, Malaysia, Trung Quốc lại đang tạo nên các thách thức mới với những nỗ lực đáng kể để định vị bản thân họ như là những điểm đến lý tưởng cho các sinh viên quốc tế.
Trung Quốc và Ấn Độ đứng ở vị trí dẫn đầu về số sinh viên được gửi sang Mỹ học. Nhưng từ năm 2004, lượng sinh viên mà hai quốc gia này gửi đi giảm hẳn. Trung Quốc lại muốn có được hệ thống giáo dục đại học ở đẳng cấp thế giới, và điều này về lâu dài, có thể giúp giữ chân sinh viên Trung Quốc ở các đại học trong nước. Chẳng hạn, Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc đang trở thành cái nôi cho các nghiên cứu khoa học với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ Trung Quốc. Chỉ trong một thập kỷ, số lượng lớn sinh viên xuất sắc trong các ngành khoa học của đại học Thanh Hoa có ý định tiếp tục việc học tại các trường của Mỹ đã chuyển sang theo đuổi việc học tại chính đại học trong nước.
Trung Quốc đã nhanh chóng san lấp khoảng cách về khoa học và công nghệ. Trong năm 2010 này, các trường đại học của Trung Quốc dự tính cấp số lượng bằng tiến sĩ cho các ngành khoa học và công nghệ nhiều hơn so với các đồng nhiệm người Mỹ (Freeman 2005). Cuối sách "Thế giới Phẳng" của Thomas Friedman cũng lưu ý hơn tới thực tế rằng các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ đang tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển các nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức. Những xu hướng này sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào giáo dục đại học của Mỹ để có thể đạt được các tham vọng quốc gia của họ.
Giữa lúc các cuộc so tranh về giáo dục đang diễn ra, thì cách nhìn nhận về vai trò của Trung Quốc trong khu vực và hành xử quốc tế của họ cũng giúp họ được ghi nhận như là một điểm đến hấp dẫn hơn. BBC đã có một cuộc thăm dò trên 22 quốc gia, kết quả cho thấy Trung Quốc được cho là đóng vai trò tích cực còn hơn cả Mỹ. Sự thay đổi này đặc biệt đáng kể khi mà các quốc gia láng giềng này trước đó vốn không ưa Trung Quốc. Một điều nữa càng củng cố thêm sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với sinh viên châu Á đó là giới thanh niên có xu hướng nhìn Trung Quốc với ánh mắt thiện cảm hơn.
Trong khi nền giáo dục Trung Quốc đang tận dụng sức mạnh mềm của mình thì các quốc gia châu Âu cũng đang từng bước giành lại ảnh hưởng của mình. Trước kia, các đại học của châu Âu đóng vai trò đáng kể lên việc phát triển các đại học của Mỹ. Tuy nhiên, ảnh hưởng này mỗi lúc một suy yếu và vai trò này dần đảo chiều. Nhưng hiện nay, các quốc gia như Đức lại đang tăng cường sức mạnh của cộng đồng khoa học và năng lực nghiên cứu để cạnh tranh với Mỹ. Một chiến dịch lớn nhằm "thu hút trí tuệ" đang được tiến hành giữa các nhóm tinh hoa trong các đại học của Đức. Tựu chung lại, chiến dịch này nhằm tìm cách lôi kéo những học giả người Đức làm việc tại các đại học của Mỹ trở về quê hương để cống hiến. ("To Halt Brain Drain" 2005).
Như vậy, không chỉ có sinh viên mà ngay cả các trường đại học, các nền giáo dục đều có những chuyển biến lớn. Thế giới đang bắt đầu kỷ nguyên của giáo dục đại học xuyên quốc gia mà trong đó, các đại học của quốc gia này có thể tổ chức giảng dạy tại quốc gia khác, các chương trình giảng dạy cùng được các trường đại học ở các quốc gia khác nhau cung cấp, và đào tạo đại học không bị giới hạn bởi biên giới nhờ có công nghệ hỗ trợ.
Nếu như các bằng cấp của các chương trình giáo dục từ xa được thị trường lao động thế giới chấp nhận, thì điều này ảnh hưởng rất lớn tới các dòng lưu học sinh du học. Hệ quả là, thứ bậc về sức mạnh mềm của mỗi quốc gia trong phương diện giáo dục cũng như cách thức triển khai và nâng cao nguồn sức mạnh này chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi rất lớn trong thời gian tới.
Lê Thu (tổng hợp)
Bài đã được xuất bản.: 02/05/2010 06:00 GMT+7
Có rất nhiều yếu tố đem lại thành công cho nền giáo dục Mỹ. Các Đại học và Cao đẳng của Mỹ luôn được coi là tiêu chuẩn vàng về khía cạnh cấu trúc lý thuyết, chương trình giảng dạy và nghiên cứu. Những tiêu chuẩn đó ngày càng được áp dụng nhiều hơn như là những kiểu mẫu cho việc phát triển các trường đại học mới trên khắp thế giới. Nghiên cứu và nền học vấn của Mỹ cũng được cho là ở đẳng cấp thế giới. Danh tiếng của nền khoa học Mỹ trên toàn thế giới chính là nhân tố then chốt cho sức mạnh mềm của quốc gia này (Viện Nghiên cứu Pew 2003).
>> Phần 1
Bên cạnh vai trò vượt trội trong thứ bậc về giáo dục đại học (GD ĐH), Mỹ còn có hệ thống giáo dục ĐH phức hợp và đa dạng nhất thế giới. Trung Quốc có thể hơn Mỹ về số lượng sinh viên theo học, nhưng hệ thống GD ĐH vẫn không thể phát triển bằng.
Các ngành nghiên cứu tại Hoa Kỳ cũng có tầm ảnh hưởng rất rộng, nhiều học viện có các lĩnh vực nghiên cứu đa dạng đang thu hút lượng lớn học viên nước ngoài và trở thành các hình mẫu cho các quốc gia mong muốn mở rộng hệ thống giáo dục hướng nghiệp sau trung học. Trong những năm gần đây, các trường cao đẳng cộng đồng của Mỹ đã nỗ lực hơn trong việc thu hút các sinh viên nước ngoài, và họ đã khai phá một thị trường mới có lợi cho hình thức và chi phí giáo dục mà họ đưa ra. Đặc biệt, các chương trình quản lý kinh doanh và khoa học vi tính thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế.
Kết quả là, hơn một thập kỷ vừa qua, sinh viên quốc tế theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng của Mỹ đã tăng lên gần 60%. Thực tế là, một hệ thống giáo dục khác biệt, đem lại nhiều cơ hội học tập với nhiều cấp độ khác nhau chính là một thế mạnh của Hoa Kỳ.
Tổ chức của hệ thống giáo dục ĐH của Mỹ cũng rất thu hút các sinh viên quốc tế. Nói chung, các chương trình học tập rất rõ ràng và được tổ chức một cách chặt chẽ. Chẳng hạn, hệ thống học tín chỉ của Mỹ cho phép sinh viên có thể nắm bắt được quá trình học tập của mình, và nếu cần thiết, có thể chuyển từ trường này sang trường khác.
Tổ chức của hệ thống giáo dục ĐH của Mỹ thu hút sinh viên quốc tế
nhờ chương trình học tập rất rõ ràng và được tổ chức một cách chặt chẽ.
Ảnh: my.opera.com/phamhoangthy230289
Hệ thống giáo dục của Mỹ cũng rất hấp dẫn đối với các cán bộ giảng dạy và các nhà nghiên cứu. Ví dụ, các học hàm học vị được phân cấp rõ ràng, và trường của Mỹ cũng rất sẵn lòng bổ nhiệm người nước ngoài vào các vị trí mang tính hàn lâm. (Điều này rất khác so với nhiều quốc gia, chẳng hạn như tại Nhật, hầu như người nước ngoài rất khó có được các học hàm).
Ngoài ra, điều kiện làm việc trong các đại học của Mỹ cũng rất thuận lợi cho người nước ngoài. Tự do giảng dạy là một quy tắc tiêu chuẩn, rất ít hạn chế trong việc giảng dạy hoặc nghiên cứu. Hệ thống giáo dục với tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, Mỹ tận dụng được lợi thế của hệ thống giáo dục Anh ngữ lớn nhất trên thế giới. Không chỉ vì tiếng Anh là ngoại ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, mà vì đây còn là thứ ngôn ngữ chung cho cả khoa học và thương mại quốc tế.
Yếu tố then chốt nữa là, Hoa Kỳ là quốc gia đa chủng tộc, đa dân tộc, hiểu rõ về vấn đề nhập cư và được coi là có khả năng dung hòa nhiều người có phông văn hóa khác nhau. Bản thân các trường đại học của Mỹ cũng bao gồm những người đến từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Sự cởi mở này chính là một yếu tố rất hấp dẫn đối với các sinh viên và học giả quốc tế.
Sự chi phối của sức mạnh mềm Mỹ ở khía cạnh giáo dục
Không khó để có thể nhận ra các yếu tố của sức mạnh mềm - ảnh hưởng liên tục của một nền văn hóa lên suy nghĩ và hành động của người đân đến từ quốc gia khác.
Rõ ràng là những người đã từng du học đều bị ảnh hưởng bởi chính quãng thời gian mà họ lưu lại ở quốc gia đó. Họ học những gì mình được giảng dạy, và rất nhiều người có được những tấm bằng cần thiết cho công việc ở quê nhà. Trong khi khoa học là phổ biến toàn cầu thì các cách thức tiếp cận để có chương trình giảng dạy, các phương pháp luận, và các sách báo xuất bản lại phản ánh từng quốc gia khác nhau. Các sinh viên quốc tế học tập tại các trường Đại học của Mỹ học được cách thức tiếp cận của Mỹ đối với khoa học và học vấn nói chung, sử dụng các phương pháp luận của Mỹ, và thường chú trọng vào các dữ liệu và vấn đề của nước Mỹ. Toàn bộ các khía cạnh này của giáo dục đều định hình lên tiền đồ của họ trong việc học và nghiên cứu suốt đời.
Các sinh viên cũng trải nghiệm môi trường làm việc tại nơi mà họ theo học. Thông thường, những ai từng theo học tại Mỹ khi trở về quê nhà đều muốn các đại học của mình mau chóng học tập theo các mẫu hình của Mỹ. Họ thúc đẩy tổ chức hoặc bộ phận của mình, các cuộc hội thảo, hệ thống học tín chỉ, và các phòng thí nghiệm, các thư viện. Những nỗ lực này nhiều khi có hiệu quả, và khả thi ở Wisconsin nhưng lại có thể "chết yểu" tại những nơi nhà Niger hay là Campuchia.
Sinh viên học được cách tìm hiểu những vấn đề khoa học, các phương pháp nghiên cứu, các hình thức tương tác trong các trường đại học, và những thứ khác nhưng không phải là các quy tắc tiêu chuẩn trong đời sống nghiên cứu và học tập.
Trong khi đó, ngay cả những quy tắc và giá trị phi học thuật cũng ảnh hưởng lên các sinh viên và học giả quốc tế. Những yếu tố đó có thể là đồ ăn nhanh của Mỹ, và chắc chắn là một số yếu tố từ nền văn hóa đại chúng của Mỹ, chấp nhận những khía cạnh trong lối sống của Mỹ, và thậm chí là kết hôn với người Mỹ.
Thực tế là những sinh viên du học tại Mỹ khi trở về quê nhà (có điều kiện phát triển về khoa học kém hơn Mỹ) đều có xu hướng coi Mỹ là nguồn tham khảo chính, làm việc với các đồng nghiệp Mỹ, sử dụng các thiết bị khoa học của Mỹ, áp dụng các phương pháp nghiên cứu của Mỹ trong công việc, và khyên các sinh viên của mình sang Mỹ học tập. Trong khi đó, các đại học và các học giả của Mỹ lại sẵn sàng giúp duy trì các mối liên hệ này liên tục thông qua các tổ chức học viên cũ, các mạng lưới khoa học không chính thức, các hội thảo quốc tế và rất nhiều hình thức khác.
Đằng sau cuộc đua tranh giữa các nền giáo dục lớn
Trong nửa cuối thế kỷ 20, Hoa Kỳ vươn lên dẫn đầu trên thế giới về thu hút sinh viên nước ngoài tới Mỹ học tập. Hoa Kỳ được cả thế giới ngưỡng mộ bởi những học giả tiếng tăm lẫy lừng, những người đoạt giải Nobel hàng năm, những phát minh khoa học đáng ghen tị cũng như những học viện liên tục sản sinh ra các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, các châu lục và quốc gia khác cũng không bỏ lỡ thời gian để đứng nhìn Mỹ tận dụng hết chất xám của nhân loại.
Các khu vực khác cũng đang rất thành công trong cuộc cạnh tranh giành giật sinh viên quốc tế với Mỹ. Úc là một đối thủ nặng ký, cùng với Vương quốc Anh và New Zealand cũng đang đuổi theo sát nút. Chính phủ Canada mới đây cũng thông báo rằng họ đang thay đổi chính sách nhập cư để giúp các trường cao đẳng và đại học có thể chiêu sinh sinh viên nước ngoài. Tất cả những quốc gia này đều coi việc thu hút sinh viên quốc tế tới các đại học của họ là một nguồn thu nhập chính và là một cách thức mà nhờ đó, họ có thể tăng cường sức mạnh mềm của mình thông qua giáo dục đại học. Họ đều muốn tận dụng lợi thế của tiếng Anh như là thứ ngoại ngữ phổ biến nhất trong giáo dục quốc tế. Các chính phủ này đều khuyến khích chính sách giáo dục cung cấp cho người nước ngoài và coi đó là các biện pháp để giảm các chi phí của nước họ đối với giáo dục đại học.
Còn tại khu vực châu Á, cuộc cạnh tranh cũng không kém phần sôi nổi. Trong khi Nhật Bản lâu nay vẫn được coi là một cường quốc trong giáo dục quốc tế tại châu Á thì các quốc gia khác trong khu vực như là Singapore, Malaysia, Trung Quốc lại đang tạo nên các thách thức mới với những nỗ lực đáng kể để định vị bản thân họ như là những điểm đến lý tưởng cho các sinh viên quốc tế.
Trung Quốc và Ấn Độ đứng ở vị trí dẫn đầu về số sinh viên được gửi sang Mỹ học. Nhưng từ năm 2004, lượng sinh viên mà hai quốc gia này gửi đi giảm hẳn. Trung Quốc lại muốn có được hệ thống giáo dục đại học ở đẳng cấp thế giới, và điều này về lâu dài, có thể giúp giữ chân sinh viên Trung Quốc ở các đại học trong nước. Chẳng hạn, Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc đang trở thành cái nôi cho các nghiên cứu khoa học với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ Trung Quốc. Chỉ trong một thập kỷ, số lượng lớn sinh viên xuất sắc trong các ngành khoa học của đại học Thanh Hoa có ý định tiếp tục việc học tại các trường của Mỹ đã chuyển sang theo đuổi việc học tại chính đại học trong nước.
Trung Quốc đã nhanh chóng san lấp khoảng cách về khoa học và công nghệ. Trong năm 2010 này, các trường đại học của Trung Quốc dự tính cấp số lượng bằng tiến sĩ cho các ngành khoa học và công nghệ nhiều hơn so với các đồng nhiệm người Mỹ (Freeman 2005). Cuối sách "Thế giới Phẳng" của Thomas Friedman cũng lưu ý hơn tới thực tế rằng các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ đang tiến bộ vượt bậc trong việc phát triển các nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức. Những xu hướng này sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào giáo dục đại học của Mỹ để có thể đạt được các tham vọng quốc gia của họ.
Giữa lúc các cuộc so tranh về giáo dục đang diễn ra, thì cách nhìn nhận về vai trò của Trung Quốc trong khu vực và hành xử quốc tế của họ cũng giúp họ được ghi nhận như là một điểm đến hấp dẫn hơn. BBC đã có một cuộc thăm dò trên 22 quốc gia, kết quả cho thấy Trung Quốc được cho là đóng vai trò tích cực còn hơn cả Mỹ. Sự thay đổi này đặc biệt đáng kể khi mà các quốc gia láng giềng này trước đó vốn không ưa Trung Quốc. Một điều nữa càng củng cố thêm sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với sinh viên châu Á đó là giới thanh niên có xu hướng nhìn Trung Quốc với ánh mắt thiện cảm hơn.
Trong khi nền giáo dục Trung Quốc đang tận dụng sức mạnh mềm của mình thì các quốc gia châu Âu cũng đang từng bước giành lại ảnh hưởng của mình. Trước kia, các đại học của châu Âu đóng vai trò đáng kể lên việc phát triển các đại học của Mỹ. Tuy nhiên, ảnh hưởng này mỗi lúc một suy yếu và vai trò này dần đảo chiều. Nhưng hiện nay, các quốc gia như Đức lại đang tăng cường sức mạnh của cộng đồng khoa học và năng lực nghiên cứu để cạnh tranh với Mỹ. Một chiến dịch lớn nhằm "thu hút trí tuệ" đang được tiến hành giữa các nhóm tinh hoa trong các đại học của Đức. Tựu chung lại, chiến dịch này nhằm tìm cách lôi kéo những học giả người Đức làm việc tại các đại học của Mỹ trở về quê hương để cống hiến. ("To Halt Brain Drain" 2005).
Như vậy, không chỉ có sinh viên mà ngay cả các trường đại học, các nền giáo dục đều có những chuyển biến lớn. Thế giới đang bắt đầu kỷ nguyên của giáo dục đại học xuyên quốc gia mà trong đó, các đại học của quốc gia này có thể tổ chức giảng dạy tại quốc gia khác, các chương trình giảng dạy cùng được các trường đại học ở các quốc gia khác nhau cung cấp, và đào tạo đại học không bị giới hạn bởi biên giới nhờ có công nghệ hỗ trợ.
Nếu như các bằng cấp của các chương trình giáo dục từ xa được thị trường lao động thế giới chấp nhận, thì điều này ảnh hưởng rất lớn tới các dòng lưu học sinh du học. Hệ quả là, thứ bậc về sức mạnh mềm của mỗi quốc gia trong phương diện giáo dục cũng như cách thức triển khai và nâng cao nguồn sức mạnh này chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi rất lớn trong thời gian tới.
Lê Thu (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét